Vạch mặt doanh
nghiệp 3K kinh doanh nguyên liệu kịch độc
(Kiến Thức) - Từ cuối năm 2013 đến nay, 3K đã nhập 3 lô hàng với 38 tấn bột
sương sáo cung cấp cho các cơ sở chế biến thực phẩm trong nước.
Vừa qua, cơ quan chức năng Cục Điều tra
chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã kiểm tra lô hàng bột sương sáo (loại
nguyên liệu chế biến thực phẩm lẩu nấm, thạch rau câu) và phát hiện hàm lượng
kim loại thủy ngân, asen độc hại vượt mức hàng trăm lần khiến người tiêu dùng
hoang mang. Đặc biệt, bột sương sáo cũng là nguyên liệu làm thạch rau câu
được nhiều người tiêu dùng ưa thích, nhất là trẻ em.
“Phân phối” ung thư đến người
dùng
Kết quả giám định từ Viện Khoa học hình
sự, Bộ Công an cho thấy, lô hàng bột sương sáo nhập khẩu này chứa nhiều chất
độc như thủy ngân vượt quá 100 lần, hàm lượng asen vượt mức 18,5 lần. Đây là
những độc tố được phát hiện trong bột sương sáo, loại nguyên liệu dùng để chế
biến lẩu nấm, thạch rau câu và trà sữa trân châu được doanh nghiệp 3K, địa
chỉ tại phường An Lạc, quận Tân Bình, TPHCM nhập khẩu và phân phối trên thị trường.
Theo Tổng cục Hải Quan, từ cuối năm
2013 đến nay, doanh nghiệp 3K đã nhập 3 lô hàng với tổng số 38 tấn bột sương
sáo cung cấp cho các cơ sở chế biến thực phẩm trong nước. Một yếu tố đáng
quan tâm chính là lô hàng 16 tấn sương sáo cả đen và trắng do Công ty 3K nhập
khẩu về Việt Nam đã được Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3
(thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ) giám định "đạt chuẩn" và Cục An
toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp phép cho nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo TS Phan Thế Đồng, nguyên Trưởng
khoa Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông lâm TPHCM, cây sương sáo được
thu hoạch thân và lá phơi khô, xay nát, nấu trong nước, để nguội sẽ đông lại,
có màu đen tuyền. Nguyên liệu an toàn là dùng lá sương sáo được phơi khô
nghiền ra thành bột để nấu đông. Nếu chế biến công nghiệp thì nghiền thành
bột để làm nguyên liệu chính trong thạch rau câu, hay cho một ít vào lẩu tạo
màu đặc trưng và mùi thơm ngon cho món ăn.
Theo các chuyên gia, thành phần asen,
thủy ngân là kim loại nặng thường bị nhiễm từ môi trường nước, đất. Chỉ cần
có mặt nó trong thực phẩm người ăn sẽ bị độc cho sức khoẻ, trong khi hàm
lượng vượt tới hàng trăm lần trong bột sương sáo thì sự nguy hiểm cho sức
khoẻ rất kinh khủng. Nhiễm độc kim loại asen, thủy ngân gây bệnh mạn tính.
Triệu chứng ban đầu là người khó chịu, nôn ói, choáng người nôn nao, da nổi
mẩn mụn, phát ban đỏ. Về lâu dài tích lũy trong cơ thể gây các bệnh biểu hiện
về thần kinh, run chân tay, da xanh tái, ung thư gan, thận, da...
Ai chịu trách nhiệm?
Theo các chuyên gia, hiện chưa rõ
nguyên nhân tại sao sản phẩm lại chứa hàm lượng kim loại nặng cao như trên.
Tuy nhiên, nguyên nhân ban đầu có thể do cây trồng bị nhiễm từ môi trường
nước, đất. Khi chế biến sản xuất không kiểm soát, kiểm tra kỹ thành phần này nên
nó tồn tại trong bột thành phẩm. Khó có thể có trường hợp trong quá trình sản
xuất do dụng cụ sản xuất, hoặc hóa chất nào đó chứa nhiều asen hoặc thủy ngân
gây nhiễm vào loại bột này. Bằng mắt thường người tiêu dùng không thể nhận
biết được khi thực phẩm chứa thành phần kim loại.
Còn ở góc độ người tiêu dùng, ông
Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ
người tiêu dùng Việt Nam cho rằng: Nếu kết luận cuối cùng của Bộ Y tế (quy
định tại điểm l, khoản 1, điều 20, Nghị định 38) cũng thống nhất thì đây là
một vấn đề nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được an toàn sức
khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đến đâu là việc của cơ quan có thẩm
quyền. Ở góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tôi cho rằng, việc cần làm
là các cơ quan chức năng cần vào cuộc để sớm đưa ra kết luận chính thức và có
sự chỉ đạo thống nhất các bước tiếp theo. Tránh để người tiêu dùng lo lắng.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng, qua
vụ việc này càng chứng minh rằng người tiêu dùng thường ở thế yếu. 38 tấn bột
sương sáo đã tiêu thụ, nếu chất lượng có vấn đề thì người tiêu dùng cũng đã
lãnh hậu quả. Chính vì vậy, qua vụ việc này, để nâng cao trách nhiệm bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, tùy mức độ cụ thể, cần xử lý trách nhiệm những tập
thể, cá nhân liên quan.
"Nhiễm độc kim loại nặng thường
gây những bệnh hiểm nghèo cho con người. đáng lo ngại là hiện nay chưa có phương
pháp hiệu quả nào để điều trị những căn bệnh quái ác như ung thư do nhiễm độc
kim loại gây ra".
TS Phan Thế
Đồng
Hiền Hương
|
Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét