13:54
Chuyện lạ:
Một công trình “khoa học” đã biến thơ Trần Đăng Khoa
thành truyện dân gian Bạc Liêu!
VOV.VN -Một cuốn sách công cụ đòi hỏi sự
chính xác và tính khoa học rất cao mà ngay từ những trang đầu đã lởm
khởm và cẩu thả...
Đó là bộ Từ điển Type Truyện dân gian
Việt
Cứ như “Lời giới thiệu” rất trang trọng và hoành tráng do
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Huế tự viết, thay mặt cho nhóm Biên soạn, thì “Công
trình Từ điển type truyện dân gian Việt Nam được thực hiện dưới sự chủ trì
của PGS. TS Nguyễn Thị Huế và các cán bộ nghiên cứu Phòng Văn học dân gian –
Viện Văn học, một cuốn sách dạng từ điển chuyên ngành, giới thiệu toàn cảnh
và diện mạo kho tàng truyện dân gian Việt Nam, với một khối lượng các type
truyện thuộc các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn,
truyện trạng, truyện cười, giai thoại…
Trong tương quan so sánh với
văn học viết Việt Nam, đã có nhiều bộ từ điển tác giả và tác phẩm của phần
văn học viết, do vậy, công trình Từ điển type truyện dân gian
Việt Nam là bộ Từ điển truyện kể dân gian
Việt Nam đầu tiên, công việc này nhằm
hưởng ứng cách làm của các nhà folklore Châu Âu và các nhà folklore Châu Mỹ,
và đã được tiếp nối bởi nhiều công trình đã được công bố gần đây của các nhà
folklore Châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…). Yêu cầu mà công trình đặt
ra là nhằm giúp các nhà nghiên cứu tra cứu các kiểu (type) truyện một cách
nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và khoa học…
Công trình vừa mang tính lý
thuyết vừa mang tính thực hành, ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của
ngành folklore Việt
Một ý tưởng đúng đắn và thật đáng trân trọng. Nhưng vấn đề là ở
chỗ: “nói thì vậy còn làm có như vậy không”, để bạn đọc tin được lời tự quảng
bá “hoành tráng” như trên là có cơ sở?
Một công trình khoa học, một bộ Từ điển, loại sách công cụ nhằm để tra cứu, đòi hỏi phải có tính khoa học, tính chính xác rất cao, như chính các nhà khoa học đã nói thế khi làm tập sách này. Đây cũng là công trình được Chính phủ tài trợ sáng tạo năm 2012, bằng tiền đóng thuế của dân. Nhưng rồi liệu công trình khoa học tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của dân ấy có khoa học không? Có chính xác như tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Huế tự khen mình không?
Mới “tra” vài chục trang đầu trong
cuốn sách dày hơn ngàn trang, tôi đã tá hỏa vì không hiểu sao một tác phẩm
của mình, là văn học viết, văn học hiện đại, một sáng tạo hoàn toàn cá nhân,
trường ca Đi đánh Thần Hạn lại bị PGS. TS Nguyễn Thị Huế và
cộng sự vơ quàng vơ xiên, rồi nhét bừa vào cái bị có cái tên rất khoa học là
sáng tác tập thể của dân gian, đã từ lâu lưu truyền ở tỉnh Bạc Liêu, nằm
trong kho tàng dân gian riêng của tỉnh Bạc Liêu vô cùng xa xôi mà lúc sáng
tác truyện này, năm tôi mới 11 tuổi, tôi chưa từng được nghe, rồi úm ba la
thế nào, nó lại được “phổ biến rất nhiều ở các tỉnh phía Nam”, trong khi
trường ca này của tôi vừa mới viết xong, còn chưa ráo mực đã được in trọn vẹn
trong hai trang trên tuần báo Văn nghệ tháng 9/1970. Sau đó tỉnh Hải dương đã
in riêng trường ca này khi tôi còn học lớp 5 và sau này Hà Nội tái bản khoảng
hơn 30 lần mà vẫn không được biết tới, nói gì đến “phổ biến rộng rãi”. Thật
hài hước!
Xin lỗi các nhà khoa học, tôi phải dùng 3 chữ, “thật hài hước”,
bởi không thể thay nó bằng bất cứ chữ nào khác được. Một tác phẩm tôi sáng
tác hoàn toàn cách đây 43 năm, bằng sự tưởng tượng của một cậu bé học sinh
lớp 5. Tôi chưa từng nghe ai kể, kể cả bà mẹ có rất nhiều chuyện dân gian của
tôi, tôi cũng chưa từng thấy có, dù là “Type” ở bất cứ tryện cổ dân gian nào,
trong nước hay ngoài nước.
Tôi viết trường ca này, cũng vì lúc ấy, quê tôi đang phải đối mặt
với hạn và lụt vô cùng gian nan. Tôi định viết hai phần, lấy tên là Trường ca
GIÔNG BÃO, phần đầu là Đánh Thần Hạn, phần sau là Đánh Thần Lụt, và Thần Lụt
mới quan trọng, vì quê tôi như hòn đảo, xung quanh là các sông lớn, mùa mưa
nước chảy rất dữ, có năm đứng trên đê có thể khỏa chân xuống dòng chảy được.
Làng tôi lúc nào cũng âm âm tiếng trống từ trên đê vọng về và cứ đến mùa lũ
là mất ăn mất ngủ, bởi nếu vỡ đê là chết hàng vài vạn người, nếu không có
biện pháp gì đó rất có hiệu quả, ứng cứu. Những năm trước đó, tôi còn nghe có
vụ lụt, chính Bác Hồ đã đi trên máy bay trực thăng xem đê Nam Sách có vững
không? Ấy là chưa kể, nếu có bom Mỹ hủy diệt?
Chính vì lẽ đó mà tôi viết. Cuối phần
I, tôi đã để cho Thần Lụt lấp ló xuất hiện. Là một chi tiết gài, một cánh
cửa, mở ra câu chuyện khác ở phần sau. Thần Hạn và Thần Lụt gặp nhau trong
bữa tiệc Nhà Trời. Hai Thần với tính cách khác nhau, nên rất ghét nhau. Vậy
mà rồi có lúc, chúng lại cấu kết với nhau, chống phá con người. Sức mạnh của
con người là nhờ Đất, mà ở đây tôi chọn biểu tượng là phù sa. Tôi đã sử dụng
chi tiết này ở phần I, khi đoàn người cúi xuống gan bàn chân : "Lấy đất phù sa. Đỏ
quánh. Xoa lên da. Da lạnh. Xoa lên áo quần. Áo quần lành ngay. Hồng tươi
trong sắc lửa" ở
phần II, khi đánh nhau với Thần Lụt, phù sa cũng che chở họ, bồi đắp thêm sức
mạnh cho họ.
Thần Lụt biết được đặc điểm ấy, nên
lão thường xối nước vào gan bàn chân cậu bé, khi mất phù sa, cậu bé ngã lộn
từ lưng trời xuống, làm đổ nhào mấy dãy núi. Nhưng khi chạm vào đất, bàn chân
dính phù sa, cậu lại bay lên với một sức mạnh phi thường. Cuộc chiến đấu rất
cam go và quyết liệt để giành lấy chiến thắng. Tôi cũng đã viết phác xong
phần II, chưa kịp chữa. Thế rồi, một vị khách qua nhà, mẹ tôi cho mượn đọc,
rồi thất lạc và mất hẳn bản thảo, nên chỉ còn phần I là Trường ca Đi đánh Thần Hạn.
Khi viết trường ca này, tôi có nghĩ đến sức mạnh của nhân dân trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bởi thế, khi kết thúc phần I của Trường ca,
tôi đề ngày hoàn thành19/8. Đó
chính là ngày tôi viết xong phần I, cũng là ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám
thắng lợi.
Chữ Đi
đánh Thần Hạn đăng
trên báo Văn Nghệ là do nhà thơ Phạm Hổ đổi lên cho
tôi. Sau này, tôi vẫn giữ cái tên ấy như một kỷ niệm đẹp với nhà thơ Phạm Hổ
và báo Văn nghệ. Thoạt đầu, tôi lấy tên: Trường
ca Giông bão, Phần
một Đánh Thần Hạn.
Bây giờ tôi xin nói về cái Trường ca đã bị các nhà “khoa học” hóa phép thành
truyện dân gian Bạc Liêu kia.
Câu chuyện bắt đầu từ “Tết
mồng Năm, tháng Năm - Ngọc Hoàng có giỗ - Thần Hạn sang – Ăn cỗ - Thần
bay trên trăm ngọn đồi – Trên ngàn cánh rừng – Con suối – Trời cao lung linh
gió thổi - Thần uống hết rượu hũ bảy hũ ba – Chị Gió khiêng vò – Cô Mây đỡ hũ
– Ăn tiệc suốt chín tháng mười ngày – Thần say – Khép vòi vào cánh - Ngủ ba
năm - Tỉnh dậy - Cổ bỏng như ngọn lửa nào thiêu cháy - Ngực cồn cào - Cái
bụng khát, dài như con sào - Tóc loăn xoăn đỏ - Chân tóc cháy thành tia lửa -
Các cô Mây - Chị Gió - Cổ đeo gùi nước về trời - Bụng Thần hoá chiếc thùng
không đáy - Thần vơ từng gùi - Sục vòi - Hút chưa hết một hơi - Cạn nước -
Cơn khát vẫn chưa đi - Thần bay ngang bay dọc - Cát mù - Bão thốc.”
Và thế là cả một vùng tươi xanh trù phú hóa miền đất chết.
Và Thần Hạn càng điên khùng khi nhìn
thấy đoàn người “Đi cạnh dòng khô, sông kiệt - Lửa sém thịt da - Nhưng đoàn người
không chết”. Trong đoàn người ấy, có một cụ già và một bạn nhỏ.
Sông kêu cứu: “Tôi sắp chết rồi - Con quỷ già hung ác - Nó hút hết máu tôi!”.
Núi đồi quằn quại: “Đuổi con quỷ dữ đi - Ơi các cô, các bác - Đầu tôi nóng lắm rồi -
Lưng tôi đang thành cát... Họ đi - Suốt nơi này, nơi khác - Dòng sông - Đồi
núi - Xóm làng - Không còn giọt nước - Làm thế nào bây giờ? - Cụ già quay lại
hỏi - Chòm râu bạc phơ - Tóc trắng trên vầng trán hói - Da hồng phù sa - Mắt
sáng hơn sao trên dải Ngân Hà - Đoàn người trầm ngâm, suy nghĩ - Lửa vẫn rát
trên đầu - Thần Hạn cắm vòi - Xoáy đau lòng đất - Xoáy buốt thịt xương -
Những người đã khuất - Nhưng lạ lùng - Tiếng ai to hơn giông bão - Mạnh hơn
thác đổ giữa rừng - Phải bẻ gẫy vòi Thần Hạn - Phải chặt đứt cánh nó
đi! - Mọi người nhìn nhau bàng hoàng - Không biết ai vừa nói đấy - Hoá ra bạn
Nhỏ chăn trâu - Tuổi chừng lên bảy - Đói mẹ, khát cha - Khi chưa biết chạy
diều - Chưa biết thả con thuyền giấy - Da bạn sạm đen- Bốn mùa nắng cháy- Áo
quần rách bươm - Chiếc liềm trễ bên sườn - Cụ già cười sang sảng - Giọng vang
hơn tiếng cồng - Bay qua trăm ngọn núi - Bay qua nghìn con sông: - Đúng rồi,
đúng rồi - Ta phải đánh - Góp bàn tay - Sẽ thành sức mạnh”.
Và rồi dưới “ngọn cờ” của cụ già, một
lực lượng đông đảo đã được tập hợp: Mía, Dừa, Thông, Viên Sỏi đường làng,
Cua… cùng trẻ già, trai gái. Tất cả lên lưng Cua, bay lên trời, chiến đấu với
Thần Hạn. Cô Mây lắc đầu: “Nó có cái vòi ác lắm – Không đánh được đâu”. Chị Gió
cũng ngần ngại: “Nó vẫy vùng đôi cánh – Không đánh được đâu”. Lúc ấy, tôi nhớ cũng có người
nói “Máy bay Mỹ vẫy
vùng đôi cánh, Việt
Thực tình khi viết tác phẩm này, hồi
bấy giờ, tôi rất thích tuyển tập Trường
ca Tây Nguyên. Thích
cả những câu so sánh, đại loại "Ngôi
nhà dài như một tiếng chiêng". Trong “Đi đánh Thần Hạn”,
tôi ảnh hưởng không ít lối ví von, so sánh như thế. Cả cái cách gọi: "Ơi dân làng. Dân làng
đi đâu đó?" cũng
là cách gọi, cách nói của đồng bào Tây Nguyên.
Tôi xin lỗi bạn đọc vì câu chuyện dây cà dây muống, lại trích dẫn
lằng nhằng quá dài. Cũng bởi một tác phẩm được viết hoàn toàn bằng sự tưởng
tượng của cậu bé học sinh lớp 5, bỗng chốc lại thành truyện sáng tác của dân
gian, mà cụ thể hơn là truyện dân gian của tỉnh Bạc Liêu, lại còn “lưu truyền
ở các tỉnh phía
Tôi viết Trường ca này vào cuối năm
1969, đầu năm 1970, khi đó nước nhà chưa thống nhất, Bạc Liêu là vùng đất xa
xôi cách trở ngàn trùng. Tuy thế, những giá trị tinh thần của nhân dân không
xa. Nhiều truyện cổ tích Nam Bộ, Truyện cổ Cà Tu, Trường Ca Tây Nguyên, Truyện
cổ Khơ me Nam Bộ đều được sưu tầm phổ biến trong các công trình đồ sộ của
Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan… Trong các công trình ấy, không có “Đi
đánh Thần Hạn”.
Bây giờ lục trong Google, cũng chỉ có
duy nhất “Đi đánh Thần Hạn” là
tác phẩm của tôi viết. Tác phẩm này đã tái bản rất nhiều lần. Nhà xuất bản
Kim Đồng còn tách ra in riêng với số lượng lớn dành cho các em nhỏ ở vùng sâu
vùng xa. Nhạc sĩ Nguyễn Thành (tác giả Qua
miền Tây Bắc) cũng đã phổ thành kịch hát. Họa sĩ Huy Chương cũng
đã vẽ thành truyện tranh. Năm 1970, họa sĩ Trương Qua cũng muốn dựng phim
hoạt họa và ông cũng đã vẽ tặng tôi một bức tranh minh họa rất đẹp.
Vậy bằng cớ đâu mà PGS - TS Nguyễn Thị
Huế và các nhà khoa học đồng tác giả lại khẳng định trong một công trình khoa
học rằng “Đi đánh Thần Hạn” là
truyện dân gian Bạc Liêu? Xin bà và các cộng sự hãy đưa ra văn bản mà các vị
lấy làm tư liệu nghiên cứu, là văn bản “Đi đánh Thần Hạn” đã được in ở Bạc Liêu trước năm
1970, là năm tôi công bố tác phẩm này?
Trong bếp núc sáng tạo, có thể có sự
trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng thường chỉ ở một vài chi tiết, chứ không thể toàn
vẹn nội dung cùng tất cả mọi tình tiết: “Sỏi làm đạn. Cây thông làm
mũi tên. Cây dừa làm kiếm. Cây mía làm dao, mác. Cua xin làm ngựa. Đạn sỏi
bắn mù mắt thần hạn hán, nước mắt thần chảy thành cơn mưa, máu thần thành bảy
sắc cầu vồng”, rồi trùng lặp chính xác đến cả từng con chữ “Mũi
khạc thành sấm”.
Nguyên bản của tôi: “Mũi
khẹc thành sấm – Chuyển động trời ngoài trời trong”. Mũi “khẹc” chứ sao lại “khạc” được. Chỉ có miệng mới khạc. Thơ Tú
Xương: “Khạc chẳng ra cho nuốt chẳng vào”. Lá thông làm mũi
tên. Lá dừa làm kiếm. Lá mía làm dao, mác. Chất liệu trong tác phẩm của tôi
là thế. Chứ “cây” dừa,
“cây” mía,
“cây” thông
làm sao thành kiếm thành tên được. Xem ra câu chữ của các nhà khoa học cũng
lởm khởm lắm mà lại chẳng khoa học tí nào.
Thực ra, những chuyện cẩu thả như thế này trong các công trình
được gọi là khoa học, cứ dựng lên để vét tiền dân vẫn diễn ra như cơm bữa,
chán đến mức chẳng còn muốn nói nữa. Nhưng ở đây nó lại liên quan đến một tác
phẩm của tôi, một tác phẩm đã in đi in lại nhiều lần và nhiều người cũng đã
biết nên tôi buộc lòng phải lên tiếng, kẻo rồi có bạn đọc lại hiểu lầm, lại
tưởng là lão Khoa đã đạo văn, mà đạo văn từ khi mới nứt mắt.
Một công trình khoa học, một cuốn sách công cụ đòi hỏi sự chính
xác và tính khoa học rất cao mà ngay từ những trang đầu đã lởm khởm và cẩu
thả đến như thế thì liệu công trình ấy có tin cậy được không?/.
(Theo
VOV.vn) Trần Đăng Khoa
Tựa đề của Kinh Bắc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét