20:10
Trận đánh "bản lề" đưa người Mỹ tới thảm bại
tháng 12/1972
Ngày 16/4/1972, Mỹ cho B-52
đánh Hải Phòng phá hủy nhiều nơi mà không mất chiếc nào, nhưng chính “thắng
lợi” ấy lại đưa họ tới thất bại "đau đớn” cuối năm 1972.
Trận
đánh bản lề
Ngày 16/4/1972,
Không quân Mỹ mở chiến dịch Linerbacker ném bom phá hoại trở lại miền Bắc để
đáp trả cuộc tổng tấn công của quân ta đang diễn ra tại Quảng Trị, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ. Vào ngày mở màn chiến dịch này, Không quân Mỹ đã cho
B-52 ra rải thảm bom xuống Hải Phòng đồng thời cho hàng chục máy bay chiến
thuật ném bom Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên B-52 bay ra
một vùng trời có hỏa lực phòng không mạnh mẽ như Hải Phòng. Rõ ràng năng lực
phòng không của miền Bắc không yếu khi có hàng chục tên lửa đã phóng lên
không. Tuy nhiên, người Mỹ có quyền phấn khích vì những tên lửa ấy phóng vào
chỗ không khi người điều khiển tên lửa bị đánh lừa.
Trong hồi ký Bảo vệ bầu trời,
Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu – nguyên phó chính ủy Quân chủ Phòng không –
Không quân trong thời điểm 1972 kể về trận đánh ngày 16/4 tại Hải Phòng:
“Từ 23h đêm 15/4/1972, trên đã
thông báo sẽ có B-52 ra đánh phá Hải Phòng. Lúc này, bộ đội đoàn H63 đang ở
trong tình huống diễn tập theo phương án đánh B-52. Các phái viên của quân
chủng đang có mặt ở sở chỉ huy và các trận địa. Rõ ràng đây là một điều kiện
rất thuận lợi để đơn vị đánh thắng.
2h15 phút, cường kích vào đánh
phá. 2h28 phút, trên bảng tiêu đồ ghi tình báo của tổng trạm radar, những tốp
B-52 bắt đầu xuất hiện (Sau này ta mới biết đây là những tốp F-4 đóng giả
B-52).
2h32 phút, tổng trạm radar lại
thông báo có B-52 hoạt động ở độ cao 9 đến 10km. Các đơn vị của trung đoàn
285, 238 đã bắn hết hơn 10 quả đạn. Thấy không hiệu quả gì, sở chỉ huy sư
đoàn nhắc nhở các đơn vị phải chú ý đánh chắc thắng, tiết kiệm đạn. Nhưng
ngay sau đó, các tốp B-52 thật bắt đầu bay vào và loạt bom đầu tiên nổ vào
lúc 2h56phút. Chính lúc này lại không thấy các tiểu đoàn tên lửa phóng đạn.
Sở chỉ huy giục bắn thì các đơn vị báo cáo là không thấy gì hết cả. Mãi đến
3h36 phút, lúc loạt bom cuối cùng nổ và B-52 đã quay ra mới thấy có 5 quả đạn
phóng lên.
Trung đoàn 238 và trung đoàn 285
là 2 đơn vị được thành lập sớm nhất của bộ đội tên lửa. Cả hai đơn vị đều đã
lập được nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Đặc biệt, trung đoàn 238
là đơn vị từng bắn rơi B-52 ở Vĩnh Linh, ở hành lang 559. Quân chủng đã cân
nhắc rất kỹ khi điều 2 trung đoàn này về bảo vệ Hải Phòng. Thế mà trận đánh
đã diễn ra không đúng như lòng mong muốn của mọi người. Chỉ trong vòng chưa
đầy một tiếng đồng hồ, cả hai trung đoàn đã phóng hàng chục quả đạn tên lửa
để đổi lấy 1 chiếc B-52 nhưng không phải là rơi tại chỗ”.
Sau Hải Phòng vài giờ, vào lúc
9h sáng, máy bay B-52 cũng bay vào ném bom Hà Nội. Vẫn thủ đoạn giống như ở
Hải Phòng, nhiều chiếc F-4 bay ở độ cao 9 đến 10 km và đường bay ổn định để
đánh lừa ta. Hàng chục quả tên lửa đã nhằm vào đám F-4 này nhưng vì nó là máy
bay chiến thuật, khi phát hiện tên lửa phóng lên là nó cơ động tránh đòn nên
ta không hạ được chiếc nào.
Hậu quả là Tổng kho xăng dầu Đức
Giang bị thiêu hủy một phần lớn, cháy hơn 1 tuần mới tắt. Ở Hải Phòng, lần đầu
tiên bị B-52 rải thảm đã khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng”.
Biến chuyển của hai bên sau
trận đánh
Về phía Mỹ, sau “thành công” của
trận đánh này, Lầu Năm Góc tuyên bố chắc chắn: “Bằng kỹ thuật điện tử, không
lực Hoa Kỳ có thể bịt mắt toàn bộ hệ thống radar của Bắc Việt, có thể vô hiệu
hóa toàn bộ hệ thống phòng không của đối phương… Giờ đây Không quân Mỹ có thể
ném bom vào bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Bắc Việt
Ngược với sự phấn khích của Mỹ,
bộ đội phòng không không quân ta những ngày này rất căng thẳng. Trách nhiệm
trước Tổ quốc và nhân dân khiến những người lính canh trời ăn không ngon ngủ
không yên.
Nhiều cuộc họp đã được tổ chức
để rút kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân thất bại của trận đánh ngày 16/4.
Trên Bộ Tổng tham mưu cũng cử xuống nhiều cán bộ chuyên môn để hỗ trợ. Sau
những cuộc kiểm điểm nghiêm túc, quân chủng phòng không đã nhận rõ thủ đoạn
mới của địch là dùng F-4 giả làm B-52. Mặt khác cũng nhìn rõ một thực tế là
các trắc thủ lão luyện trưởng thành trong chiến đấu phần lớn đã giải ngũ.
Hiện tại đội ngũ trắc thủ tên lửa phần lớn tân binh, còn non kinh nghiệm.
Sau khi nhận rõ nguyên nhân, ta
đã tích cực khắc phục nhược điểm của mình đồng thời sáng tạo nhiều chiến
thuật, biện pháp để đối phó với các thủ đoạn ngày càng tinh vi của địch. Quá
trình đó của ta diễn ra liên tục cho đến tận khi bước vào chiến dịch
Linerbacker II.
Tiêu biểu cho việc liên tục rút
kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm của quân ta là việc phát hành và phổ biến
cuốn cẩm nang “cách đánh B-52” mà cái tên nổi tiếng của nó là “cẩm nang bìa
đỏ”. Không những thế, quân chủng còn tổ chức một đoàn cán bộ đến từng đơn vị
chiến đấu để hướng dẫn, huấn luyện. Nhờ những nỗ lực đó, bước vào chiến dịch
12 ngày đêm, toàn bộ các đơn vị tên lửa đã nắm vững những kinh nghiệm chiến
đấu với B-52 mặc dù có nhiều tiểu đoàn chưa từng giáp mặt loại máy bay này.
Cuốn cẩm nang chỉ vẻn vẹn 30
trang nhưng là kinh nghiệm được tổng hợp và cập nhật trong nhiều năm nên rất
thiết thực cho bộ đội tên lửa. Có thể kể một vài điểm: Để phân biệt B-52 giả
với thật thì làm động tác phóng tên lửa lên đánh nhử. Nếu mục tiêu không cơ
động tức là “bê” thật thì sẽ cho nhiều đơn vị cùng phóng còn nếu mục tiêu cơ
động tức là F-4 giả làm “bê”. Để bắn B-52 trong màn nhiễu dày đặc thì dùng
các phương pháp bắn 3 điểm và phương pháp vượt trước nửa góc…
Chính sự khác biệt ở hai bên sau
trận đánh bản lề ngày 16/4 đã đưa đến kết quả là Mỹ đại bại còn ta chiến
thắng giòn giã. Nhà bình luận quân sự Greenwood trong cuốn sách The Vietnam
War, ở chương “B-52 trong vai trò ném bom chiến thuật” đã nhận xét rất xác
đáng rằng: “5 phi vụ tiến hành hồi tháng 4, đặc biệt là trận oanh tạc Hải
Phòng, đã dẫn các nhà vạch kế hoạch Mỹ tới những nhận định sai lầm. Hệ thống
phòng không của Hà Nội không phải là yếu – đó là điều đã thấy rõ từ các cuộc
oanh tạc trong chiến dịch Linerbacker lần trước, nhưng hiển nhiên điều đó đã
được quan tâm quá ít”.
Theo Kienthuc
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét