Lò mổ
chó và hành trình chuộc chó
Cập nhật lúc 20:21
(TNO) Những
con chó thường, bị chết hay bị thuốc, thì được đưa vào lò mổ. Còn những
con chó quý, có giá trị thì được đưa vào 'đường dây' để chờ... chủ chuộc về.
Muốn chuộc chó cứ ra cầu Kiệu
Ở khu vực ngoại thành là vậy, còn ở trung tâm TP.HCM thì
sao? Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình trạng mất chó ở khu trung tâm cũng
thường xuyên diễn ra. Nhưng đây là thú cưng nên kẻ trộm chó không bán vào các
lò mổ mà cho người dân chuộc về vì khi ấy giá sẽ cao hơn. Địa điểm giao dịch
là chân cầu Kiệu (đường Hai Bà Trưng). Người mất chó cứ đến đây đặt cọc và tả
hình dáng con chó của mình, chỉ vài tiềng sau là họ tìm được chó vừa mất. Khi
hai bên thỏa thuận giá chuộc xong, sẽ có người mang chó ra cho "khổ
chủ" mang về.
Ngay sau khi Thanh Niên Online đăng loạt bài Trộm chó lộng hành vùng ven, chị Dung
ở phường 13, quận Bình Thạnh (TP.HCM) gọi điện thoại tới tòa soạn bức
xúc kể: cách đây một tháng, lúc sáng sớm chị vừa thả chó ra thì bị kẻ trộm
chó bắt mất. Do được mách từ trước nên chị tới chân cầu Kiệu tìm chó. Ở đây
có mấy thanh niên nói chị tả về con chó và đặt cọc 100.000 đồng. Vài tiếng
sau chúng cho chị biết đã tìm được con chó nhưng yêu cầu chị phải chuộc 1,7
triệu đồng, không bớt đồng nào. Vì thương cho nên chị bấm bụng bỏ tiền ra
chuộc con chó về.
Cũng theo chị Dung, nhiều hàng xóm của chị cũng bị mất chó
nhưng chỉ cần tới chân cầu Kiệu là chuộc được chó về ngay. Gần đây nhất,
trước nhà chị có một chị hàng xóm có con chó cưng cũng bị kẻ trộm chó bắt mất. Người
hàng xóm này tìm tới chân cầu Kiệu và phải bỏ ra 2,3 triệu đồng mới
chuộc được con chó của mình về.
“Kẻ trộm chó biết chủ rất quý chó. Nếu đưa vào lò mổ bán
chẳng được bao nhiêu nên móc nối với nhau để cho chủ chuộc về còn nhiều tiền
hơn”, chị Dung bức xúc.
Bác Tư nhà ở phường Tân Định (quận 1) cũng bức xúc về nạn
trộm chó . Bác kể, đầu tháng 5, mới sáng sớm bác dắt chó ra cổng, đang cầm
xích trên tay mà có hai tên trộm chó chỉ lượt xe qua là con chó đã nằm gọn trên
tay chúng. Vì con chó nuôi lâu năm nên bác rất quý. Nghe hàng xóm mách ra
chân cầu Kiệu chuộc về, bác liền chạy ra. Tại đây có hai thanh niên rất nhiệt
tình nói bác tả hình dáng con chó để chúng biết đường tìm. Chúng còn dặn phải
nhanh lên không con chó sẽ bị nhốt vào lồng cùng hàng trăm con khác sẽ chết
mất. Tả xong bác Tư lo lắng không biết có tìm được không. Nhưng tới trưa có
điện báo bác ra chuộc chó về. Tới nơi nhìn đúng con chó của mình, bác phải
bấm bụng bỏ ra 3 triệu đồng để chuộc chó về.
Phát ói ở lò mổ
Các lò mổ chó hoạt động thường từ 3 đến 5 giờ sáng hằng
ngày. Những cảnh tượng giết mổ chó sống, chó chết lẫn lộn cộng với mùi tanh
của tiết, mùi phân chó, mùi khò ga tạo thành một mùi tổng hợp, khiến những ai
tới lần đầu phải phát ói vì không thể chịu nổi.
Mỗi chú chó tại đây bị dùng kẹp sắt kẹp cổ lôi từ những
lồng sắt ra, rồi bị dùng gậy đánh thẳng tay vào đầu chỉ kịp kêu một tiếng.
Chọc tiết xong chó được quẳng vào máy vặt lông. Đảo qua đảo lại vài vòng con
chó đã sạch hết lông, tiếp đến là công đoạn mổ rồi khò vàng. Lúc này toàn thân
con chó vàng ươm, thơm phức chất thành đống đợi các lái đến nhận mang giao
cho các quán hoặc mang bán lẻ ở chợ. Toàn bộ quy trình giết mổ này chỉ trong
một mặt bằng rộng khoảng 20 m2 nên được các lái chó gọi là lò mổ
“dã chiến”.
Ở tổ 11 khu phố 2 phường 13, quận Gò Vấp
(TP.HCM) có một lò mổ “dã chiến” hoạt động cả chục năm nay, mỗi đêm giết
cả trăm con chó cung cấp khoảng nửa tấn thịt chó cho một số chợ như Xóm Mới
(quận Gò Vấp), Ông Tạ (quận Tân Bình)…
Ông Phạm Quang Yên, tổ trưởng tổ 11, cho biết lò mổ này
của ông V. đến thuê nhà để ở và làm nghề giết mổ chó nhiều năm nay. Trước đây
chưa làm đường thì lò mổ này gây ô nhiễm nên người dân bức xúc có
kiến nghị trong những buổi họp tổ. Nhưng vì hoạt động lâu năm ở đây nên người
dân đều thông cảm đó cũng là cái nghề của họ nên thôi không kiến nghị nữa. Về
công tác quản lý thì mỗi năm cũng có vài lần phường tới kiểm tra, nhắc nhở về
vấn đề vệ sinh môi trường rồi thôi.
Bức xúc hơn cả là khu chợ tự phát nằm trên đường Tân Sơn,
thuộc khu phố 16 (phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM). Ở đây không chỉ có lò
mổ chó, mà còn có cả lò mổ heo, gà cũng hoạt động trái phép nhiều năm nay.
Ông Đặng Văn Hải, tổ trưởng tổ 118, xác nhận các lò mổ chó, heo, gà vịt hoạt động
nhiều năm nay ở địa phương. Với cương vị là tổ trưởng, năm nào phường yêu cầu
báo cáo về các lò mổ heo, chó, gà vịt thì tổ lập danh sách lên cho phường.
Còn xử lý thế nào ông không biết.
(Theo
Thanh niên) Hoài
|
Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét