'Trung Quốc chưa
bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược Việt
|
|
|
Theo TS Vượng, từ hàng nghìn năm nay, TQ luôn theo đuổi
chính sách “viễn giao, cận công” (bang giao nước ở xa, tấn công nước ở gần)
với VN. Có lúc TQ đặt quan hệ với VN nhưng đó chỉ là sách lược còn về chiến lược
TQ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược, biến VN thành một tỉnh của TQ. Trong
lịch sử, có giai đoạn TQ giúp đỡ VN “nhưng về toàn cục TQ xưa nay luôn tính
chuyện thôn tính VN. Đó là bản chất của TQ”, TS Vượng khẳng định.
TS Vượng nhấn mạnh cần thấy rõ bản chất hành động xâm lược
của TQ để tránh sự mơ hồ trong nhận thức, tuyên truyền. Điều này càng có ý
nghĩa quan trọng khi mà TQ một mặt đánh chiếm Hoàng Sa của VN bằng vũ lực (1974),
đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của VN nhưng
vẫn xuyên tạc lịch sử, đổi trắng thay đen vu cáo VN, như tố cáo với Liên Hiệp
Quốc rằng VN là “kẻ gây sự” quanh giàn khoan Hải Dương-981, thậm chí vu khống
rằng tàu VN đâm va tàu TQ hơn 1.400 lần, bóp méo diễn dịch theo ý đồ của TQ
về công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng...
Phải tận dụng tất cả các kênh truyền
thông
TS Nguyễn Anh Dũng (Báo Nhân Dân), cho biết có
những vấn đề nhạy cảm mà phía VN và TQ từng thỏa thuận không đưa ra ở những
diễn đàn chính thức. Ví dụ Nhân Dân nhật báo (cơ quan của BCH T.Ư
Đảng Cộng sản TQ) không đăng tải thì Báo Nhân Dân của Việt Nam cũng
không đăng. “Nhưng TQ đã đi trước một bước khi cho ra đời tờ Hoàn Cầu.
Đây là một tờ báo con của Nhân Dân nhật báo nhưng tờ báo này rất
hung hăng, thậm chí còn tuyên bố phải dạy cho VN một bài học. TQ đã “lách
luật” làm thế không vi phạm cam kết, chúng ta cũng giữ cam kết nhưng sự thật
thế nào phải nói để nhân dân biết. Không đưa trên diễn đàn này thì chúng ta
phải đưa trên những diễn đàn khác”, ông Dũng nói.
Theo TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội
khoa học kỹ thuật VN, nếu chỉ dựa vào báo chí chính thống trong tuyên truyền
đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thì chưa đủ mà cần tất cả các kênh khác. TS
San khẳng định việc tuyên truyền sẽ tạo dựng ý thức cho người dân về chủ
quyền biển đảo, tạo dựng ý thức cảnh giác sự xâm lược của TQ.
Đồng tình với ý kiến này ông Hồ Hải Long, Tổng biên tập
Tạp chí Thương gia và Thị trường cho rằng ngoài các báo chí truyền
thống cần tận dụng các phương tiện như blog, mạng xã hội để cung cấp thông
tin. Thậm chí mỗi công dân VN qua các Facebook cá nhân hoặc các kênh truyền
thông cá nhân mình cũng có thể giúp cộng đồng, bạn bè quốc tế hiểu rõ vấn đề.
Trong đó đặc biệt là đối tượng người dân TQ để họ hiểu được hành động phi
nghĩa của chính phủ TQ.
TS Phạm Bích San nhấn mạnh VN cần tận dụng các kênh truyền
thông quốc tế đặc biệt trong bối cảnh báo giới quốc tế phần lớn đều có xu
hướng phê phán TQ, ủng hộ việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó cần đa
dạng hóa các dạng thông tin nếu không sẽ không thu hút được quan tâm của công
chúng. “Đầu tháng 5 vừa qua khi TQ kéo giàn khoan Hải Dương-981
vào vùng biển của Việt Nam, người dân cực kỳ quan tâm đến vấn đề chủ quyền
nhưng đến nay sau gần hai tháng mặc dù vẫn quan tâm nhưng sự đòi hỏi đã khác.
Nếu báo chí chỉ đưa tin hằng ngày tàu ta bị tàu TQ đâm bao nhiêu lần, các lực
lượng của nhẫn nại, kiên trì... thì số người quan tâm sẽ dần ít đi”, TS San
nói.
Chính phủ bàn giải pháp ứng
phó tình hình biển Đông
Ngày 30.6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6.2014 đánh giá tình hình kinh tế
- xã hội 6 tháng và bàn các giải pháp ứng phó với TQ trên biển Đông, tái cơ
cấu doanh nghiệp nhà nước...
Phiên họp được truyền hình trực tuyến với sự tham dự
của lãnh đạo các địa phương trên cả nước. Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng cho biết phiên họp diễn ra trong bối cảnh đặc biệt bởi từ ngày 2.5
tới nay, TQ đã bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt - Trung đưa
và hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa của Việt Nam. Hành động này của TQ không những xâm phạm
nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, ảnh
hưởng xấu tới quan hệ Việt - Trung mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình,
ổn định, an ninh của khu vực.
Trong bối cảnh như trên, nhiệm vụ đặt ra là vừa phải
nỗ lực cao nhất bằng các giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để đấu tranh
bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, vừa bằng mọi giải pháp phù hợp để gìn giữ môi
trường hòa bình, ổn định, an ninh trật tự để xây dựng và phát triển KT-XH
của đất nước. Đồng thời quyết tâm, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục
tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã được đề ra từ đầu năm 2014 trên tinh thần không
điều chỉnh các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển KT-XH được đề ra cho năm 2014.
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ KT-XH tháng 6 và 6
tháng đầu năm 2014, theo báo cáo tăng trưởng GDP quý 2 tăng cao hơn quý 1
và ước 6 tháng đầu năm đạt 5,18%, tăng cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ
2 năm trước. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, giá
cả thị trường khá ổn định, cung - cầu hàng hóa được bảo đảm...
Anh Vũ
|
(Theo
Thanh niên) Trường Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét