10:30
Gom heo hơi bán sang Trung Quốc,
giá tăng
* Coi chừng làm giá “cổ phiếu lợn”
SGTT.VN - Tuần giữa tháng 7.2013, ngành chăn nuôi chứng kiến đà
phục hồi ngoại mục của giá heo hơi tại các tỉnh thành phía
Gần hai năm nay, ông Trần Quang Trung, người nuôi heo ở xã Gia
Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai mới lại được nghe tiếng xe tải “ìn ìn” ở
khắp các con hẻm trong thôn. 10 giờ sáng một ngày cuối tháng 7, ông cho hay
chỉ trong vài con hẻm ngắn ở Gia Kiệm mà có đến không dưới mười đầu xe tải
vào bắt heo. Với ông Trung và những người chăn nuôi heo ở đây, lượng xe tải
càng vào nhiều cũng đồng nghĩa giá heo hơi sẽ tăng, đem lại lợi nhuận cho họ.
“Có tiếng xe tải là có niềm vui!”
Người chăn nuôi cho biết đa số xe tải vào các trang trại mua gom
heo trong suốt tuần qua là để xuất sang Trung Quốc. Việc có thêm nhiều xe tải
vào bắt heo giúp giá tăng đáng kể. Lần đầu tiên sau gần hai năm, giá heo hơi
mới có thể nhích lên 40.000 – 41.000 đồng/kg. Những ngày này, người chăn nuôi
như được “giải cơn khát” về giá. Họ cảm thấy phấn chấn bởi sau nhiều tháng
chỉ biết đến thua lỗ, thì nay, giá tăng trở lại giúp họ có lợi nhuận. “Chúng
tôi chờ ngày này quá lâu rồi. Mức giá hiện tại chỉ mới có lời chút đỉnh nhưng
giúp chúng tôi có thêm niềm tin là sẽ không bị phá sản”, ông Trung giãi bày.
Ông Âu Thanh Long, chủ tịch hội đồng quản trị công ty chăn nuôi
Duy Cường (Đồng Nai), cho biết hai năm liên tiếp gần đây, do kinh tế suy
thoái khiến ngành chăn nuôi dư ra 20 – 30% sản lượng thực phẩm. Cung vượt cầu
nên giá bán sản phẩm luôn duy trì ở mức thấp hơn giá thành. Bởi vậy, việc
giải quyết đầu ra hàng tồn kho trong chăn nuôi không thể hy vọng vào thị
trường nội địa, xuất khẩu chính ngạch cũng bế tắc do Việt
Theo người chăn nuôi, heo xuất sang Trung Quốc không cần loại
chất lượng tốt, ngược lại, thương lái đang lựa chọn mua heo to, heo có tỷ lệ
mỡ cao (loại này đang tồn khá nhiều ở các trang trại). Ông Phúc, một chủ hàng
từ Móng Cái có ba xe tải loại ba tầng đang gom heo ở khu vực Đồng Nai, cho
hay, chênh lệch giá heo hơi ở đây so với cửa khẩu vào khoảng 10.000 đồng/kg.
Mức này, sau khi trừ các chi phí: thuê xe, xăng, phí kiểm dịch, cầu đường…,
chủ hàng còn bỏ túi vài ba ngàn đồng mỗi ký. “Khoảng hơn một tuần nay phía
Trung Quốc có nhu cầu nên các chủ hàng phải túc trực mua gom cho kịp chuyến.
Lượng heo đạt chuẩn xuất đi còn rất nhiều, tui có ba xe, cứ hai ngày là gom
được một xe, trừ chi phí còn lời 5 – 7 triệu đồng”, ông Phúc nói.
Lo ngăn sông cấm chợ
Cuối tuần này gia đình ông Trung dự định bán khoảng 200 con heo.
Ông Trung đang cầu mong cho ngày nào cũng được nghe tiếng xe tải “ìn ìn”, xịt
khói đen ngòm ở các con hẻm trong xóm. Nhưng ông Trung và nhiều hộ chăn nuôi
heo khác đang lo nếu Trung Quốc không ăn hàng nữa, chắc chắn giá heo hơi sẽ
rớt. Vì trước đây cũng có hiện tượng heo, gia cầm và nhiều loại nông sản được
thương lái mua gom xuất sang Trung Quốc, nhưng do lo ngại nguồn cung bị thiếu
hụt, ảnh hưởng đến thị trường nên việc mua bán bị ngăn lại bởi các hàng rào
kiểm soát. Đầu ra bị chặn, ngay lập tức giá sản phẩm giảm sút.
“Lúc heo còn dồi dào, giá vừa phải thì không sao, nhưng hễ có
biến động một chút là chúng tôi bị công an giao thông, các trạm kiểm dịch,
thậm chí hải quan cửa khẩu hành đủ đường. Càng bị hành nhiều thì chi phí càng
đội lên nên không thể đi được nữa”, một chủ hàng mua heo xuất sang Trung
Quốc, cho biết. Ông Âu Thanh Long cho rằng giá thực phẩm thấp chỉ có một
nguyên nhân duy nhất là cung vượt cầu. Theo ông Long, sản lượng thịt chăn
nuôi thời gian gần đây không tăng, thậm chí nhiều nơi giảm nhưng do kinh tế suy
thoái, nhu cầu tiêu dùng giảm nên nguồn cung vẫn dôi ra 20 – 30%. Vì vậy, để
cứu nông dân, lúc này Nhà nước phải có chính sách khuyến khích cho xuất khẩu
dưới mọi hình thức, chứ đừng nên vì lo ngại biến động giá rồi lại sử dụng
biện pháp ngăn cấm như trước đây.
(Theo SGTT) HOÀNG BẢY
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét