Quan
giàu nước có mạnh?
Cập nhật lúc 14:40
(GDVN)
- Người Việt có câu: “Phi thương, bất phú”. Vậy quan chức có quyền làm giàu
cho bản thân và gia đình không?
Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 2/7/2014 đưa tin, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri của đơn vị bầu cử số 1 gồm các
quận Ba Đình, Tây Hồ và Hoàn Kiếm để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7 Quốc hội
khóa 13.
Về cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư nhấn
mạnh: “chúng ta xác định đây là giặc nội xâm, là mặt trận hết sức nóng bỏng
phải đấu tranh lâu dài. Trong đấu tranh chống tham nhũng phải phát hiện cho
đúng, trúng, điều tra chính xác, không để oan sai, để lọt tội phạm và phải xử
lý nghiêm minh… Các cơ quan phòng, chống tham nhũng cũng phải gương mẫu, phải
chống tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng”.
Thời gian qua các vụ án kinh tế liên quan đến người dân
không nhiều, phần lớn liên quan đến công chức, viên chức, đặc biệt là các
quan chức cấp trung, cao. Cả hai vụ “đại án” đã xử (Nguyễn Đức Kiên, Trần
Xuân Giá, Dương Chí Dũng) đều liên quan đến những khoản tiền lớn, đến những
người giàu, thậm chí là rất giàu.
Người Việt có câu: “Phi thương, bất phú” nghĩa là nếu
không làm ăn ở chốn thương trường thì không thể giàu, điều này trong một
chừng mực nhất định đồng nghĩa với lời khuyên: chính trường không phải là nơi
làm giàu.
Vậy quan chức có quyền làm giàu cho bản thân và gia đình
không?
Rõ ràng là quan chức có thể làm giàu, miễn là không vi
phạm các quy định của pháp luật. Ví dụ tại Liên bang Nga, Phó thủ tướng Igor
Shuvalov và vợ có thu nhập năm 2013 là trên 478 triệu Rúp, tương đương 13,4
triệu USD, cùng nhiều tài sản khác (VOV online 13/4/2014).
Ở Việt
Nhận định của Tổng bí thư: “Phải chống tham nhũng ngay
trong các cơ quan chống tham nhũng” cho thấy không còn chỗ nào không có tham
nhũng. Sự giàu có của quan chức, đặc biệt là các “quan thanh tra Chính phủ”
mà báo chí đề cập và Ban Kiểm tra TƯ đã phải vào cuộc khiến cho người dân
không còn biết tin vào ai, đây là một thực tế đau lòng khi đất nước đang cần
sự đoàn kết giữa dân với Đảng để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trước âm
mưu xâm lược của Trung Quốc.
VTV online ngày 3/1/2014 trong bài “Nhận diện vấn đề lợi
ích nhóm”, nêu ý kiến của PGS.TS Đỗ Ngọc Ninh - Nguyên Viện trưởng Viện xây
dựng Đảng: "Cái tiêu cực ở thượng tầng diễn biến rất nguy hiểm và thường
móc nối với cán bộ Đảng viên là cán bộ chủ chốt có quyền quyết định các quyết
sách chính trị”.
Tham nhũng vật chất (tiền bạc, đất đai…) sẽ phá hoại nền
tảng đạo đức xã hội, tham nhũng chính sách sẽ phá hoại an ninh quốc gia, đe
dọa sự toàn vẹn lãnh thổ. Không khó để nhận thấy nhan nhản các công
trình do Trung Quốc trúng thầu vừa chất lượng kém, vừa kéo dài thời gian, kèm
theo là hàng vạn lao động nhập cư mà luật pháp gần như chưa có chế tài xử lý.
Chính mâu thuẫn giữa số lao động này với người lao động Việt
Các đại biểu quốc hội, đại diện cho quyền lợi của người
dân khi thông qua Luật Phòng chống tham nhũng năm 2012 dường như cũng vẫn e
ngại những vấn đề nhạy cảm. Không khó để nhận thấy sự thiếu đồng bộ qua các
khoản đ, e, g điều 12 (Hình thức công khai), theo đó sự công khai có
thể:
đ) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
e) Đưa lên trang thông tin điện tử;
g) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
Tuy nhiên cả ba mục a, b, c khoản 1, điều 50 (Công khai
kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản) thì không hề có chuyện đưa
các kết luận lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tờ Vietnamnet ngày 2/12/2013 dẫn lời Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang khi tiếp xúc với cử trị TP. Hồ Chí Minh đã nói: “Bởi sự úp mở chính
là nguyên nhân rất quan trọng chứa chấp tham nhũng và tiêu cực, những cái ung
nhọt của xã hội, của Đảng và Nhà nước”. Phải chăng Chủ tịch Trương Tấn Sang
cũng đã thấy những cái “úp mở” trong chính Luật Phòng chống tham nhũng?
Nhiều năm trước chuyện con một quan
chức mua hàng chục chiếc @ tặng bạn đã râm ran mặt báo nhưng ngay sau đó tất
cả đều “tự nguyện” im lặng. Sự không trung thực của quan chức, nhất là những
người cấp cao tạo nên một tấm gương xấu cho thế hệ trẻ mà trước hết chính là
con em họ. Nếu chỉ trông vào lương liệu một Bộ trưởng có đủ tiền cho con du
học tại Mỹ hay không?
Sau cải cách ruộng đất, con em địa chủ, tư sản rất ít cơ
hội vào học đại học, ngày nay con em của tầng lớp “địa chủ mới” hầu hết du
học nước ngoài. Liệu chúng ta có dám điều tra các khoản học bổng dành cho lớp
“du sinh viên” này không? Câu trả lời nằm ở sự minh bạch trong chủ trương,
chính sách cán bộ.
Trong một bài đăng cách đây hơn một năm, đề cập chuyện con
một lãnh đạo ở Hải Dương mới ba mươi tuổi đã có mấy tỷ mua đất xây biệt thự
khủng, người viết đã gợi ý chỉ cần theo dõi việc người đó nộp các khoản thuế,
đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân là có thể biết họ có trung thực hay không,
tiếc rằng đoạn văn này đã bị tòa soạn cắt bỏ.
Sự không trung thực trong kê khai tài sản và thu nhập kéo
theo sự thất thu các sắc thuế. Kê khai không trung thực, trốn tránh kê khai
bằng cách chuyển quyền sở hữu cho người thân không phải chỉ được xem là tội
phạm về mặt luật pháp, mà về dư luận xã hội nó phải được xem là hành vi đáng
khinh bỉ.
Giới giang hồ trong các tiểu thuyết kiếm hiệp được chia
thành bốn loại: quân tử, chân tiểu nhân, tiểu nhân, ngụy quân tử. Những kẻ
tiểu nhân “chân chính” không dấu diếm hành động của mình được xếp ngay sau
quân tử trong khi ngụy quân tử xếp cuối cùng. Một tên trộm nói với hàng xóm:
“ông bà có đồ giữ cho cẩn thận không là tôi trộm đấy” chắc chắn hơn rất nhiều
những kẻ luôn cao giọng về sự trung thực, liêm khiết nhưng mất cắp sáu bảy
chục cây vàng vẫn không dám trình báo công an.
Có thể cho rằng quy định minh bạch và công khai tài sản
trong luật Phòng chống tham nhũng năm 2012 chưa thể hiện sự quyết tâm chống
tham nhũng, không mang lại hiệu quả như mong đợi của người dân.
Một khía cạnh khác rất khó minh định là việc công khai các
tài sản vô hình, cụ thể là các mối quan hệ. Không thiếu trường hợp, một cuộc
điện thoại có thể mang lại nhiều tỷ cho nhà đầu tư, đương nhiên chuyện “lại
quả” là không cần bàn luận. Nếu không có các mối quan hệ, Dương Chí Dũng
không thể biết bị khởi tố mà bỏ trốn. Các mối quan hệ tuy vô hình nhưng mang
lại tài sản hữu hình cho quan chức nên phải có các chế tài mới, vừa tinh vi
vừa đủ mạnh để quản lý loại tài sản vô hình này.
Gần đây có một số ý kiến về việc lập Ủy ban giám sát tài
sản quan chức trực thuộc Quốc hội. Nếu điều đó được thực hiện thì đương nhiên
nhân sự sẽ do Quốc hội bổ nhiệm, liệu ủy ban này có làm được gì không khi mà
các thành viên của nó lại chính là những người đã thông qua một luật phòng
chống tham nhũng như đã nêu trên?
Với một ban phòng chống tham nhũng do Tổng bí thư đứng
đầu, với một Ban nội chính TƯ mà nhiệm vụ cũng bao hàm chuyện chống tham
nhũng, rồi hàng loạt cơ quan thanh tra, kiểm toán… tham nhũng vì sao vẫn chưa
bị đẩy lùi?
Càng tô vẽ về sự liêm khiết, về đạo đức của những “đầy tớ”
của dân càng làm dân mất tin tưởng. Muốn dân tin hãy trung thực, muốn dân bảo
vệ hãy để dân tin.
Muốn cứu người thì trước hết phải cứu
mình, với một cơ thể yếu đuối, mang trọng bệnh thì không thể cứu
được người khác, đặc biệt khi “người khác” lại là một quốc gia, một dân tộc.
Triết học Mac-Lênin đã nêu rõ: “sự chuyển biến về lượng thì từ từ, sự chuyển
biến về chất thì nhảy vọt”. Niềm tin của người dân đang “chuyển biến từ từ”,
nếu không tỉnh táo thì sự “nhảy vọt” có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đây là
điều không nằm ngoài quy luật.
Người dân không mong muốn một xã hội chia rẽ kiểu Thái Lan
hoặc Ukraina, nhưng cũng không ai mong muốn một đất nước cứ nhìn thấy quan
chức là thấy sự giàu có mà không biết họ giàu bằng cách nào?. Tại sao người
dân không nói nhiều về các thương nhân như Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức…
mà lại cứ nhằm vào quan chức? Câu trả lời như đã nói, dựa vào lương, quan
chức chỉ đủ sống ở mức trung bình.
Không minh bạch chỉ làm dân bán tín bán nghi, chỉ làm dân
mất niềm tin. Lịch sử nhân loại đã chứng minh không có bất kỳ quốc gia nào
quan giàu mà nước mạnh. Trong cuộc chiến chống giặc “nội xâm”, ở tầm vĩ mô,
Đảng, Quốc hội, Chính phủ rõ ràng không thể làm hết mọi việc, hãy mạnh dạn để
người dân và truyền thông làm hộ.
Vấn đề còn lại là phải chú ý lắng nghe, nghe rồi thấy phải
thì nên mạnh dạn…
(Theo
Giáo dục VN) TS. Dương Xuân Thành
|
Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét