TP.HCM chi 530 triệu đồng làm 1m đường
vành đai
Cập nhật lúc 07:37
(Tin tức thời sự)
- PTT Hoàng Trung Hải đồng ý để Bộ GTVT xem xét, phê duyệt thiết kế cơ sở
đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc dự án đường Vành đai 3, TP.HCM.
Tuyến này bắt đầu từ nút giao với đường
cao tốc Bến Lức – Long Thành (Đồng Nai), điểm cuối nối với đường cao tốc Tân
Vạn - Mỹ Phước (Bình Dương) với chiều dài 34,2 km gồm 28,4 km chính tuyến và
5,88 km nối với nút giao Thủ Đức (TP HCM).
Để phát huy hiệu quả đầu tư, trong giai
đoạn 1, tuyến đường này sẽ xây dựng trước 17,8 km từ Nhơn Trạch (đường tỉnh
25B) tới nút giao Thủ Đức với 4 làn xe, 2 làn song hành hai bên đạt tiêu
chuẩn cao tốc với chi phí đầu tư 430 triệu USD.
Theo Bộ GTVT, hiện đã thu xếp được 50%
vốn (200 triệu USD) từ khoản vay của chính phủ Hàn Quốc, số còn lại bộ dự
kiến sẽ kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo hình thức PPP (mô
hình hợp tác công - tư).
Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, đường vành đai
3 TP HCM có chiều dài 89,3 km, trong đó làm mới khoảng 73 km, đoạn Mỹ Phước
Tân Vạn đang được tỉnh Bình Dương đầu tư.
Tổng số vốn đầu tư khoảng 55.805 tỷ
đồng. Dự án nhằm tạo cơ sở để xác định mốc lộ giới cho các địa phương triển
khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, sử dụng đất và các quy
hoạch khác có liên quan đến các tuyến đường.
Đồng thời, giúp liên kết các tuyến
đường bộ cao tốc, quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai xây dựng, góp phần giảm
ùn tắc giao thông khu vực nội độ, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải
liên vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.
So về giá trị đầu tư thì tuyến đường này còn đắt hơn,
tuyến đường từ cầu Long Biên - Bác Cổ - cầu Vĩnh Tuy của TP Hà Nội với hơn
200 tỷ đồng/1km đường.
Ngày 31/5, theo thông tin từ UBND TP Hà
Nội, tổng mức vốn đầu tư cho dự án này trung bình cứ 1 km sẽ sử dụng hơn 200 tỷ
đồng ngân sách thành phố.
Nó được chia làm hai giai đoạn: Đoạn
một, dài khoảng 2,5km gồm các hạng mục: Cải tạo và tổ chức giao thông nút
giao dưới cầu Long Biên; sắp xếp lại mặt cắt đường, mở rộng thêm làn đường
trên đường đê Trần Quang Khải.
Đoạn hai, từ điểm giao với đường Trần
Hưng Đạo đến cầu Vĩnh Tuy dài 2,2km gồm các hạng mục: Cạp mở rộng và xây dựng
tường chắn để mở rộng thêm hai làn xe trên đường đê Nguyễn Khoái; xây dựng
các tuyến nhánh lên, xuống; mở rộng làn đường bên phải đoạn từ Trần Hưng Đạo
đến bến xe Lương Yên bằng kết cấu cầu tạm.
Trước đó, ngày 15/3, tại Hội nghị thảo
luận hoàn thiện các nội dung dự án Luật đầu tư công, Bộ trưởng Kế hoạch &
Đầu tư Bùi Quang Vinh đã nói thẳng, lý do vì sao đầu tư công ở Việt
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, nhiều
đơn vị tư vấn không còn giữ được quan điểm độc lập, mà bắt tay với chủ đầu
tư, ban quản lý gây thất thoát vốn. Có những công trình chủ đầu tư và công ty
tư vấn bắt tay nhau, nâng đơn giá lên gấp 2-3 lần so với giá trị thực tế.
“Dự thảo Luật Đầu tư công sẽ phải làm rõ trách nhiệm của
đơn vị tư vấn, cùng với chủ đầu tư và ban quản lý để răn đe, truy cứu trách
nhiệm và phòng ngừa sai phạm”, Bộ trưởng Vinh nói.
Điều này không phải lần đầu tiên được
đề cập, bởi trước đó đại biểu Quốc hội Trịnh Ngọc Thạch, ĐBQH đoàn Hà Nội đã
từng chỉ thẳng ví dụ cụ thể đối với việc làm đường cao tốc ở Việt Nam.
Đại biểu Thạch dẫn ví dụ làm 1km đường
cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn đi qua thành phố Đà Nẵng sẽ mất khoảng 267
tỷ đồng, tương đương 12,7 triệu USD (Trong khi Trung Quốc làm chỉ có 5 triệu
USD/km, còn Mỹ thì chỉ mất 4,5 triệu USD/km.
“Làm đường cao tốc Việt
Thực tế tiêu cực trong các dự án xây
dựng cũng từng được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề cập thẳng rằng: “Có
công trình xây dựng, giao thông nào mà không đội giá, các đồng chí thử tìm
xem, đội lên hàng nghìn tỉ đồng nhưng rồi lại đâu vào đấy”.
Vấn đề này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhận
định, các cơ quan quản lý thấy rõ nhưng cuối cùng vẫn phải chạy theo chủ đầu
tư để điều chỉnh giá khiến giá xây dựng của Việt
“Đút lót, tiêu cực nhưng không bắt, không
xử được, có bắt có xử được mấy đâu. Mà đã nói đấu tranh phòng chống tham
nhũng là đây, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí là đây”, Chủ tịch QH
Nguyễn Sinh Hùng bức xúc nói.
Về phía Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc
Đông, giải thích, hàng năm Chính phủ vẫn giao cho Bộ Xây dựng phải công bố
công khai từng suất đầu tư như số dự án, loại đường, đơn giá, tất cả đều được
công khai.
Trong đó, có những suất đầu tư thuộc
cao cấp, suất đầu tư bình thường. Ông Đông cho biết, đánh giá đường Việt
Thứ trưởng Đông nêu ví dụ, không thể
hỏi vì sao rau Đà Lạt mua ở Đà Lạt lại rẻ hơn mua ở Hà Nội được.
(Theo
Đất Việt) Thái Linh tổng hợp
|
Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét