80,9 tỉ đồng bảo trì 10,6km đường, vừa
xong đã hỏng
Cập nhật lúc 13:55
Có giá trị
quyết toán tới 80,9 tỉ đồng nhưng gói thầu số 11, dự án bảo trì quốc lộ 5
(đoạn từ km94 đến km104 +600) qua địa phận từ ngã ba Sở Dầu (quận Hồng Bàng)
đến khu vực cảng Đình Vũ (quận Hải An, Hải Phòng) vừa bảo trì đã hằn lún tạo nên
những rãnh như ruộng bậc thang.
Chưa hết bảo hành đã lún
Ngày 2.7, trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Văn Huyện –
Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) - cho biết: Sau khi báo chí phản
ánh việc quốc lộ 5 (QL5) đoạn qua địa phận Hải Phòng bị hằn lún nghiêm trọng,
tổng cục đã tiến hành kiểm tra và thấy thông tin nêu là hoàn toàn có cơ sở.
Ông Nguyễn Trung Sỹ - Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng
đường bộ (Bộ GTVT) - thông tin: Năm 2013, Tổng cục Đường bộ (TCĐB) triển khai
dự án bảo trì định kỳ giai đoạn 4 của QL5. Dự án chia làm nhiều gói thầu,
đoạn đường báo chí phản ánh trồi sụt nghiêm trọng thuộc gói thầu số 11, do Liên
doanh Cty cổ phần xây dựng Biển Đông và Cty cổ phần 482 (Cienco 4) thực hiện;
tư vấn thiết kế và thẩm tra là 2 đơn vị của Tổng Cty Tư vấn thiết kế GTVT;
Cty tư vấn giám sát Thăng Long giám sát công trình.
Gói thầu trị giá hơn 80 tỉ đồng này
được khởi công từ ngày 25.4.2013, hoàn thành ngày 31.7.2013, thời hạn bảo
hành là 12 tháng. Như vậy, tới thời điểm này vẫn còn gần 1 tháng nữa mới hết
thời gian bảo hành, nhưng khoảng 2 tháng gần đây đoạn đường thuộc gói thầu
này bị trồi sụt nghiêm trọng.
Theo ông Huyện, sơ bộ khảo sát của chúng tôi thì việc sụt
lún mặt đường không liên quan đến kết cấu mặt đường cũ mà chỉ xảy ra ở phần
mặt đường mới được thi công trải thảm.
Khắc phục sụt lún trong tháng 7
Theo khảo sát của TCĐB, trên đoạn đường 10,6km này, tình
trạng sụt lún nghiêm trọng chủ yếu là tại các điểm giao cắt, dừng đỗ phương
tiện. Tại các vị trí này nhiều xe trọng tải lớn (trong đó có các xe chạy quá tải)
dừng, đỗ đột ngột gây nên hiện tượng trọng tải dồn xuống mặt đường nhiều hơn
khiến kết cấu mặt đường biến dạng.
Có thể có nhiều nguyên dân dẫn đến hiện tượng đường bị sụt
lún như đoạn đường này có mật độ phương tiện vận tải đặc biệt cao (toàn bộ phương
tiện vận tải đi và đến các cảng Hải Phòng đều phải đi qua đây rồi mới tỏa ra
các tuyến đường khác), chất lượng thi công, điều kiện thời tiết...
Hiện Viện Khoa học công nghệ GTVT đang tiến hành khảo sát,
lấy mẫu nghiên cứu nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên. "Quá trình tìm
hiểu nguyên nhân, nếu phát hiện có nguyên nhân do chất lượng thi công kém, chúng
tôi sẽ xử lý nghiêm khắc các đơn vị liên quan"- ông Huyện cho hay.
Phương pháp khắc phục là cào bóc các đoạn bị trồi sụt, rải
thảm lớp nhựa đường mới từ 3 - 5cm. Đối với các khu vực xung yếu như các ngã
tư, ngoài việc thảm nhựa đường, các đơn vị thi công phải tăng cường vật liệu polymer.
Đây là loại nhựa có cường độ chịu lực tốt hơn, giá thành đắt hơn nhựa đường,
đắt hơn 1,2 - 1,8 lần giá nhựa đường.
Quá trình triển khai khắc phục, Tổng cục Đường bộ sẽ kiểm
tra thường xuyên, sát sao hơn nhiều so với quá trình thi công trước đây.
Không rõ sẽ phải "đổ" thêm bao nhiêu tỉ đồng để sửa chữa đoạn đường
“ruộng bậc thang” này?
Trong ngày 2.7, đoàn cán bộ thuộc Phòng Thí nghiệm trọng điểm
đường bộ 1 thuộc Viện Khoa học công nghệ GTVT (Bộ GTVT) tiến hành khảo sát,
lấy mẫu kiểm tra chất lượng đường tại đoạn (từ km94 đến km104 +600) trên quốc
lộ 5. Ông Tạ Xuân Trường - phụ trách đoàn công tác - cho biết: Đoàn tiến hành
khoan tại 4 vị trí làm thí nghiệm hằn bánh xe, 9 vị trí khoan và 3 vị trí cắt
làm thí nghiệm kiểm tra cơ lý kết cấu đường.
(Theo
Lao động) Việt Hòa
|
Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét