Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

 Nga-Ukraine: Bài học cho nhiều quốc gia có các nhóm đối lập
Cập nhật lúc 08:15
(Quan hệ quốc tế) - Từ căng thẳng giữa Ukraine và Nga, nếu như có quốc gia nào lấy đó làm bài học sát thực cho mình thì quốc gia đó chính là Campuchia.
Về hiện tượng, cũng như Thái Lan, Campuchia…giới chính trị đối lập ở Ucraine đã lợi dụng thành phần cực đoan, quá khích,…được sự hỗ trợ từ bên ngoài, tiến hành chống đối chính phủ bằng biểu tình và phát động bạo lực để lật đổ chính phủ của tổng thống Yanukovych, một chính phủ mà trước đó cũng được hình thành bằng cách ấy.
Thành phần trụ cột của người biểu tình là ai?
Thỏa thuận tham gia Liên minh Hải quan được sử dụng như một công cụ trong quyền lực mềm của EU để tham gia thị trường châu Phi và Đông Âu. Khi Tổng thống Yanukovych không ký kết thỏa thuận này thì phương Tây lập tức phát động một chiến dịch biểu tình lớn để tạo sức ép, gây áp lực chính trị, ngoại giao và cuối cùng là ủng hộ phe đối lập ở Ukraine bạo loạn.
Trên thực tế, hầu hết những người biểu tình đều không biết cụ thể thỏa thuận mà Ukraine tạm hoãn ký kết với Liên minh châu Âu bao gồm những gì nhưng họ đã bị lãnh đạo các đảng phái đối lập kích động biểu tình. 
Từ lâu, lực lượng đối lập ở Ukraine đã được cả EU và Mỹ hỗ trợ, nuôi dưỡng thông qua các chương trình tài trợ quy mô lớn.
 Biểu tình bạo lực ở Ukraine
Biểu tình bạo lực ở Ukraine
Một cuộc biểu tình hòa bình không bạo lực rất khó để đạt được mục đích, cho nên buộc phe đối lập phải tập trung các phần tử cực đoan là lực lượng được phe đối lập che chở, bảo trợ (trả 300 UAH (rúp Ukraine) cho một ngày ngồi biểu tình ở quảng trường Maidan và 2.000 UAH cho những đối tượng tấn công cảnh sát bằng bom xăng…) cùng với phe nhóm cánh hữu trung thành với bạo lực, để tiến hành cái gọi là “hoạt động dân chủ” lật đổ chính phủ đương nhiệm ở Ukraine.
Sau 2 tuần chìm trong các cuộc xung đột bạo lực, Ukraine dường như đang đi theo sự lãnh đạo của chủ nghĩa phát xít kiểu mới bởi những hành động, biểu tượng, của chế độ phát xít lan tràn khắp nơi.
Vấn đề rất nguy hiểm của Ukraine là trong hiện tại và tương lai, lực lượng đối lập không thể kiểm soát tình trạng bạo lực và quá khích của các nhóm phát xít mới ở Kiev hay các khu vực khác…khiến cho những người thân Nga lo sợ và nổi giận.
Đối với EU thì, thực tế, các đối tượng phát xít mới đang chống lại EU và các giá trị phương Tây một cách rất quyết liệt. Lực lượng cực đoan sẽ vẫn cực đoan cho dù dưới bất kỳ chế độ nào.
Chúng sẽ lại tiếp tục sử dụng bom xăng Molotov một lần nữa, nhưng lần này mục tiêu tấn công sẽ là chính phủ được EU tạo dựng, văn hóa theo kiểu phương Tây... Số này không hề đem lại một tương lai tốt đẹp nào cho EU khi chúng đang lộng quyền ở Ukraine. Vì thế, khi thấy đã sinh ra một “quái thai” thì EU không mấy hứng thú nuôi dưỡng chăm sóc và không kém phần lo lắng.
Ngay một số lãnh đạo lực lượng phe đối lập cũng đang lo ngại về chỗ đứng của mình trong hệ thống chính trị tương lai ở Ukraine.
Đến lúc này tình hình chính trị Ukraine mặc dù phe đối lập đã lật đổ được chính phủ của Tổng thống Yanukovych nhưng họ đã mất quyền kiểm soát khi một số tỉnh phía Đông đang chống lại chính phủ lâm thời trong đó nổi bật là Cộng hòa tự trị Crimea.
Điều rút ra ở đây là gì? Khi một chính phủ được hình thành từ “đường phố” thì chẳng mấy tin tưởng vào tương lai, nó chỉ phục vụ cho những kẻ có công “tung hoành bạo lực trên đường phố” dưới sự bảo kê của nước ngoài mà thôi. Đã quá muộn cho người biểu tình khi ngơ ngác trước toàn cảnh đất nước tan nát, loạn lạc.
Và lỗi đầu tiên là chính phủ của ông Yanukovych phải chịu trách nhiệm. Họ đã quá nhu nhược khi không nhằm thẳng vào những kẻ cánh hữu bạo lực, những kẻ cực đoan có tư tưởng phát xít mới mà thẳng tay đàn áp.
Khi một đảng đối lập dùng bạo lực để lật đổ đảng cầm quyền thì dứt khoát anh phải kiên quyết sử dụng bạo lực để bảo vệ vị trí cầm quyền.
Đó là nguyên tắc và cũng chính là bài học cho các quốc gia đối phó với hoạt động lật đổ theo kiểu dân chủ + bạo lực của phe đối lập được hỗ trợ từ bên ngoài.
 Nga không thể không can thiệp vào Ukraine
Điều này có nghĩa là tình hình Ukraine buộc Nga phải đưa lực lượng vào, không đưa không được. Bảo vệ sinh mạng của công dân mình là lợi ích tối thượng đối với Nga.
Tính chất nguy hiểm của sự “binh biến” ở Ukraine đã đặt đất nước này đang nằm dưới sự điều hành của lực lượng khủng bố và cực đoan. Chính lực lượng này đã và sẽ có hành động đàn áp, đe dọa cuộc sống bình yên người Nga, người dân thân Nga ở Ukraine.
Thủ lĩnh nhóm cực đoan cánh hữu Right Sector là Dmitro Yarosh còn khẳng định Nga là “kẻ thù thế kỷ của Ukraine” và khi họ đã kêu gọi trùm khủng bố Chechnya là Umarov "phát động một cuộc chiến" chống Nga thì công dân Nga, những người thân Nga ở Ukraine chắc chắn sẽ là mục tiêu khủng bố dễ dàng, không thương tiếc.
Điển hình, chỉ sau 2 ngày lên nắm quyền điều hành, chính phủ lâm thời Kiev đã thông qua một dự luật bãi bỏ quyền công nhận tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức của một số khu vực tại Ukraine, trong khi có tới một nửa công dân nói tiếng Nga tại Ukraine.
Đây là lý do giải thích tại sao người hàng chục ngàn người thân Nga biểu tình chống chính phủ lâm thời và yêu cầu Nga can thiệp…
Trước tình hình đó, “máu chảy ruột mềm”, Nga phải chuẩn bị sẵn phương án là kiên quyết bảo vệ công dân mình trên đất Ukraine.
Nga tuyên bố không can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine, Ukraine có thể theo Mỹ và EU hay Nga tùy , nhưng không được chống Nga và Nga có quyền bảo vệ công dân của mình. Nga tiến hành ngay cuộc tập trận lớn tại biên giới Nga-Ukraine, sự điều binh bí mật đến Crimea vừa bảo vệ lợi ích của Nga, bao gồm về con người, kinh tế và an ninh quốc phòng, đặc biệt là căn cứ hải quân ở Sevastopol, vừa có tác dụng cảnh cáo chính phủ mới Ukraine, đồng thời hỗ trợ và làm chỗ dựa vững chắc cho các khu vực thân Nga gồm 9 tỉnh ở miền Đông Ukraine sẵn sàng “nổi dậy” tự quyết định số phận của mình tự trị hay li khai…theo tình hình.
Đây là nước cờ khôn khéo của Nga, vừa ngăn cản EU trực tiếp can thiệp vào Ukraine vừa gây sức ép cực lớn về kinh tế, chính trị, buộc chính phủ mới Kiev phải “ngoan ngoãn” ngồi vào bàn đàm phán hoặc bị “cuộc cách mạng” khác thay thế.
Chúng ta biết rằng ở Ukraine được tạo nên từ 3 vùng cư dân, 9 tỉnh phía Đông-Nam có quan hệ lịch sử, tôn giáo và nhân chủng học gắn chặt với Nga, 7 tỉnh miền Trung ở trạng thái trung lập và 7 tỉnh miền Tây thì ‘bài Nga’ và gắn với Tây Âu, cho nên, Nga có đủ quân bài, lợi thế để hành động đạt mục đích đó. Vì thế, thực ra, chính phủ của tổng thống Yanukovych cũng không làm Nga mấy tin tưởng mà chính phủ nào ở Ukraine cũng vậy thôi, miễn sao không chống Nga.
Hiện tại, Nga chẳng dại và không cần phải xâm lược chiếm đóng Ukraine, điều Nga cần và có thể làm được là hoặc chính phủ mới bất hợp pháp này phải sụp đổ và được thay thế bằng một chính phủ khác không chống Nga hoặc là khu vực miền Đông Ukraine, khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, chiếm 60% kinh tế cả nước sẽ không thuộc sự cai trị của chính phủ Kiev chống Nga.
 Hai nhà lãnh đạo Nga và Đức đang bàn về Ukraine và tình hình chính trị Ukraine phụ thuộc vào Nga và Đức.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Đức đang bàn về Ukraine và tình hình chính trị Ukraine phụ thuộc vào sự thỏa thuận Nga và Đức.
Vậy liệu có xảy ra chiến tranh giữa Ukraine và Nga hay không?
Nga không muốn chiến tranh và chính phủ hình thành từ “đường phố” lại không có khả năng và uy tín động viên chiến tranh, lãnh đạo chiến tranh. Trong khi quân đội và hải quân thì không có động lực và lý tưởng để chống lại quân đội Nga. Vì thế chẳng có chiến tranh xảy ra và tình hình diễn biến sẽ giống như điều Nga cần ở trên. Khả năng cao nhất là chính phủ hiện tại sẽ được thay thế bằng một chính phủ khác dưới sự thỏa thuận đạt được của Nga và EU.
(Theo Đất Việt) Lê Ngọc Thống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét