Kinh bắc
Đăng ký
Bài đăng
Atom
Bài đăng
Nhận xét
Atom
Nhận xét
Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012
15:10
Chưa bắt đúng “bệnh” sao hết ùn tắc?
Cần xem xét do xe cá nhân hay do cơ sở hạ tầng, tổ chức giao thông yếu kém có phải là những nguyên nhân chính gây ra ùn tắc giao thông, để có giải pháp phù hợp
Bản dự thảo đề án hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn, với phạm vi áp dụng thí điểm tại Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng vừa được Bộ GTVT hoàn thiện và gửi lấy ý kiến các địa phương, bộ ngành liên quan. Hoan nghên sự chủ động, tích cực của Bộ GTVT, song các chuyên gia cũng thẳng thắn góp ý nhiều vấn đề.
Taxi không phải là xe cá nhân
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội Bùi Danh Liên đều có chung nhận định: Bộ GTVT chưa định nghĩa được khái niệm thế nào là “xe cá nhân”. Việc gộp tất cả ô tô dưới 7 chỗ ngồi và xe máy vào khái niệm “xe cá nhân” để hạn chế, thu phí là không ổn. Theo ông Hùng, xe cá nhân bao gồm ô tô dưới 10 chỗ ngồi, được đăng ký sử dụng cho cá nhân và không được dùng vào mục đích kinh doanh. Như thế, ô tô của các doanh nghiệp Nhà nước, công an, quân đội, xe phục vụ công tác đào tạo, sát hạch lái xe, taxi không thể được coi là xe cá nhân. “Taxi là phương tiện vận tải công cộng, hoạt động và đóng thuế theo Luật Doanh nghiệp sao có thể đưa vào xe cá nhân để hạn chế, thu phí được. Điều đó sẽ ảnh hưởng chính đến quyền lợi của người dân khi sử dụng dịch vụ này” - ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Vào thời điểm này cần thận trọng xem xe cá nhân có phải nguyên nhân chính góp phần ùn tắc hay chủ yếu do hạ tầng, tổ chức giao thông còn yếu kém? Nếu bắt không đúng “bệnh” của ùn tắc giao thông, đề án của Bộ GTVT có thể khiến nhiều ngành sản xuất kinh doanh lao đao, điển hình là sản xuất, nhập khẩu, lắp ráp ô tô, xe máy.
Quy định mơ hồ
Để hạn chế xe cá nhân, dự thảo đưa ra giải pháp, hạn chế số lượng xe cá nhân đăng ký hằng năm ở mỗi địa phương. Bên cạnh đó sẽ tăng lệ phí trước bạ, phí biển số, chứng minh được có chỗ đỗ xe mới được phép mua ô tô, xe cá nhân nộp phí bảo vệ môi trường cao hơn các phương tiện khác, xe máy không đạt tiêu chuẩn đăng kiểm sẽ không được lưu hành… Về nội dung này, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét: “Ai dám chắc sẽ không có tình trạng người dân đổ xô sang các địa phương lân cận để đăng ký, rồi làm thủ tục ủy quyền và đưa về 5 TP trên lưu hành. Điều này đã từng có trước đây khi Hà Nội chỉ cho phép mỗi người đăng ký một xe và sau đó phải bãi bỏ”.
Một nội dung quan trọng, theo ông Hùng, cũng không được đề cập cụ thể trong dự thảo của Bộ GTVT là việc hỗ trợ đối với xe buýt. Ngoài việc xóa bỏ độc quyền, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia loại hình vận tải này để nâng cao chất lượng phục vụ, cần chấm dứt ngay việc dùng tiền ngân sách để hỗ trợ trực tiếp như hiện nay. “Không thể để địa phương hỗ trợ, trợ giá cho doanh nghiệp cả ngàn tỉ đồng như hiện nay, bởi nó rất dễ tạo ra kẽ hở để tham nhũng” - ông Hùng nói.
Việc hạn chế phương tiện cá nhân nhằm hạn chế ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn cần có các phương án khả thi. Trong ảnh: Kẹt xe trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
TPHCM chủ động triển khai nhiều dự án
Hiện nay, Sở GTVT đang tiến hành góp ý cho đề án hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông của Bộ GTVT. Trong danh sách những việc cần làm theo như đề án đưa ra tại TPHCM, Sở GTVT cũng đã liệt kê những việc đã, đang và chuẩn bị triển khai. Theo đó, TPHCM đang nghiên cứu giai đoạn cuối đề án thu phí ô tô vào khu trung tâm. Theo Công ty CP Công nghệ Tiên Phong (ITD), đơn vị nghiên cứu dự án, phạm vi thu phí mà dự án hướng tới là khu vực quận 1 và 3. Đến nay, ITD đã nhiều lần báo cáo đề án này cho UBND TPHCM và các sở ngành góp ý. TPHCM cũng đã tiến hành lập vành đai hạn chế xe tải, xe container lưu thông vào nội đô. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín đã yêu cầu Sở Tài chính xem xét nâng mức phí đậu ô tô trong khu trung tâm TP. Bên cạnh đó, TPHCM cũng đang tiến hành kêu gọi đầu tư các dự án đường trên cao, tuyến đường sắt đô thị, tàu điện một ray, các nút giao thông khác mức trong nội đô và một số đoạn đường còn lại để khép kín Vành đai 2. Hiện TPHCM đang xây dựng cầu vượt kết cấu thép cho ngã tư Thủ Đức, chuẩn bị đầu tư loại cầu này cho ngã tư Hàng Xanh, bùng binh Cây Gõ và Lăng Cha Cả.
Ngoài những đã làm được như trên, Sở GTVT cũng đang góp ý một số nội dung chưa hợp lý cần điều chỉnh trong đề án. Sau khi hoàn thành bản góp ý cho đề án, sở sẽ trình UBND TPHCM xem xét.
A.Nguyệt
(NLĐ) THẾ KHA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn
Bài đăng Cũ hơn
Trang chủ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét