07:57
Cần Giuộc (TPHCM):
Cướp “nồi cơm” của gia
đình liệt sĩ biếu “đại gia”
Liên quan đến việc một
doanh nghiệp ở TPHCM tranh “nồi cơm” với gia đình chính sách, trong khi UBND
huyện Cần Đước tạo điều kiện cho chủ cũ được đưa đò thì UBND huyện Cần Giuộc
tìm mọi cách để ép gia đình liệt sĩ phải từ bỏ phương tiện mưu sinh…
Ép lên bờ
Như Báo Lao
Động - Trang ĐBSCL đã thông tin, gia đình bà Phan Thị Huấn (có 2 em là liệt
sĩ, bản thân bà là người có Huân chương Kháng chiến) bị UBND huyện Cần Giuộc
“yêu cầu lên bờ”, nhường bến đò mà gia đình bà đã hoạt động từ trước giải
phóng đến nay cho Cty Long Phi Vân ở TPHCM. Lý do chủ yếu mà huyện Cần Giuộc
nêu ra “là vì an toàn giao thông”.
Khi báo cáo với
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Long An (Công văn số 1055/UBND-VP ngày
12.11.2013) về khiếu nại của gia đình bà Huấn, bà Nguyễn Hồng Mai - Chủ tịch
UBND huyện Cần Giuộc - lại cho rằng, sở dĩ Cần Giuộc cho Cty Long Phi Vân
khảo sát lên phương án mở bến là vì “thời tiết diễn biến phức tạp, lưu lượng
phương tiện giao thông thủy qua lại trên đoạn sông này nhiều, trong khi
phương tiện rước khách của bà Phan Thị Huấn trong thời gian dài là phà bằng
gỗ tải trọng thấp, cầu phà chưa đảm bảo an toàn, đường xuống phà hẹp… Vì thế,
huyện xét thấy cần thiết phải nâng cấp để đáp ứng quy mô hoạt động và đảm bảo
an toàn giao thông đường thủy, công tác phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu
nạn, công tác quốc phòng an ninh”.
Tuy nhiên, theo
hồ sơ do UBND huyện Cần Giuộc cung cấp, chúng tôi phát hiện việc địa phương
ưu tiên cho Cty Long Phi Vân có quá nhiều khuất tất. Theo giấy phép hoạt động
mà gia đình bà Huấn được cấp theo từng năm, mấy chục năm nay bến đò này luôn
đảm bảo an toàn. “Trong thời gian hoạt động, chủ bến đã thực hiện đầy đủ các
quy định pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nếu không, chúng tôi đã
không được cấp phép liên tục như thời gian qua” - ông Phạm Thanh Lợi - con
trai bà Huấn phân tích. Do đó, việc huyện Cần Giuộc viện ra lý do “an toàn
giao thông” là không thuyết phục.
Hai huyện
“chỏi” nhau
Theo yêu cầu về
an toàn giao thông, gia đình bà Phan Thị Huấn đã vay mượn hơn nửa tỉ đồng đầu
tư phà sắt vượt chuẩn, tải trọng 12 tấn, chở được 50 người. Hai chiếc phà gỗ
được neo đậu dự phòng. Trong khi đó, ngày 23.5.2013, bà Võ Thị Lệ
Nghiêm - Giám đốc Cty Long Phi Vân - có đơn xin phép nâng cấp bến đò Chợ
Kinh, bà cho rằng bến đò hiện hữu không an toàn. Đơn ghi: “Cty chúng tôi xin
quý cơ quan cho chúng tôi được đóng mới 2 chiếc phà sắt kích thước dài…,
ngang… của phà”(?). Chúng tôi đọc không hiểu bà Nghiêm muốn đóng kích thước
gì, nhưng lá đơn này được UBND huyện Cần Giuộc chấp thuận. Ngày 25.6, ông
Phan Ngọc Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc - có công văn gửi Cty Long
Phi Vân, đồng ý cho Cty này “nâng cấp”. Ông Hùng cũng viện dẫn lý do phương
tiện vận chuyển của bà Huấn không an toàn.
Trong
khi đó, trả lời đơn của Cty Long Phi Vân, ông Võ Minh Quang - Phó Trưởng
phòng Kinh tế hạ tầng huyện Cần Đước - trả lời rất rõ, phà gỗ của bà Phan Thị
Huấn được Chi cục Đăng kiểm Long An chứng nhận đảm bảo an toàn. Việc mở
rộng đường dẫn xuống bến đò không thể mở rộng thêm vì 2 bên là dãy nhà lô
hiện hữu. Ngoài ra, bến đò này đang thuộc quyền khai thác, sử dụng của bà
Huấn nên việc Cty Long Phi Vân đề nghị nâng cấp là không đúng quy định.
“Tôi đang thờ 2 liệt sĩ. Bà nội tôi đã mất, tôi đang thờ, đang
làm thủ tục truy tặng danh hiệu Mẹ Việt
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét