Nhập siêu 8,9 tỉ
USD từ Trung Quốc
Nền kinh tế
vẫn đang phải nhập siêu, và thị trường nhập siêu lớn nhất là Trung Quốc.
Thống kê sau 5 tháng nhập siêu lớn nhất 8,9 tỉ USD từ Trung Quốc, Hàn Quốc
5,6 tỉ USD, Đài Loan 2,7 tỉ USD…
Hoa
quả Trung Quốc tại chợ Long Biên (Hà Nội) - Ảnh: Ngọc Thắng
|
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 1.7, Bộ Công thương đã
cho biết như vậy.
|
|
|
“Doanh nghiệp đầu mối không phải muốn làm gì thì làm, phải
tuân theo quy định. Tất nhiên khi cơ chế điều hành giá xăng đang tiến tới
cơ chế thị trường cũng phải dần cho doanh nghiệp được chủ động, nhưng vẫn
phải có sự quản lý, kiểm soát của nhà nước”
|
|
|
Ông
Nguyễn Xuân Chiến - Phó vụ
trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương)
|
|
|
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, sau 6
tháng, sản xuất công nghiệp có dấu hiệu tích cực hơn, dù tốc độ tăng chưa
cao. Chỉ số hàng tồn kho đang trên đà giảm tốt và đặc biệt một số ngành giảm
cao như dệt, sợi (giảm trên 30%). Về xuất khẩu, trong 2 quý đầu năm đạt 62 tỉ
USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ 2012 (tương đương 8,6 tỉ USD) bằng 49% kế hoạch.
Đối với nhập khẩu (NK) kim ngạch đạt 63,4 tỉ USD, tăng 17,4% so cùng kỳ năm
trước, nhóm hàng cần NK có tốc độ đang tăng lên, dấu hiệu cho thấy sản xuất
bắt đầu phục hồi.
Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu
(XNK), cho biết thêm các mặt hàng NK như nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc…
phục vụ sản xuất đã tăng khá, đạt 55 tỉ USD chiếm 88% tổng số mặt hàng NK.
Thứ hai, nhóm mặt hàng cần hạn chế NK không tăng nhiều, duy có ô tô 9 chỗ
ngồi trở xuống tăng 11,2% so cùng kỳ, nhưng trị giá NK thấp, chỉ 2,92 tỉ USD.
Nhóm hàng cần kiểm soát như sắt thép, linh kiện ô tô xe máy chiếm 2,15 tỉ USD
là mức thấp.
Cân nhắc điều chỉnh giá điện
Liên quan đến điều hành giá điện, ông Đinh Thế Phúc, Cục
phó Cục Điều tiết điện lực, cho biết theo quy định, giá điện điều chỉnh trong
trường hợp khi thông số đầu vào cơ bản ảnh hưởng đến giá thành (như giá
nguyên liệu, tỷ giá thay đổi) hoặc những biến động bất thường… Vừa qua, đầu vào
của ngành điện là giá than đã tăng giá, nhưng do Tập đoàn điện lực (EVN) vừa
hoàn thành báo cáo tài chính kiểm toán 2012 nên Bộ đang rà soát chi phí của
năm 2012. Sau khi có kết quả cụ thể, sẽ có đề xuất điều chỉnh giá điện. “Tất
nhiên, việc điều chỉnh phải căn cứ vào nhiều yếu tố, thời gian nào, điều
chỉnh bao nhiêu để tránh ảnh hưởng tới chỉ số CPI và kinh tế xã hội”, ông
Phúc thông tin.
Về dự thảo sửa đổi cơ cấu biểu giá điện bán lẻ mới, theo
ông Phúc hiện Bộ đang lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và người tiêu
dùng, khi có ý kiến đánh giá đầy đủ trình Thủ tướng xem xét, quyết định ban hành.
Đối với đề xuất quy định giá điện riêng cho ngành sắt, xi măng, ông Phúc nói
rõ đây mới là ý tưởng, chưa phải đề xuất chính thức. “Sở dĩ như vậy vì 2
ngành này chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu thụ điện thương phẩm của cả nước, năm
2012 chiếm 11,5%. Một số nhà máy xi măng, thép có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn
năng lượng rất nhiều, việc quy định mức giá điện cao hơn để thúc đẩy quá
trình cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng và tiết kiệm năng
lượng”, ông Phúc giải thích thêm.
Tính tới 1.7.2013, tròn một năm thị trường phát điện cạnh
tranh hoạt động, theo đánh giá của Bộ Công thương là có hiệu quả, các doanh
nghiệp (DN) không có ý kiến gì. Theo ông Phúc, thị trường hoạt động trên
nguyên tắc nhà máy nào chào giá thấp thì được huy động trước, giá cao huy
động sau. Giá phát điện thể hiện được quan hệ cung - cầu, giờ cao điểm giá cao,
tháng mùa khô có thời điểm giá kịch trần quy định. Như vậy sẽ gián tiếp
khuyến khích các nhà máy có chiến lược chào giá cho tốt. Về cung ứng điện
trong mùa khô năm nay cơ bản không bị thiếu điện, diễn ra khá ổn định
Xăng dầu “không phải muốn làm gì thì
làm”
|
|
Tăng cường kiểm tra các dự án
thủy điện
Liên quan đến các sự cố vỡ đập thủy điện xảy ra
thời gian qua, ông Đỗ Quang Vinh, Cục phó Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường
công nghiệp, cho biết đa số xảy ra ở thủy điện nhỏ, do tư nhân làm chủ
đầu tư. Nguyên nhân do chủ đầu tư chưa hiểu đầy đủ công tác quản lý công
trình và chất lượng xây dựng. Trong năm 2013, Bộ đã có chỉ thị yêu cầu
các chủ đầu tư, các địa phương tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, có hình
thức xử lý đối với các dự án không chấp hành đúng quy định của pháp luật.
“Bộ Công thương đã trình Chính phủ Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh
vực này, có quy định chi tiết hành vi vi phạm, mức xử lý. Thời gian tới
Chính phủ ban hành sẽ là cơ sở pháp lý để yêu cầu các chủ đập thực hiện
nghiêm túc quy định của pháp luật”, ông Vinh khẳng định.
|
|
|
Lý giải về tình hình giá xăng dầu tăng liên tiếp hai lần
trong tháng 6 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường
trong nước, nói do giá xăng dầu thế giới tăng. Giá thế giới bình quân 30 ngày
tính đến 31.5.2013 của xăng Ron 92 là 111,08 USD/thùng, đến ngày 13.6 tăng lên
112,9 USD/thùng, tiếp đó ngày 27.6 tăng 114,442 USD/thùng. Trước khi tăng
giá, liên bộ Tài chính - Công thương cũng đã 2 lần sử dụng quỹ bình ổn giá để
giữ giá tăng không quá cao.
Trước lo ngại của dư luận về việc các DN được chủ động
tăng giá xăng, ông Chiến khẳng định theo luật, DN chỉ được tăng giá tối đa
trong phạm vi chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành.
“DN đầu mối không phải muốn làm gì thì làm, phải tuân theo
quy định. Tất nhiên khi cơ chế điều hành giá xăng đang tiến tới cơ chế thị
trường cũng phải dần cho DN được chủ động, nhưng vẫn phải có sự quản lý, kiểm
soát của nhà nước”, ông Chiến nói thêm.
Về xử lý cây xăng vi phạm quy hoạch, vị lãnh đạo này cho
biết, ngay từ 4.6, Bộ Công thương đã chỉ đạo các sở rà soát lại quy hoạch,
kiên quyết rút giấy phép đối với cơ sở kinh doanh không đủ điều kiện. Hiện đã
có 2 thành phố là Hà Nội và TP.HCM triển khai.
“Những cơ sở không nằm trong quy hoạch phải ngừng kinh
doanh. Cơ sở không đáp ứng đủ điều kiện, tùy trường hợp cụ thể có thể rút
giấy phép”, ông Chiến khẳng định.
(Theo
Thanh niên) Anh Vũ
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét