07:28
'Ông Tây An
|
Andre Sauvageot nói chuyện với nguyên Phó Thủ tướng Vũ
Khoan nhân kỷ niệm 10 năm thực hiện hiệp định thương mại song phương Mỹ -
Việt. Photo: Hoàng Ngọc
|
Một
quyết định đúng lúc
"Một Việt
kiều Mỹ đã giới thiệu tôi với công ty General Electric (GE), tôi có sang Việt
Nam
tham khảo ý kiến những người bạn ở Bộ Ngoại Giao như Lê Văn Bàng, và được
khuyên là nên nhận lời. Ông Bàng nói GE sẽ có đóng góp lớn vào việc cải thiện
quan hệ giữa hai nước", Andre kể lại lý do ông chọn GE ở Việt Nam thay vì một công ty khác ở Singapore ,
khi chương trình "Hồi hương tự nguyện" mà Andre tham gia kết thúc.
Tình bạn giữa
Lê Văn Bàng và Andre Sauvageot đã được hình thành trong quá trình đàm phán
Việt - Mỹ về vấn đề POW/MIA.
"Có những
lúc cuộc tranh luận trong những năm cuối 1980 rất căng thẳng, hai bên không
thoả thuận được với nhau. Ông ấy đã đứng ra dàn hoà hai bên, và làm cho không
khí êm ái trở lại để đi đến kết quả, mặc dù ông chỉ là một phiên dịch. Sau
này ông ấy nghiên cứu đường lối chính sách của chúng ta và chuyển ngữ sang
tiếng Anh để giúp người Mỹ tại Mỹ hiểu rõ hơn lập trường của Việt Nam",
ông Lê Văn Bàng nhớ lại.
Với tư cách đại
diện của GE, suốt từ 1997 đến 2002, năm nào Andre Sauvageot cũng phải bay về
Mỹ để thuyết trình trước Tiểu ban Thương mại của Uỷ ban Tài chính Hạ viện về
việc tại sao GE đề nghị Quốc hội Mỹ ủng hộ quyết định của Tổng thống Bill
Clinton, và sau này là Tổng thống George Bush (con), trong việc dỡ bỏ Tu
chính án Jackson -Vanik, mở đường cho Eximbank có thể hỗ trợ tài chính cho
các công ty Mỹ sang "cạnh tranh" ở thị trường Việt Nam.
"Một vấn
đề mà tôi đã giải thích cho quốc hội Mỹ nhiều lần là tăng cường quan hệ
thương mại với Việt Nam sẽ tạo việc làm cho người lao động Mỹ, bởi vì không
có lý do gì mà không tạo cơ hội cho một công ty Mỹ sản xuất động cơ máy bay,
hay đầu máy xe lửa, máy phát điện... cho Việt Nam", ông kể lại.
Sauvageot cũng
liệt kê tên những công ty Mỹ đã cung cấp linh kiện cho GE để sản xuất động cơ
máy bay. "Bản thân những hạ nghị sĩ ở Virginia, Ohio, hay California,
nơi có những công ty kể trên, chắc cũng phải suy nghĩ về lá phiếu của những
người lao động ở đó", Andre giải thích.
Trong các buổi
điều trần như vậy thường hay có Hạ nghị sĩ Sander M. Levin (Tiểu ban Thương
mại, Uỷ ban Tài chính & thuế vụ Hạ viện), bang Michigan ,
nơi có Trung tâm công nghiệp ô tô Detroit .
Sau phiên điều trần cuối cùng vào tháng 7/2002, ông ta đã nói với Andre:
"Tôi nhớ ông là nhân chứng ở đây từ bao năm rồi, và tôi rất cám ơn ông vì
luôn nghĩ tới quyền lợi của người lao động Mỹ".
Và Andre thường
hay kể cho người Mỹ nghe những câu chuyện thực tế, bởi đối với họ, những cá
nhân cụ thể trong câu chuyện có sức thuyết phục hơn nhiều so với những đường
lối, chính sách tuyên truyền chung chung.
Andre Sauvageot (bìa phải) phiên dịch cho phái đoàn của
TNS John Kerry sang Việt
|
Sự
vị tha của anh xích lô
Chuyện của
người đạp xích lô, chuyên chở Andre, khi ông mới làm việc cho GE ở Việt Nam
vào đầu năm 1993, là một trong những câu chuyện đó.
"Anh kể
rằng bố anh đã bỏ mẹ anh, một người phụ nữ rất chịu thương chịu khó, để lấy
một người phụ nữ trẻ hơn. Bà mẹ vẫn ở vậy nuôi con, nhưng rồi B52 đã thả bom
giết bà.
Tôi nghẹn ngào
mất mấy phút, rồi mới hỏi lại anh: "Bom B52 đã giết chết người mẹ mà anh
rất yêu quý, tại sao anh không căm ghét những người Mỹ như tôi?"
"Mẹ tôi
không phải là mục tiêu", anh xích lô trả lời.
"Vậy mục
tiêu là gì?", tôi hỏi tiếp.
"Nhà máy
xi măng", anh ta đáp."
Khi kể chuyện
này với các nghị sĩ Mỹ, và Andre nói: "Ngay cả một người đạp xích lô bị
bom Mỹ cướp đi người anh yêu thương nhất cũng sẵn sàng quên đi quá khứ để
nhìn về tương lai, vậy các vị còn băn khoăn cái gì về những mất mát của Mỹ ở
Việt Nam, vốn nhỏ bé hơn gấp nhiều lần mất mát của dân tộc này? Một nước hùng
mạnh nhất thế giới về sức mạnh quân sự và kinh tế tại sao lại có cách cư xử
hẹp hòi, định kiến về một dân tộc tử tế như vậy?"
"Làm
gia công cho Mỹ mà lỗ thì kỳ lắm"
Andre đã nói
như vậy với lãnh đạo GE khi khuyên họ ngồi lại vào bàn đàm phán để nâng giá
gia công 2 chiếc stator lên cho Công ty Cơ khí Trung tâm Cẩm phả. Khi ký hợp
đồng gia công stator cho máy phát điện mà GE đã trúng thầu cung cấp cho Nhà
máy Thuỷ điện Hàm Thuận, đối tác phía Việt Nam cứ tưởng có thể gia công tất
các các bộ phận, chi tiết, và chào giá rất thấp trên cơ sở tính toán của mình.
Nhưng khi các
chuyên gia từ Canada
sang kiểm tra lại toàn bộ máy móc thiết bị gia công, họ phát hiện ra có một
vài thứ công ty này chưa thể gia công được. Họ đã yêu cầu phải đặt làm ở nước
khác với giá giữ nguyên.
"Quý vị đã
chào giá, hợp đồng đã ký", những người của GE buông gọn lỏn như vậy.
Andre bật lại:
"Tôi đã khuyến cáo với họ rằng mối quan hệ làm ăn của một thương hiệu
lớn như GE ở Việt Nam là lâu dài chứ không phải chụp giật, nên không thể xử
sự kiểu đó."
Lập luận của
ông đã được chấp nhận, và phía GE đã đồng ý nâng giá gia công lên một mức
đáng kể với mức lãi chấp nhận được với GE.
Trước đó, trên
cơ sở chính sách của GE là "toàn cầu hoá thị trường, địa phương hoá tài
nguyên và nguồn nhân lực", cũng chính Andre đã thuyết phục được tập đoàn
đồng ý giao cho công ty cơ khí ở Cẩm Phả này chế tạo 2 chiếc stator, thay vì
phải nhập từ Canada. Đây là hợp đồng gia công đầu tiên ở Đông Nam Á về stator.
Khi hợp đồng
được bắt đầu thực hiện thì người lo nhất chính là Andre. Ông xuống tận các
phân xưởng chế tạo, hỏi han, trò chuyện với công nhân. "Tôi bảo rằng các
công nhân Việt Nam phải
khẳng định với người Mỹ những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam là thông
minh, sáng tạo và chịu khó", Andre kể lại.
Thấy một người
Mỹ lại "sâu sát quần chúng" như vậy, tính tình lại cởi mở và nói
tiếng Việt "miễn chê", anh em công nhân cũng kể những khó khăn của
họ cho Andre nghe. Ông được biết rằng tuy hợp đồng với GE lớn như vậy, nhưng
người công nhân của doanh nghiệp nhà nước vẫn hưởng lương như bình thường.
"Như vậy,
khó khuyến khích họ đảm bảo tiến độ sản xuất lắm", Andre tự nhủ.
Ông đã gọi điện
ngay về tổng hãng, đề nghị với GE dành một khoản tiền thưởng ngoài hợp đồng
cho những người công nhân có thành tích lao động xuất sắc, hay phải làm tăng
ca. (Vào dịp cao điểm mỗi ca bị kéo dài thành 12 tiếng).
"Theo tôi,
trong mọi mối quan hệ, kể từ chuyện làm ăn giữa các đối tác đến quan hệ chung
Mỹ - Việt, không được vi phạm nguyên tắc đôi bên cùng có lợi", Andre
nheo mắt cười.
(Theo
TuanVietNam) Huỳnh Phan
Tháng
3.1973, Sauvageot là người phiên dịch cho phái đoàn Mỹ ở cuộc họp quân sự
bốn bên.
Từ 1982 đến 1986, ông làm phiên dịch cho Thứ trưởng Quốc
phòng Richard Armitarge trong những buổi làm việc với Ngoại trưởng Nguyễn
Cơ Thạch về vấn đề POW/MIA.
Từ năm 1987 đến 1989, ông là phiên dịch cho Đại tướng về hưu
John Vessey - đặc phái viên của Tổng thống Reagan về vấn đề POW/MIA.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét