Trách nhiệm lớn lao trước dân tộc
Cập nhật lúc 20:09
(Bình luận) - Kiện hay
không kiện và kiện lúc nào, kiện ra sao... để đem lại hiệu quả
cao nhất cho lợi ích quốc gia thì phải cân nhắc kỹ càng, là mưu
lược.
Trước diễn
biến đó, quan điểm của Việt Nam mà Thủ tướng Việt Nam thay mặt Đảng, Nhà
nước, Chính phủ khẳng định “Việt Nam đang cân nhắc các phương án để bảo vệ
mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý (tức khởi kiện), theo luật pháp quốc
tế”. Và trong phiên họp chính phủ vừa qua, Thủ tướng đã “Giao các cơ quan
chức năng tiếp tục củng cố, chuẩn bị hồ sơ để Trung ương Đảng xem xét, cân
nhắc thực hiện việc đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế”.
Một số đồng
bào ta trong và ngoài nước, bằng trái tim tràn đầy nhiệt huyết yêu
nước đã không chịu nổi sự hung hăng, ngang ngược của Trung
Quốc nên bức xúc, muốn ta phải khởi kiện ngay và lập tức.
Trong khi đó,
các thành phần “bất đồng chính kiến”…thì dựa theo tâm lý đó để kích động
rằng “không kiện Trung Quốc ngay là nhu nhược”, sợ ảnh hưởng đến 16 chữ
vàng, 4 tôt”…Trên biển thì họ hô hoán lên rằng, Hải quân ở đâu không ra ngăn chặn
tàu Trung Quốc?
Như vậy, ý đồ
của các nhà “bất đồng chính kiến” đã rõ là: Gây mất đoàn kết, kích động chiến
tranh....nên sẽ là vô ích khi chúng ta bàn luận với họ
về chuyện này.
Có thể nói,
bảo vệ chủ quyền biển đảo trước sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc bằng
biện pháp hòa bình là một cuộc đấu trí căng thẳng, thử thách ý chí, bản lĩnh
trí tuệ của dân tộc ta. Việt Nam không mắc mưu Trung Quốc trên biến, trên
trường quốc tế nhưng do chủ quan chúng ta bị bọn xấu lợi dụng tạo ra vụ Bình
Dương, Vũng Áng gây thiệt hại đến tài sản, tiền bạc và uy tín với các nhà đầu
tư là một bài học ghi nhớ. Vậy nên, chúng ta càng phải thận trọng, đã kiện là
tất thắng.
Trách nhiệm lớn lao trước dân tộc
Kiện là mở
đầu một cuộc “chiến tranh pháp lý”, ta thắng (đương nhiên là quá tốt) thì vẫn
không thể thay đổi được hiện trạng (tòa quốc tế chỉ ra phán quyết chứ
không thể thi hành án) , nhưng chỉ cần ta đuối lý ở
một vài điểm thôi, thì một kẻ đang rất hung hăng, sẵn sàng dùng sức mạnh quân
sự để cướp đoạt như Trung Quốc sẽ có cơ hội “thi hành án” ngay tức khắc. Lúc
đó, chúng ta không còn cách nào khác buộc phải cầm súng để tiến hành một cuộc
chiến tranh mà không có sự ủng hộ quốc tế.
Vì vậy, tư
tưởng cứ kiện ra quốc tế ngay tức khắc, thua được không quan trọng, miễn sao
để chứng tỏ với ai đó này kia…mà không quan tâm đến hệ lụy là tư tưởng vô
trách nhiệm, đưa dân tộc vào con đường chiến tranh tàn khốc một cách đơn
thương độc mã.
Hãy trở
lại với bài học quá khứ trong việc chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bác Hồ dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ra trận: Trận này rất quan
trọng nên chắc thắng thì đánh, không chắc thắng thì không đánh, vì thua thì
chúng ta “hết vốn”.
Địa quân sự
của tập đoàn cứ điểm ĐBP không như ta tưởng trước đây mà sách vở ghi rằng nó
như một “con nhím xù lông” hay là một “cái cối xay thịt”...tức là chúng chỉ
mang tính phòng ngự. May thay, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó, đã giáo
dục cấp dưới của mình với một tư tưởng, tư duy quân sự khác hẳn về tập đoàn
cứ điểm mà đến kỷ niệm lần 60 chiến thắng ĐBP, qua người sỹ quan thư ký Sở
chỉ huy chiến dịch, chúng ta mới rõ, rằng, Tập đoàn cứ
điểm ĐBP không phải là con nhím mà là một con hổ đang ở thế thu
mình lại để vồ mồi, rất nguy hiểm.
Quả thật
không sai! Làm gì có chuyện bộ tham mưu Pháp, toàn là những sỹ quan tinh hoa
của nước Pháp, dày dạn kinh nghiệm, những hậu duệ của Napoleon, cùng với bộ
óc điện tử của các nhà quân sự Mỹ lại mang quân, phương tiện, đổ bộ vào cái
lòng chảo đó chỉ là để mời Việt Minh đến tấn công.
Dừng trận
đánh để chuẩn bị cho cách đánh khác với mệnh lệnh kéo pháo ra, lúc đó, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã bị không ít nhiều người phản đối, nghi ngờ. Nhưng lời
dặn của Bác Hồ “chắc thắng thì đánh…” là một trách nhiệm lớn lao, nặng nề
trước sinh mệnh dân tộc và sự thành bại của cuộc kháng chiến buộc vị Tổng tư
lệnh, bằng ý chí, bản lĩnh và trí tuệ của mình phải cân nhắc.
Vận dụng bài
học này vào tình hình hiện tại, đương nhiên chúng ta hiểu rõ kiện Trung Quốc
ra tòa án quốc tế về tranh chấp chủ quyền biển đảo là một cuộc chiến tranh
pháp lý đầy lắt léo cho nên, chúng có tính chất nhạy cảm, phức tạp
và nguy hiểm, liên quan đến ngoại giao, chính trị và đặc biệt là kinh tế.
Chính vì xác
định rõ tầm ảnh hưởng, vai trò, tính chất của biện pháp hòa bình “cuối cùng”
này, cho nên, quan điểm của Việt Nam về đấu tranh với Trung Quốc bằng biện
pháp pháp lý đã thể hiện rõ tư tưởng: Chắc thắng thì kiện và sẽ kiện vào thời
điểm được cho là có lợi nhất. Đây là tư tưởng thể hiện trách nhiệm rất cao
trước vận mệnh của Tổ quốc, dân tộc mà bài học kinh nghiệm từ chiến dịch Điện
Biên Phủ của cha anh để lại.
Khi nào sẽ khởi kiện?
Đến đây sẽ có
nhiều phản đối rằng, không kiện vì “sợ thua kiện” tức là đã mặc nhiên công
nhận chủ quyền của ta thuộc Trung Quốc, thiếu lòng tin vào những gì hiện tại.
Trước hết,
"sợ" không có trong tư duy quân sự, giữ nước, của dân
tộc Việt. Ở đây chúng ta chỉ đặt ra các tình huống xấu nhất để
tìm cách chứng minh chính xác, minh bạch theo lịch sử cũng như luật quốc tế.
Trên thực tế đôi khi vẫn xảy ra tính trạng “tình ngay, lý gian”, nếu ta chuẩn
bị không đầy đủ hồ sơ, chủ quan, khinh đối thủ thì thua thiệt là có thể xảy
ra.
Nếu như biết
là thua khi thực hiện lối "đánh nhanh thắng nhanh", “nở hoa trong
lòng địch” của các cố vấn Trung Quốc trong chiến dịch ĐBP mà Đại tướng Võ
Nguyên Giáp không có mệnh lệnh “kéo pháo ra” để dùng cách đánh của riêng
ông, của Việt Nam thì đó mới là hành động vô trách nhiệm với Tổ
quốc, dân tộc.
Báo chí,
truyền hình, luôn khẳng định chủ quyền của Việt
Khởi kiện
Trung Quốc không chỉ đơn giản là chỉ phân định thắng thua về mặt pháp
lý mà còn liên quan đến sự thiệt hại lớn hay nhỏ về mặt kinh tế. Chúng ta
chuẩn bị đến đâu để sẵn sàng đối phó khi Trung Quốc giở bài xấu với ta về
kinh tế?...Tất cả đều là dữ liệu đầu vào có tính "sống còn" cho
Bộ Thống soái tối cao hoạch định chiến lược và đề ra mưu lược.
Tình hình
Biển Đông nóng lên, Trung Quốc đã chơi xấu Việt
Vì
vậy, đã kiện thì phải thắng, nghĩa là khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
và bảo đảm chắc thắng rồi thì mới tính đến việc khởi kiện. Lúc này, vấn đề
lại đặt ra tiếp là kiện hay không kiện, kiện lúc nào, kiện vấn đề nào… mà sự liên
quan, hệ quả của nó mang tầm vĩ mô đòi hỏi Bộ thống soái tối cao của Việt
Nam, phải xem xét, cân nhắc để đem lại hiệu quả cao nhất cho lợi ích quốc
gia.
Trong giai
đoạn tình thế hiện nay, khi Trung Quốc đang lộ rõ dã tâm bành
trướng... thì chỉ có Đảng CSVN mới đủ uy tín, bản lĩnh và trí tuệ, động
viên, phát huy được sức mạnh dân tộc và quân đội nhân dân Việt Nam, dưới sự
lãnh đạo của Đảng CSVN có đủ khả năng đương đầu với bất cứ kẻ thù nào dù hung
hăng đến đâu mà không ai, không lực lượng nào khác có thể thay thế. Đó là sứ
mệnh lịch sử.
(Theo Đất Việt)
Lê Ngọc Thống
|
Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét