Giá xăng Singapore giảm
mức thấp nhất, Việt
Cập nhật lúc 19:56
(Thị trường) - Trong khi giá xăng RON 92
tại thị trường
Ngày 14/7, giá xăng RON 92 tại thị
trường
Cụ thể, giá xăng RON 92 tại thị trường
Singapore hôm 14/7 nằm ở mức 121,13 đô la Mỹ/thùng – giảm 1,3 đô la Mỹ so với
ngày 11/7. Giá bình quân 10 ngày cũng giảm xuống còn 122,06 đô la Mỹ/thùng.
Nhìn chung, từ đầu tháng 7/2014 đến
nay, giá xăng tại thị trường
Điều đáng nói là, trong những năm qua,
Trong khi đó, biểu đồ diễn biến giá
xăng bắt đầu từ đầu tháng 6/2014 cho thấy, tại Việt Nam, giá cơ sở xăng RON
92 liên tiếp tăng từ đầu tháng 6 đến nay.
Đến ngày 14/7, giá cơ sở RON 92 là
26.329 đồng/lít xăng, và giá bán lẻ hiện hành của Petrolimex là 25.640
đồng/lít. Có nghĩa là, giá bán lẻ hiện hành thấp hơn giá cơ sở 689 đồng và
mức sử dụng quỹ bình cho xăng RON 92 đang là 500 đồng/lít.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì
giá xăng VN ở mức cao là do thuế và phí đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá cơ
sở. Hiện nay, riêng các loại thuế đang chiếm đến hơn 8.000 đồng/lít xăng.
Ngoài ra, chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp đầu mối
là 1.160 đồng/lít.
Do đó, khi giá xăng thế giới tăng ít,
giá xăng trong nước tăng nhiều, do phải “cõng” khoản thuế cao. Đây là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng giá xăng trong nước luôn tăng mạnh hơn giá thế giới
và giá xăng trong nước đang ở mức kỷ lục.
Ngày 8/7, lần đầu tiên sau nhiều năm, khi
quyết định điều chỉnh giá xăng dầu tối 7/7, Bộ Tài chính công khai cơ cấu
tính giá. Theo phụ biểu này, một lít xăng RON 92 về Việt Nam phải chịu thuế
nhập khẩu (18%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10%), thuế bảo vệ môi trường (1.000
đồng), thuế giá trị gia tăng (10%), tương đương 8.244 đồng.
Đặc biệt, lý giải việc giá xăng Việt
Nam cao hơn Mỹ, Thứ trưởng Bộ Công thương từng cho biết, giá xăng của Việt
Nam phải nhập khẩu và phải mất thời gian để có thể vận chuyển về Việt Nam cùng
với nhiều chi phí khác đến bán hàng là cả quá trình.
Theo Nguyễn Minh Thụy, Viện kinh tế -
Tài chính thì, Việt Nam hiện đang nhập khoảng 60-70% xăng dầu, giá mua của
các đầu mối nhập khẩu là theo giá thị trường thế giới, phần thuế, phí trong
xăng dầu sau khi nhập như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT,
thuế bảo vệ môi trường... ở mức cao là nguyên nhân khiến giá xăng dầu Việt
Nam cao hơn Mỹ.
“Việc áp dụng mức thuế bao nhiêu là do
chính sách của nhà nước, vì áp dụng mức thuế như hiện hành nên giá vốn của
xăng dầu cao hơn giá xăng nếu chỉ tính theo mức giá cuối cùng, giá bán lẻ của
Mỹ vì Việt Nam có nhiều chi phí trong đó thuế là phần cấu thành lên giá xăng
dầu, giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam cao hơn Mỹ là tất nhiên”, ông Nguyễn
Minh Thụy nói.
Lý giải câu hỏi vì sao Bộ Tài chính
không giảm thuế để kìm giá xăng vì mặt hàng này đang phải gánh quá nhiều loại
thuế, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết:
“Thuế là một khoản thu quan trọng của ngân sách nên phải cân nhắc rất kỹ nếu
tăng hoặc giảm và cũng không thể thực hiện ngay lập tức”.
(Theo
Đất Việt) Thái Linh tổng hợp
|
Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét