“Chỉ một người ngã xuống trên biển, tình hình sẽ khó kiểm soát”Cập nhật lúc 08:57
(Dân trí) -
“Có gươm nhưng chúng ta không rút gươm ra, đó cũng là một hành động anh hùng.
Bây giờ nếu rút gươm ra, chỉ một người ngã xuống trên biển, tình hình sẽ rất
nguy hiểm, khó kiểm soát. Vậy nên sự kiềm chế là cần thiết” - Bộ trưởng
Nguyễn Văn Nên phân tích.
Bên lề cuộc họp báo Chính phủ chiều 1/6, Bộ trưởng - Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên trao đổi thêm với báo giới về giải pháp
đấu trí với Trung Quốc trên Biển Đông.
Tại cuộc họp báo chiều 1/7, Bộ trưởng có thông tin về việc
Chính phủ giao cơ quan chức năng củng cố hồ sơ pháp lý để khi thấy thực sự
cần thiết, ở thời điểm có lợi nhất sẽ tiến hành khởi kiện Trung Quốc. Khi nào
là thời điểm cần thiết để chuyển sang biện pháp đấu tranh pháp lý tại toà án
quốc tế, thưa Bộ trưởng?
Việc này là một câu chuyện dài. Hiện về
mặt pháp lý, chúng ta có đủ cơ sở, hồ sơ cũng chuẩn bị đầy đủ nhưng việc cần
thiết ở đây là cân nhắc về thời điểm thực hiện biện pháp này. Như tranh chấp
giữa 2 gia đình hàng xóm láng giềng, khi phải “vác” nhau ra toà thì cần xem xét
lúc nào mới thực sự đến mức độ như vậy. Còn nếu có thể làm được gì khác thì ta
phải tận dụng để làm sao sau khi kiện vẫn còn có thể tính đến quan hệ hợp tác
hữu nghị với nhau.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: "Việt
Bộ trưởng đánh giá Việt
Luật pháp bảo vệ những người ở thế yếu, thường là như vậy.
Khởi kiện vì thế cũng được coi là vũ khí của người yếu. Nhưng thực ra đã đến
mức kiện nhau ra toà thì khó có gì gọi là “được”, chỉ là lợi về đạo lý, pháp lý,
chính nghĩa. Đó là cái chúng ta chắc chắn. Nhưng việc duy trì được quan hệ hữu
nghị, hoà hữu để cùng nhau bình yên phát triển thì đó mới là yếu tố cần phải
cân nhắc.
Việt Nam đã rất nín nhịn nhưng nếu trường hợp Trung Quốc
tiếp tục leo thang gây hấn, gia tăng vũ lực đến mức manh động, theo Bộ
trưởng, chúng ta sẽ phải làm gì?
Chúng ta hiện đang cố gắng đến mức tối đa không để sơ hở
bởi chỉ cần một sơ hở họ sẽ vin vào để tiến hành các việc theo ý đồ của mình.
Còn quan điểm của lãnh đạo chúng ta là chỉ dùng vũ lực khi buộc phải hành động
để tự vệ. Chúng ta nhất định không khơi mào chiến tranh vì chiến tranh là
nguy hiểm.
Chính phủ có dự đoán được một ngưỡng, một giới hạn chịu
đựng nào, một khoảng thời gian nào cụ thể như 1 năm, 2 năm, 5 năm hay nhiều
hơn nữa cho sự nín nhịn, kiên nhẫn này?
Đến giờ này, thế giới đều khen ngợi sự kiềm chế, chịu nhịn
của Việt
Bạn bè cũng nhắc chúng ta là cố gắng đừng để sở hở vì với
nước lớn, chỉ cần mình có một sơ hở nhỏ thôi là họ sẵn sàng bám vào và có thể
làm bất cứ chuyện gì. Thậm chí, họ đâm mình, va mình mà họ vẫn dựng chuyện nói
mình đâm va họ trong khi con tàu của họ lớn hơn nhiều thì có thể thấy rõ âm
mưu ý đồ của họ cực kỳ nguy hiểm.
Chúng ta nhìn rõ việc đó nhưng không nói. Đến một khoảng
nào đó thấy rằng có thể hành động được để tương xứng với yêu cầu, mục đích
bảo vệ chủ quyền thì chúng ta sẽ làm. Còn đến lúc này chỉ có thể lấy đạo lý, lấy
chính nghĩa để thắng hung tàn, tranh thủ tiếng nói ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Là nước lớn, người ta đi xâm lấn, người ta đè luôn lên lằn đỏ ranh giới còn
Việt
Còn nếu nói về sức chịu đựng của Việt
Hiện nay âm mưu của Trung Quốc rất thâm độc, chỉ vì
họ là nước lớn. Chúng ta phải thông minh, khôn khéo, phải kiên định và
cũng phải làm sao để không lọt bất cứ ý đồ nào của họ.
Yêu cầu phải thông minh, khôn khéo trong ứng xử nhưng
chúng ta đã ngửa hết bài với Trung Quốc hay vẫn còn những “vũ khí” để sẵn
sàng đấu tranh tới cùng?
Chúng ta còn rất nhiều thông tin, công cụ đấu tranh chưa
nêu ra. Hiện Thủ tướng đang chỉ đạo phải tuyên truyền cụ thể, sâu rộng hơn
nhiều vấn đề như nội dung những công hàm chúng ta đưa sang Trung Quốc, đưa
lên Liên Hợp Quốc để tránh việc bị kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc. Trong điều kiện
thông tin hiện nay, nếu chúng ta không nói hoặc nói chậm thì cũng là một
thiếu sót. Phải nói cho dân hiểu, dân thông để dân đồng thuận.
Còn người trượng phu khi đối diện với kẻ thù thì chớ vội
vàng cầm giáo cầm gươm, phải bình tĩnh để xem kẻ thù từ đâu đến, họ muốn gì,
sẽ hại ta bằng cách gì để ứng xử. Ông cha đã dạy chúng ta như thế.
Có gươm nhưng chúng ta vẫn chịu đựng, không rút gươm ra,
vì một mục đích cao hơn thì đó cũng là một hành động anh hùng. Bây giờ nếu
rút gươm ra, chỉ có một người ngã xuống trên biển, tình hình sẽ rất nguy
hiểm, khó kiểm soát. Vậy nên sự kiềm chế là cần thiết.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
(Theo
Dân trí) P.Thảo ghi
|
Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét