Giáo dục phương Tây
có phải lựa chọn hoàn hảo?
Cập nhật lúc 07:01
Tôi không nghĩ rằng: hệ thống giáo dục
của phương Tây là hoàn hảo, và hệ thống giáo dục của VN cần phải áp dụng hệ
thống giáo dục của phương Tây mới có thể đóng góp cho quá trình phát triển
của đất nước.
Sau khi về nước, chị làm Trưởng đại diện của Quỹ Cựu chiến
binh Mỹ tại Việt
Năm 2013, Thảo là người Việt trẻ nhất trong số năm người
Việt đầu tiên được mời tham gia Chương trình Lãnh đạo mang tên Tổng thống
Eisenhower, kéo dài bảy tuần tại Hoa Kỳ.
Thảo hiện sinh sống tại Úc cùng chồng Tiến sỹ Patrick
Griffiths và hai con. Ngoài nghiên cứu chuyên môn về tác động của bom
mìn vật nổ về đói nghèo ở Việt Nam, Thảo tiếp tục làm cố vấn cho Quỹ Cựu
chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam, tích cực đóng góp vào chương trình Fulbright
và chương trình Lãnh đạo Eisenhower tại Việt Nam.
Thảo chia sẻ những trải nghiệm và quan điểm về phát triển
giáo dục tại Việt
Không thay đổi, VN sẽ tiếp tục 'tị nạn
giáo dục'
Cụm từ "tị nạn giáo dục" đã được nhắc đến
nhiều trong thời gian gần đây, cùng với làn sóng du học ở các nước tiên
tiến. Là người may mắn được trải nghiệm học và làm việc ở nhiều môi
trường khác nhau, chị nhìn nhận thế nào về xu hướng này?
Tôi không phải là nhà giáo dục, nên sự chia sẻ quan điểm
chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Trong 15 năm làm việc cho các tổ chức của
Hoa Kỳ, tôi cũng có dịp tham gia vào quá trình phỏng vấn chọn sinh viên đầu
vào của một trong những trường tư thục cấp III nội trú hàng đầu của Hoa Kỳ và
là thành viên của Hội đồng tuyển sinh cho học bổng thạc sỹ của Chương trình
Fulbright năm 2013 và Hội đồng tuyển sinh của Chương trình Lãnh đạo
Eisenhower năm 2014.
Tôi có hai con nhỏ hiện đang học cấp I và cấp II, đã từng
học ở trường công Việt
Nhờ đó, tôi có cơ hội quan sát các hệ thống giáo dục khác
nhau.
Hệ thống giáo dục phương Tây phát triển trên cơ sở gọi là
"Đối thoại So-crat" bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, cách đây hơn
2000 năm, bởi nhà triết học So-crat. Vào năm 399 trước công nguyên (cách đây
2,515 năm), sau khi bị phán xử bởi hội đồng thẩm phán gồm 500 người, So-crat
bị nhận án tử hình bởi 280 phiếu ủng hộ và 220 phiếu chống, vì tội tổ chức
dạy học cho người dân rằng hãy tin vào lý trí của mỗi cá nhân, thay vì tin vào
chính quyền hay những lời Chúa dạy. So-crat bị hành xử bằng cách uống một ly
nước độc trước mặt những học sinh và bạn bè của mình.
Nhưng những gì So-crat đạt được là khởi đầu phương pháp
dạy học mà tất cả các trường đại học tốt nhất trên thế giới đều áp dụng từ đó
đến nay. Đó là dạy học sinh, sinh viên cách suy nghĩ độc lập, lập luận logic,
trao đổi cởi mở, và tự tin với những nhận định của cá nhân trong quá trình
suy nghĩ, lập luận để bảo vệ ý kiến cá nhân của mình. Các phương pháp luận khoa
học phát triển ở thế kỷ 16, 17 cũng bắt nguồn từ truyền thống giàu tính lịch
sử này, tập trung vào quá trình lập luận, trao đổi cởi mở để tìm ra câu trả
lời.
Hệ thống giáo dục của VN cần phát triển cùng xu hướng của
thời đại, của thế giới, nếu chúng ta muốn cạnh tranh với những nền giáo dục
tinh túy nhất.
Quá trình học và dạy học tốt không nên đánh giá bằng khả
năng nhắc lại những gì thầy cô giảng tại lớp. Thay vào đó, điều cốt lõi là
học sinh, SV cần phải phát triển khả năng đặt câu hỏi với giảng viên.
Việc đi học của trẻ, và sau này là của SV, là một cả
quá trình phát triển trí tuệ và trưởng thành kéo dài. Nếu hệ thống giáo dục
trong nước không đáp ứng nhu cầu này của các bậc phụ huynh, thì tình trạng
'tị nạn giáo dục' sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới.
Phương Tây có hoàn hảo?
Từng được học cả ở Úc, Mỹ, Thái Lan và Việt Nam, chị có
thể đưa ra vài so sánh về những hệ thống giáo dục này: quan điểm, phương
pháp, cách tiếp cận và mục tiêu giáo dục? Có những vấn đề nào khiến chị chú
ý, và những thay đổi nào, hoặc lối mòn nào tồn tại trong suốt mấy chục năm
qua?
Chúng ta có thể đơn giản hóa vấn đề phức tạp này thành hay
hệ thống giáo dục: Việt
Sự khác nhau giữa hệ thống giáo dục của Úc (thuộc khối
Thịnh vượng chung) và hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ không đáng kể so với sự
khác nhau rất lớn giữa giáo dục phương Tây (gồm cả Úc và Mỹ, cùng bị ảnh
hưởng nhiều từ hệ thống giáo dục của Anh vì lý do lịch sử và văn hóa) và giáo
dục của Việt Nam.
Tôi không nghĩ rằng: hệ thống giáo dục của phương Tây là
hoàn hảo, và hệ thống giáo dục của VN cần phải áp dụng hệ thống giáo dục của
phương Tây thì mới có thể giảm thiểu nạn 'tị nạn giáo dục' và đóng góp cho
quá trình phát triển của đất nước, cho theo kịp các nước phương Tây.
Cả hai hệ thống đều có những điểm mạnh và điểm yếu. VD: hệ
thống giáo dục ở những trường hàng đầu của Mỹ càng làm cho tình trạng phân
hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Chỉ có 15% sinh viên của những trường hàng
đầu của Mỹ là xuất thân từ các gia đình thuộc nửa thu nhập thấp... Còn ở Việt
Nếu học hỏi nhau thì cả hai hệ thống giáo dục đều trở nên
tốt hơn hiện tại.
Những điểm chính cần điều chỉnh
Những người làm giáo dục Việt
Trong khuôn khổ bài phỏng vấn này, tôi xin tập trung vào
việc làm thế nào để giáo dục của VN được tốt hơn bằng cách tiếp thu kinh
nghiệm giáo dục của phương Tây.
Thứ nhất, Giáo dục của phương Tây lấy học sinh làm trọng
tâm. Giáo dục của Việt
Vì lấy giáo viên làm trọng tâm, học sinh/sinh viên tiếp
thu kiến thức chủ yếu từ giáo viên, và tập trung vào việc học vẹt, hoặc nhắc
lại những gì thầy cô dạy trong bài kiểm tra giữa/cuối kỳ. Đáng ra, học sinh
cần phải học kỹ năng suy nghĩ phê phán (critical thinking), đọc sách, tham
khảo các bài báo khoa học mới xuất bản, và kỹ năng tổng hợp thông tin để giải
quyết vấn đề.
Khi học ở Úc hay ở Mỹ, thời gian học trên lớp giữa thầy và
trò chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thời gian học tổng thể của học sinh. VD: một
môn học có ba tiếng/một tuần học trên lớp với thầy thì sinh viên phải đọc
khoảng 200 trang tài liệu ở thư viện hoặc ở nhà để chuẩn bị cho ba tiếng đó
trên lớp với thầy, và tham gia tranh luận với các bạn cùng lớp.
Vì giáo viên là nguồn cung cấp thông tin chính cho học
sinh/sinh viên, thay vì tập trung vào phương pháp luận, câu trả lời cho một
vấn đề đưa ra được phân định rạch ròi: đúng và sai, và sinh viên được
khuyến khích học thuộc lòng câu trả lời đúng.
Khi lấy học sinh, sinh viên làm trọng tâm trong giảng dạy
thì điểm của sinh viên được đánh giá theo khả năng lập luận và giải quyết vấn
đề, chứ không theo khả năng nhắc lại câu trả lời đúng mà giáo viên đã dạy.
Còn nhớ, khi tôi học phổ thông, một lần tôi làm toán đúng, cô giáo làm sai,
nhưng tôi bị điểm kém vì đáp án của tôi khác với đáp án của cô giáo. Bố tôi
là giáo viên toán dạy giỏi, nên bố tôi biết và khẳng định là tôi làm đúng.
Nhưng vì cô giáo là bạn bố, nên bố không muốn tôi thắc mắc về việc này, và
chấp nhận bị điểm kém cho lần đó.
Điều này cần thay đổi trước tiên.
Thứ hai ,khuyến khích sự độc lập và chịu trách
nhiệm của trẻ. Nền giáo dục của VN chịu ảnh hưởng nhiều của Đạo Khổng, đem
lại cho các thế hệ trẻ của chúng ta nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp, như: kính
trên nhường dưới, tôn trọng thầy cô giáo, tinh thần ham học cao ngay cả khi
điều kiện trường lớp còn rất hạn chế như ở các tỉnh miền núi Hà Giang, và
vùng Tây Nguyên. Các bạn trẻ được bố mẹ dành cho những điều kiện học hành tốt
nhất có thể, ngay cả khi gia đình còn nhiều ưu tiên khác.
VD: Khi con tôi học ở VN, năm năm liền (2007-2012), tôi đã
bỏ ½ thu nhập hàng tháng của mình chỉ để lo các chi phí về học hành cho hai
con.
Ưu tiên về việc học của hai con được đặt cao hơn những ưu
tiên khác của gia đình, như làm nhà, hay tích lũy lâu dài. Và đó không phải
là một ngoại lệ đối với nhiều gia đình Việt
Ở Úc, giống nhiều gia đình người Úc khác, chồng tôi xác
định khi hai con vào đại học thì các cháu sẽ phải tự vay tiền của nhà nước để
đi học, chứ bố mẹ không còn sẵn sàng bỏ ra ½ thu nhập hàng tháng để chi trả
việc học cho các con.
Thứ ba, tôn trọng tính chất cá nhân của học
sinh. Cho dù có những phẩm chất như nói trên, nhưng một số quy tắc, thói quen
bắt nguồn từ Đạo Khổng lại là cản trở lớn cho nền giáo dục hiện đại của Việt
Nói một cách hình ảnh là học sinh được dạy rằng: chỉ có
một con đường để đi từ A đến B và đó chính là đường thẳng. Học sinh ít được
khuyến khích tìm hiểu liệu còn có cách nào khác để đi từ A đến B.
VD: con trai tôi là người thuận tay trái. Tại sao ở Việt
Do phát triển tính cá nhân của học sinh, sinh viên không
phải là một ưu tiên, học sinh được dạy tuân theo khuôn mẫu của xã hội, của lề
thói đã có từ nhiều đời nay, dù có những điểm không còn phù hợp với xã hội
mới.
Khi trách nhiệm cá nhân không có điều kiện phát triển, vì
tính cá nhân bị coi là ích kỷ, thì làm sao chúng ta có thể có được một xã hội
vận hành hiệu quả nhất có thể trong điều kiện hạn chế hiện có?
(Theo TuanVietNamnet) Hoàng Hường
|
Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét