Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Thua Campuchia, giá ô tô đắt hơn khu vực 300 triệu đồng/chiếc
Cập nhật lúc 20:34

 (Thị trường) - Người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả đắt hơn tới gần 300 triệu đồng cho một chiếc xe ô tô so với các thị trường trong khu vực.
Đắt hơn 50-300 triệu đồng/chiếc
TBKTSG dẫn nhận xét của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết, giá xe ở Việt Nam đang “cao hơn nhiều” so với giá xe của các nước trong khu vực, như Thái Lan hoặc Indonesia, từ 50-300 triệu đồng mỗi chiếc tùy từng loại xe.
Lý do cơ bản là chi phí sản xuất lớn hơn, và mức thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam với dòng xe dưới 9 chỗ cao hơn so với mức thuế của các nước trong khu vực.
Một thống kê trước đó không lâu cũng cho thấy, giá ô tô ở Việt Nam quá cao nếu cộng thuế thì Việt Nam là một trong những nước có giá bán xe đắt đỏ nhất thế giới. Nguyên nhân được chỉ ra là do ô tô phải "cõng" nhiều thuế, phí bao gồm  thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí trước bạ, phí giao thông đường bộ...
Hiện tại, công nghiệp ô tô vẫn được bảo hộ với hàng rào thuế nhập khẩu từ 15-60%, và ô tô lắp ráp trong nước mới chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu thị trường, khoảng 100.000 xe các loại mỗi năm.
 Người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả đắt hơn tới gần 300 triệu đồng cho một chiếc xe ô tô so với các thị trường trong khu vực.
Người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả đắt hơn tới gần 300 triệu đồng cho một chiếc xe ô tô so với các thị trường trong khu vực.
Thị trường trong nước đang còn rất nhỏ. Chẳng hạn, năm 2012, thị trường xe ô tô của Việt Nam chỉ bằng một nửa của Phillippines, 1/5 của Malaysia, và 1/24 của Thái Lan.
Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp cảnh báo, ngành công nghiệp lắp ráp ô tô của Việt Nam đang đối diện với một tương lai ảm đạm nếu không có chính sách tốt ngay từ bây giờ.
Năm 2018 là năm bản lề của công nghiệp ô tô Việt Nam khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Asean vào Việt Nam giảm về mức 0%. Việt Nam chỉ còn chưa đầy 5 năm để chuẩn bị và tăng cường năng lực cạnh tranh của công nghiệp ô tô trong nước.
Nếu không tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng của Phillippines vài năm trước, khi thị trường chưa phát triển, chính sách không rõ ràng khiến các nhà lắp ráp rút khỏi thị trường chuyển sang nhập khẩu, và đến khi nhu cầu tiêu dùng ô tô bùng nổ, ô tô sẽ được nhập khẩu về để đáp ứng nhu cầu trong nước gây thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng.
Thua đứt Campuchia vẫn loay hoay tìm chiến lược
Không chỉ có mức giá cao hơn rất nhiều, thời gian vừa qua công nghệ ô tô cũng lộ rõ nhiều yếu kém so với các nước khác trong khu vực cụ thể là Campuchia khi Campuchia đã tự sản xuất được chiếc ô tô điện tử điều khiển bằng Smartphone có giá chỉ khoảng 5.000 USD, tương đương khoảng 100 triệu đồng.
Chiếc ô tô được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế. bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID).
Đây được coi là thành tựu lớn của ngành chế tạo còn non trẻ của Campuchia, đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan...
 Tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt mức thấp, mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con); đến nay chủ yếu mới đạt bình quân khoảng 7 - 10% đối với xe con, và đến 35 - 40% đối với xe tải nhẹ
Tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt mức thấp đến nay chủ yếu mới đạt bình quân khoảng 7 - 10% đối với xe con, và đến 35 - 40% đối với xe tải nhẹ
Tại Việt Nam, thời gian vừa qua Madaz rồi đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây diện hay đồ nhựa.
Theo thống kê mới đây, số doanh nghiệp nội làm công nghiệp hỗ trợ rất ít. Các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, bán sản phẩm hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn quốc đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là các doanh nghiệp Đài Loan, cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam với một tỉ trọng ít ỏi.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sau 20 năm xây dựng và phát triển, 10 năm thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 3 công đọan chính là hàn, tẩy rửa sơn và lắp ráp.
Cụ thể, tỷ lệ nội địa hóa đạt thấp, mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con); đến nay chủ yếu mới đạt bình quân khoảng 7 - 10% đối với xe con (Thaco đạt 15 - 18%, Vinaxuki đạt khoảng 40%) và đến 35 - 40% đối với xe tải nhẹ (Thaco đạt khoảng 33%, Vinaxuki đạt khoảng 50%).
Thêm nữa, mặc dù đã ngành công nghiệp ô tô đã xây dựng và phát triển gần 20 năm nhưng đến thời điểm này các nhà quản lý cũng như chủ doanh nghiệp vẫn tiếp tục loay hoay với việc tìm dòng xe chiến lược.
Cụ thể, kết luận cuộc họp thường trực Chính phủ về Chiến lược và Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan hữu quan chú trọng phát triển dòng xe tải nhỏ đa dụng, thay thế xe công nông, xe tự chế, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và các loại xe khách… trong đó cân nhắc kỹ việc lựa chọn phát triển dòng xe chuyên dùng, du lịch 4-7 chỗ.
Trong khi đó, quan điểm của Bộ Công Thương đề xuất, sẽ ưu tiên dòng xe tải nhẹ đến 3 tấn, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, cần làm rõ 3 tấn là tổng trọng tải của xe hay chỉ là sức chở.
Nhưng ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Tập đoàn ô tô Trường Hải lại cho rằng, nhu cầu của thị trường nông nghiệp hiện nay cần xe có tải trọng lớn hơn, để giúp bà con có thể chở những sản phẩm công nghiệp tiêu, điều, cao su với khối ượng lớn. Vì vậy, nên ưu tiên dòng xe có tải trọng đến 5 tấn (tổng tải trọng đến 10 tấn).
Theo ý ông Ngô Văn Trụ - nguyên thành viên ban soạn thảo Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam, nên ưu tiên cho phát triển dòng xe cá nhân dưới 9 chỗ, bởi dự báo nhu cầu sẽ tăng cao từ sau năm 2020.
(Theo Đất Việt) Hà Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét