"Trung Quốc
tức giận vì Nga cung cấp vũ khí cho Việt
|
|
Ngày 16 tháng 4
năm 2014, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh
đón tiếp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
|
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày
17 tháng 4 dẫn tờ "Kommersant" Nga ngày 17 tháng 4 đăng bài viết
nhan đề “Nga: Trung Quốc tức giận Nga cung cấp vũ khí cho Việt Nam, lên án
hợp tác Nga-Việt ở Biển Đông”. Để tìm hiểu quan điểm của bài báo của TQ, báo
GDVN xin đăng lại toàn bộ nội dung dưới đây để độc giả tham khảo.
Theo bài báo được mạng quân sự sina Trung Quốc đăng tải ,
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 16 tháng 4 đến thăm Việt Nam. Moscow
coi Hà Nội là đồng minh chiến lược của mình ở Đông Nam Á, công ty Nga tích
cực tham gia hợp tác lĩnh vực năng lượng với Việt Nam, Việt Nam mua rất nhiều
trang bị quân sự của Nga, Hiệp định Khu mậu dịch tự do liên minh thuế quan mà
Việt-Nga có kế hoạch ký kết sẽ đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Hà Nội không chỉ dựa vào phát triển hợp tác kinh tế và
quân sự, mà còn muốn “ngăn chặn” tham vọng khu vực không ngừng tăng lên của
Trung Quốc.
Ngoại trưởng Nga đến Hà Nội được hoan nghênh nhiệt liệt
với lễ tiếp đón "quy cách cao". Ông Lavrov đã lần lượt tiến hành
hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh,
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, hai nước đã
xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; Chủ tịch Trương Tấn Sang chỉ
ra, một số dự án của hai bên tuy có một số khó khăn, nhưng hoàn toàn không
nghiêm trọng.
Năm 2013, Việt-Nga khởi động đàm phán Hiệp định Khu mậu
dịch tự do giữa Liên minh thuế quan và Việt Nam . Bộ trưởng Ngoại giao Việt
Nam ngày 16 tháng 4 cho biết, hai bên quyết định đẩy nhanh tiến trình đàm
phán. Ngoại trưởng Nga chỉ ra, thỏa thuận này có triển vọng ký kết trong
tương lai không xa.
Hà Nội kỳ vọng quan hệ thương mại song phương sau đó có
thể bước lên tầm cao mới. Tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2013 là
3,9 tỷ USD.
Lĩnh vực hợp tác phát triển thuận lợi nhất là ngành dầu mỏ
và khí đốt, hai hãng Gazprom và Rosneft đều đã triển khai hoạt động ở Việt
Nam, đồng thời rất quan tâm đến thăm dò mỏ dầu khí ở thềm lục địa Biển Đông
(Việt Nam), hơn nữa có kế hoạch nâng cấp nhà máy lọc dầu ở tỉnh Quảng Ngãi
của Việt Nam, ngoài ra bàn bạc khả năng cung cấp cho Việt Nam khí hóa lỏng và
hợp tác sản xuất khí đốt sử dụng cho xe giao thông công cộng.
|
Việt-Nga hội đàm
tăng cường hợp tác
|
Ngày 16 tháng 4, Ngoại trưởng Nga Lavrov xác nhận, Công ty
năng lượng nguyên tử Liên bang Nga có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân
đầu tiên ở Việt Nam ,
dự kiến bắt đầu sử dụng vào năm 2023 - 2024. Đối với vấn đề này, Đại học Nga
sẽ đào tạo chuyên gia Việt Nam, trong 2 năm tới (năm 2014 và 2015) Hà Nội có
thể cử 70 nhà khoa học hạt nhân tương lai đến Nga.
Trên phương diện quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga, quan
trọng nhất là hợp tác kỹ thuật quân sự. Việt Nam hàng năm mua hơn 1,5 tỷ USD
vũ khí và trang bị quân sự của Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga
(Rosoboronexport), từ đó giúp cho Hà Nội đứng vào top 5 nước lớn nhập khẩu vũ
khí Nga.
Giao dịch quan trọng nhất là mua 12 máy bay tiêm kích
Su-30MK2 và 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo, lô 2 tàu ngầm đầu tiên đã chính
thức bàn giao sử dụng vào đầu tháng 4 năm 2014, lễ bàn giao, thượng cờ đã
được tổ chức ở vịnh Cam Ranh - căn cứ hải quân của Liên Xô cũ.
Theo bài báo hiện nay, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang cân
nhắc vấn đề khả năng nâng cấp xe tăng T-72 do Liên Xô chế tạo và mua xe tăng
T-90 phiên bản mới của Nga.
|
Tàu ngầm
diesel-điện Hà Nội lớp Kilo của Hải quân Việt
|
Luận điệu trên báo TQ cho rằng " Tuy nhiên, Việt Nam cũng
không muốn "bỏ tất cả số trứng của mình vào một giỏ". Chẳng hạn, Hà
Nội gần đây quyết định nhập khẩu công nghệ có giấy phép chế tạo của Israel , lắp
ráp súng trường Galil ACE-31 và ACE-32, chứ không phải là súng trường tự động
Kalashnikov của Nga.
Bài báo tiếp tục: "Được biết, Việt Nam không hài lòng
với báo giá trên 250 triệu USD của Nga, cuối cùng đã lựa chọn phương án hợp
tác 170 triệu USD của Israel, sự thực vũ khí Liên Xô/Nga đã sử dụng ít nhất
nửa thế kỷ trong Quân đội Việt Nam cũng không thể đóng vai trò thúc đẩy,
huống hồ Liên Xô còn từng tích cực ủng hộ Việt Nam "đối đầu" với
Trung Quốc".
"Đương nhiên, Hà Nội hoàn toàn không quên sự giúp đỡ
của Liên Xô, hiện nay vẫn kỳ vọng dựa vào Nga để "ngăn chặn" Trung
Quốc, có ý đồ dựa vào đó để bảo vệ lợi ích năng lượng của mình ở thềm lục địa
Biển Đông (của Việt Nam)" - báo TQ tuyên truyền.
Trung Quốc và Philippines cũng đưa ra yêu sách chủ quyền
đối với thềm lục địa Biển Đông (thực ra, theo luật pháp quốc tế thì chỉ tính
thềm lục địa của Trung Quốc từ đất liền của họ ra, chứ không có chủ quyền đối
với các hòn đảo và vùng biển liên quan trên Biển Đông). Vì vậy, Quân đội Việt
Nam
mở rộng quy mô đổi mới vũ khí trang bị, đẩy nhanh tốc độ đổi mới, rõ ràng có
logic.
|
Súng trường Galil
|
Theo bài báo, Việt Nam hoan nghênh Ngoại trưởng Nga
đến thăm với lễ đón long trọng "quy cách cao" ít gặp, việc làm này
rõ ràng không chỉ xuất phát từ phép lịch sự, mà còn nhằm nhấn mạnh quan hệ
tương đối tốt đẹp của hai nước.
Những năm gần đây, hai nước tiếp xúc rất thường xuyên, hợp
tác rất mật thiết, thậm chí đến các chuyên gia phương Tây cũng bắt đầu cho
rằng, Việt-Nga bắt đầu liên kết hành động trong bối cảnh thực lực của Trung
Quốc ngày càng mạnh.
Theo bài báo, Trung Quốc đã tiến hành phản đối, chỉ trích
(vô lý, bất hợp pháp) đối với hợp tác dầu khí giữa Việt Nam và Nga trong đó
có hợp đồng thăm dò mỏ khí đốt ở Biển Đông được hai bên ký kết. Bài báo cho
rằng, hợp đồng này được triển khai ở "vùng biển có tranh chấp"
(Trung Quốc bịa ra "đường lưỡi bò", đòi cả đảo và biển trong cái
phạm vi mơ hồ này, không có bất cứ căn cứ pháp lý nào, tham lam cả thềm lục
địa của nước khác).
Theo bài báo, Nga cung cấp vũ khí cho Việt Nam , tăng
cường hợp tác quân sự toàn diện, càng làm cho Trung Quốc tức giận. Hợp tác
năng lượng hạt nhân và hợp tác lĩnh vực khác cũng khiến cho Trung Quốc
"không yên".
Nhưng bài báo cho rằng, quan điểm cho rằng động thái này
của Việt-Nga là nhằm vào Trung Quốc - rõ ràng có thể là cách nói của
"thuyết âm mưu". Trên thực tế, Nga hoàn toàn không che giấu hoạt
động tích cực của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác
với thị trường quan trọng như Việt Nam là điều chẳng có gì lạ.
|
Việt
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét