Nhập
dầu thô để chế biến
Cập nhật lúc 08:33
Việt Nam đang
và sẽ tiếp tục bán đắt, mua rẻ dầu thô nhưng chưa có tác dụng làm giảm giá
bán xăng dầu trong nước
Công
ty Dầu khí SOCAR (Azerbaijan) vừa ký kết hợp đồng dài hạn cung cấp dầu thô
Azeri cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong năm 2014 với khối lượng lên đến 3,5
triệu thùng. Dự kiến việc cung cấp dầu thô từ Công ty Dầu khí SOCAR cho Nhà
máy Lọc dầu Dung Quất sẽ kéo dài đến năm 2016. Trước đó, từ tháng 8-2010,
Công ty Dầu khí SOCAR đã cung cấp lô dầu thô đầu tiên cho Nhà máy Lọc dầu
Dung Quất với 400.000 thùng (tương đương với 65.000 m3) và được tiến hành
trộn theo tỉ lệ 13% dầu nhập với 87% dầu thô được lấy từ mỏ Bạch Hổ.
Nguồn từ mỏ Bạch Hổ giảm dần
Chiều 21-7, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động,
đại diện lãnh đạo Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - đơn vị quản lý
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất) cho biết hiện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang sử
dụng 2 nguồn nguyên liệu chính là lượng dầu thô lấy từ mỏ Bạch Hổ và lượng dầu
thô nhập khẩu từ nước ngoài. “Hiện nay, mỗi năm, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
sản xuất 6,5 triệu tấn sản phẩm các loại, trong đó, lượng nguyên liệu dầu thô
từ mỏ Bạch Hổ đáp ứng khoảng 80%-85% cho hoạt động nhà máy, ngoài ra có một số dầu từ các mỏ Việt
Nam khác và nhập khẩu từ nước ngoài” - đại diện này nói.
Tàu trọng tải lớn
bơm dầu thô qua đường ống ngầm cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất Ảnh: TỬ TRỰC
Một
chuyên gia về dầu khí cho rằng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng hướng vào
khai thác, sản xuất dầu từ mỏ Bạch Hổ nhưng quá trình xây dựng quá mất thời
gian, bàn thảo từ năm 1990 nhưng đến năm 2009 mới đưa vào vận hành thì cũng
là lúc sản lượng dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ giảm dần và buộc phải nhập
khẩu từ nước ngoài.
Ông Hồ Sỹ Thoảng - nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam - cho biết lượng dầu thô nhập từ nước ngoài về
sản xuất tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hiện nay đạt khoảng 10%-20% và không
tăng thêm được nữa do thiết kế Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ban đầu đã lựa chọn công
nghệ đơn giản, nếu tăng lượng dầu nhập thì không chế biến được. “Thời kỳ
1997-1998 rất khó khăn, không có đối tác hỗ trợ nên Việt
Theo đại diện của BSR, hiện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang
được thiết kế, tính toán phương án mở rộng quy mô (nhà máy) lên gấp đôi. Dự
kiến, đến tháng 8-2014, phương án mở rộng, nâng công suất nhà máy được thiết kế
hoàn chỉnh sẽ trình Thủ tướng xem xét, quyết định. “Chúng tôi đã đàm phán với
các đối tác nâng công suất nhà máy từ 6,5 triệu tấn lên 10 triệu tấn sản
phẩm/năm. Việc nâng công suất nhà máy như thế bắt buộc lượng dầu thô nhập
khẩu vào cũng sẽ tăng lên” - đại diện BSR cho biết.
Không tác động giá nhiên liệu trong nước
Ông Hồ Sỹ Thoảng cho biết việc nhập khẩu dầu thô từ nước
ngoài là do Tổng Công ty Dầu Việt
Theo chuyên gia kinh tế cao cấp - TS Lê Đăng Doanh, ngoài
vấn đề chủ yếu được ghi nhận trong việc xuất dầu trong nước, nhập dầu nước
ngoài về là thu lợi tài chính cho ngân sách thì cũng cần làm rõ phần lợi mà
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được hưởng là bao nhiêu. “Một số nước
trên thế giới cũng thực hiện xuất dầu thô nếu như được giá để tối đa hóa lợi nhuận
của ngành dầu khí. Việc chúng ta đưa nguồn thu vào ngân sách thông qua khai
thác tài nguyên trong trường hợp này cũng là hợp lý” - TS Doanh đặt vấn đề.
Theo ông, cũng cần phải xem xét nghiêm túc đến đóng góp của
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. “Sản lượng cung ứng từ nhà máy này cho nhu cầu
xăng dầu trong nước thấp, chỉ đạt 30%, giá xăng dầu trong nước vẫn bán theo giá
thế giới nên đóng góp của nhà máy này không có tác dụng ổn định giá dầu trong
nước” - ông Doanh nhìn nhận.
Còn theo đại diện Công ty BSR, hiện nay Nhà máy Lọc dầu
Dung Quất đang hoạt động hết 100% công suất, đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu
trong nước. “Do giá xăng dầu trong nước phải phụ thuộc giá xăng dầu thế giới nên
nếu có đáp ứng 100% nhu trong nước cũng không thể giảm giá xăng dầu vì giá
xăng dầu phải phụ thuộc giá thế giới” - vị này khẳng định.
Giá xăng, dầu khó giảm
Ông Hồ Sỹ Thoảng cho rằng cơ chế quản lý giá xăng dầu
phụ thuộc vào chính sách của từng quốc gia nên mới có chuyện giá xăng ở Việt
TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng một trong những bất hợp
lý của mặt hàng xăng dầu hiện nay là thuế, phí khá cao với mức hơn 32%.
(Theo Người Lao động) Tử Trực - Phương Nhung
|
Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét