Đạo đức từ
hai cách kinh doanh
Cập nhật lúc 14:35
(PetroTimes) -
Xin bạn đọc tự đánh giá xem ai đáng tự hào hơn và ai đạo đức hơn?
Xin bạn đọc hãy nhìn tấm ảnh này (1). Ðó là trang quảng
cáo của bia Sài Gòn trên Tạp chí Heritage mà khách đi máy bay của Vietnam
Airlines thường thấy. Bia Sài Gòn tự hào là đóng góp cho ngân sách tới 12,5
nghìn tỉ. Chẳng hiểu đây là tiền lãi của họ năm 2103 hay là từ… xưa tới nay?
Ðó là số tiền lớn, nếu quy ra ngoại tệ thì chắc cũng
khoảng 600 triệu USD.
Nhưng hình như họ quên rằng, chính cái sự tăng trưởng của
“nền công nghiệp ăn nhậu” này đã kéo theo không biết bao nhiêu hệ lụy?
Một đất nước nghèo như Việt
Còn theo một thống kê mới nhất của một viện nghiên cứu
danh tiếng công bố thì ngót 90% đàn ông Việt thích nhậu? Và 25% trong số này
đã “không còn là chính mình” khi nốc bia vào?
Rồi nữa, trong số ngót 1 vạn người tử nạn vì tai nạn giao
thông và hàng chục ngàn người mang thương tật một năm thì có bao nhiêu phần
trăm là do uống bia Sài Gòn (và các loại bia, rượu khác).
Cho nên, nói chính bia Sài Gòn đã là một trong những
nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, gây ra rất nhiều các vụ rắc rối khác
về trật tự xã hội là hoàn toàn không oan. Và thử hỏi 12,5 ngàn tỉ mà họ nộp
vào ngân sách kia, liệu có đủ cho chi phí giải quyết những gì mà do chính bia
Sài Gòn gây ra hay không?
Có lẽ trên thế giới, duy nhất chỉ có bia Sài Gòn là khoe
nộp nhiều tiền vào ngân sách.
Nếu nói về sản xuất bia rượu thì Việt
Nhưng Việt
Trên thế giới, có nhiều quốc gia sản xuất bia, rượu nổi
tiếng. Bia, rượu mà họ sản xuất được xuất đi khắp thế giới và có những loại
thậm chí còn được coi như một phần văn hóa. Nhưng họ chỉ tự hào khoe về chất lượng
bia, khoe về văn hóa thưởng thức bia và khoe về các lễ hội bia… chứ tuyệt
nhiên chưa thấy hãng nào khoe là nộp tiền cho ngân sách quốc gia bao nhiêu.
Và ở các quốc gia này, bên cạnh việc khoe bia thì họ lại có những chế tài khá
nghiêm khắc để trừng phạt những kẻ say xỉn, hoặc có biện pháp nhằm vận động
người dân hạn chế sử dụng bia, rượu như bán theo giờ, không bán cho trẻ em.
Giá như những người làm bia Sài Gòn đừng khoe mẽ là nộp
ngân sách và khuyên mọi người hãy biết uống bia chừng mực thì hay biết bao
nhiêu.
Ấy cũng là nỗi buồn về văn hóa doanh nghiệp của ta.
* Ông là Chủ
tịch Hội đồng Quản trị một công ty chế biến phân urê danh tiếng của Việt
Sản phẩm của công ty đã góp phần làm đổi thay bộ mặt của
một vùng đất cách mạng, nhưng nghèo khốn khó.
Ông và cán bộ, công nhân viên công ty hoàn toàn có quyền
tự hào về những đóng góp của mình cho sự nghiệp xây dựng nông nghiệp, nông
thôn… Và hơn nữa, số tiền mà công ty ông nộp vào ngân sách Nhà nước là rất lớn.
Ấy vậy mà mỗi khi nói về kết quả sản xuất, kinh doanh, ông lại day dứt và
nhiều lúc không giấu được nỗi buồn.
Hỏi ra mới biết ông day dứt và buồn là vì phân đạm sản
xuất ra đến đâu, bán hết đến đấy… Mà càng bán được thì có nghĩa là bà con
nông dân mình càng tốn tiền, chi phí làm ra hạt lúa, củ khoai càng bị đội
lên, rồi càng bón nhiều phân đạm thì đất càng chóng bị “chai”… Vậy phải làm
thế nào để cho bà con… mua ít phân đạm thôi? Thế là, trên các bao phân đạm có
luôn dòng chữ khuyên bà con nên sử dụng theo đúng hướng dẫn, đừng lạm dụng
phân đạm… Chưa dừng ở đấy, ông cùng các cộng sự nghiên cứu và chuẩn bị cho ra
đời một một loại phân đạm mà lõi thì là hạt phân đạm nhưng vỏ bọc ngoài là
phân vi sinh… Loại phân này vừa góp phần cải tạo đất, vừa làm giảm số lượng
phân đạm phải bón.
Và theo lý thuyết, nếu dùng loại phân đạm cổ điển thì
người nông dân phải bón nhiều hơn… mà dùng nhiều thì phải mua lắm. Và như
vậy, sản lượng nhà máy sẽ cao, thu nhập công nhân tăng, nộp ngân sách Nhà
nước nhiều hơn. Nhưng nếu dùng phân đạm có bọc phân vi sinh thì người nông dân
sẽ phải bón ruộng ít hơn và tất nhiên, chi phí cho cây lúa sẽ bớt… Kéo theo
là sản lượng của nhà máy sẽ giảm, doanh thu sẽ ít hơn và chắc chắn, nộp ngân
sách cũng ít đi… Vậy là chỉ người nông dân được lợi vì tốn ít tiền, ruộng đất
được cải tạo. Nhưng thu nhập của người sản xuất lại giảm… Biết là thế nhưng
ông và các cộng sự vẫn quyết tâm làm…
Người nông dân rất ngạc nhiên khi thấy công ty có một
khoảnh ruộng lớn ngay cạnh nhà máy (2). Và họ thấy ông chủ tịch, anh tổng
giám đốc công ty cùng nhiều anh chị kỹ sư mặt hoa da phấn lội ruộng bì bõm và
có lúc còn bốc bùn lên… ngửi. Họ không biết rằng, đây là khu ruộng được dùng
để thử nghiệm phân bón mới. Mà nếu đạt được các tiêu chuẩn như tính toán thì
người sẽ được hưởng lợi chính là nông dân, còn với công ty, chưa chắc đã được
gì.
Vậy là ở đây đã nảy sinh hai vấn đề thuộc phạm trù đạo đức
kinh doanh.
Một đằng, nghĩ mưu, nghĩ kế để cho người dân uống thật lực
và coi việc sản xuất được nhiều cái thứ đồ uống mang hơi men ấy là “thành
tích đáng tự hào” và vỗ ngực là “nộp nhiều tiền cho Nhà nước”. Họ bất chấp
hậu quả mà cái thứ đồ uống của họ sản xuất ra ấy đã mang lại bao phiền toái
cho xã hội, cho mỗi người.
Một đằng nghĩ mưu, nghĩ kế xem làm thế nào để người nông
dân vẫn sản xuất ra nhiều thóc gạo, nhưng lại bớt đi chi phí… Và họ không
khoe sản lượng mà khoe rằng, đã vận động được người nông dân bón phân đạm
thật tiết kiệm, thật đúng cách như thế nào!
Xin bạn đọc tự đánh giá xem ai đáng tự hào hơn và ai đạo
đức hơn?
(Theo Petrotimes) Như Thổ
|
Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét