11:11
Bình Dương:
Biến nước lã, tạp chất thành xăng dầu
Vào
lò xăng dỏm
TT - Bãi xăng
dầu Trâu Điên (đường Tô Ngọc Vân, khu phố 3, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức, TP.HCM)
rộng hàng chục ngàn mét vuông, được vây quanh bằng bốn bức tường cao, bên
ngoài không treo bảng hiệu.
Mọi hoạt động của bãi xăng dầu khép kín và được canh gác thận
trọng.
Rút xăng thật,
bơm xăng dỏm
Ngày 9-6, chiếc xe bồn chạy vào khu vực pha chế, lập tức một nhóm
thanh niên hối hả kéo vòi xả xăng ra khỏi xe. Sau khi rút ruột hàng ngàn lít
xăng A92, nhóm thanh niên bơm vào bồn xe một loại chất màu trắng đục. Cứ rút
ra bao nhiêu lít xăng A92 thì bơm loại chất này vào bấy nhiêu.
Hầu hết các xe bồn chở xăng loại 16.000
lít vào khu vực này đều bị rút ruột 2.000-3.000 lít sau khi chất trắng đục
được bù vào cho đủ số lượng. Chất này được bãi xăng dầu Trâu Điên mua trôi
nổi với giá chỉ khoảng 18.000 đồng/lít (tùy thời điểm). Nhiều thợ pha chế
trong bãi xăng dầu cho biết loại xăng dỏm sau khi được pha chế sẽ cho xe bồn
chở đến cây xăng của công ty ở các khu vực Q.9 hoặc Bình Dương để bán.
Bãi pha chế xăng dầu Trâu Điên còn sử dụng chiêu thức dùng bột
màu pha chế xăng A83 thành xăng A92. Một thợ pha chế tiết lộ: “Mua xăng A83
về pha với xăng A92, sau đó thêm một ít thuốc nhuộm màu xanh, dùng máy đánh
đều trong khoảng 15 phút là có thể giao hàng. Cũng có lúc xe bồn chở xăng A83
về, thợ chỉ lấy một xô pha loãng màu xanh rồi đổ lại vào xe bồn. Loại hóa
chất này sẽ tự loang ra và biến xăng A83 có màu vàng thành xăng A92”. Cứ thế,
loại xăng dầu này được phát tán ra các tỉnh thành Tây Ninh, Kiên Giang, An
Giang, Cần Thơ đến cả Đắk Lắk...
Phụ trách nhóm pha chế của bãi Trâu Điên là Nguyễn Thanh Tùng (35
tuổi, ngụ tại Q.6). Tùng có hơn 15 năm kinh nghiệm pha trộn xăng dầu ở các lò
tại Campuchia, Đà Nẵng... Ngoài Tùng còn có các thợ pha chế lâu năm khác như:
Hóa “đen”, Sáu “què”...
Tùng tiết lộ: “Ở bãi này, loại xe bồn 12.000 lít bị rút ruột
2.000 lít xăng, đối với loại xe 16.000 lít bị rút ruột khoảng 4.000 lít. Chất
bột màu xanh thực chất là thuốc màu dùng để nhuộm vải. Lấy xăng pha màu xanh
này vào rồi đổ lại xe bồn. Loại màu xanh này sẽ tự lan ra”.
Tùng cho biết bãi xe bồn còn sử dụng một loại hóa chất nhằm tăng
thêm độ nhạy (đánh lửa) của xăng. Đây là thứ hóa chất được nhập từ Trung
Quốc, có khả năng phá hủy và ăn mòn sắt kim loại rất mạnh, được đựng trong
thùng phuy nhựa xanh dày hơn một phân. Nếu để tay chạm vào hóa chất thì vùng
da tiếp xúc sẽ bị dị ứng, ửng đỏ, nổi ngứa. Một ngày sau, vết thâm tím sẽ lan
ra cả cánh tay và toàn thân. Một tác dụng khác của loại hóa chất này là làm
xăng nở ra trong khoảng 2-3 ngày, vì thế có thể ăn bớt thêm số lượng.
“Loại chất cực độc này khi pha vào xăng sẽ ăn mòn bình xăng chính
và bình xăng con, dẫn đến xăng chảy ra ngoài, gặp nhiệt độ cao khiến xe máy
bốc cháy. Nhúng ngón tay vào trong bình xăng, nếu rút tay ra mà xăng trên
ngón tay khô đều thì đó là xăng chính gốc. Còn nếu cảm thấy xăng trên ngón
tay có màng, không khô đều và bị ngứa, chắc chắn là xăng có pha hóa chất” -
Tùng giải thích.
Hai hệ thống
pha chế
Trong bãi pha chế xăng dầu Trâu Điên (kể cả khu vực bãi xe) có
gần 50 người làm việc. Ở đây có nguyên tắc những người làm việc ở các bộ phận
khác không được quyền tiếp cận khu vực pha chế. Ngay cả những người làm việc
ở khu vực sửa xe, súc bồn cũng không được lại gần khu vực này.
Trong bãi xăng dầu có ba khu vực chuyên dùng để pha chế tất cả
các loại xăng dầu. Khu vực lớn nhất nằm cạnh khu văn phòng (tòa nhà ngói đỏ),
có hai hệ thống máy pha chế, luôn tấp nập xe bồn vào hút xăng dầu. Khu vực
pha chế thứ hai cách đó khoảng 15m, trong đó cũng có máy trộn với những đường
ống kích cỡ lớn. Khu vực pha chế thứ ba cách đó khoảng 70m, trong ngôi nhà
tôn rộng khoảng 150m2, cạnh một con kênh.
Có hai công ty tổ chức pha chế xăng dầu ở đây là Công ty TNHH
dịch vụ - vận tải Tiền Phương và Công ty TNHH thương mại - dịch vụ - vận tải
Quốc Khánh. Người quản lý khu vực xăng dầu của Công ty Tiền Phương là ông Áo
Đỏ (tức ông Phước, còn có tên khác là Quang, nhà riêng ở Q.Bình Tân). Con
trai của ông Phước tên Thắng (thường gọi là A Xiềng), phụ trách việc trông
coi các hoạt động trong bãi xăng.
Trước đây, ông Phước từng kinh doanh xăng dầu ở Q.Phú Nhuận.
Khoảng năm 1997, ông Phước chuyển bãi xăng dầu đến khu vực P.Linh Đông (Q.Thủ
Đức), tức bãi Trâu Điên. Có những thời điểm ông mua về hàng chục xe bồn để
chuyên chở xăng dầu đi các tỉnh bỏ mối, kể cả ở miền Trung. Ông Phước được
xem là mối xăng dầu lớn của các doanh nghiệp và cây xăng nhỏ lẻ.
Người quản lý bãi pha chế xăng dầu của Công ty Quốc Khánh là ông
Quốc (em trai ông Phước). Nghề pha chế xăng dầu lậu lợi nhuận rất lớn nên
nhiều anh em của ông Phước đua nhau mở bãi, bỏ mối ở khu vực ngoại thành.
Ngày 24-7, chủ một doanh nghiệp ở TP.HCM đến bãi xăng dầu của ông
Phước đặt mua hàng. A Xiềng hỏi số lượng. Khi nghe chủ doanh nghiệp nói dự
định mua hai xe loại 16.000 lít/tuần, A Xiềng cho biết: “Nếu giao với số
lượng đó sẽ có hoa hồng cho anh. Đây là kho xăng dầu của gia đình, chất lượng
luôn đảm bảo. Trong bãi có pha chế nhưng mà vừa phải, không phải pha để giết
doanh nghiệp”.
Nước + dầu cặn
= dầu FO
Sáng 16-8, hai chiếc xe bồn đậu sẵn ở bãi pha chế để chờ lấy dầu.
Bên trong nhà tôn, ba thanh niên hì hục pha chế dầu FO. Hàng ngàn lít nước
được liên tục xả đầy vào thùng phuy sắt (loại 220 lít/thùng). Sau khi đong đủ
lượng nước, một thanh niên cho vòi vào thùng phuy hút lên bồn đứng để pha với
một loại dầu đen đặc quánh, đầy cặn. Máy sục hoạt động ầm ầm trong vòng
khoảng 30 phút, rồi tạo ra một hỗn hợp gọi là dầu FO.
Tùy theo đơn đặt hàng của từng doanh nghiệp (mua dầu loại mấy
chấm) mà các thợ pha chế sẽ cho thêm axit hoặc nhớt đặc vào. Đến khoảng 10g,
hai xe bồn đầy ắp dầu FO ra khỏi bãi chạy về hướng Bình Dương. Cũng hôm đó,
hàng được đặt nhiều nên công nhân pha chế làm việc gần như cả buổi trưa. Hàng
chục chuyến xe bồn liên tục vào lấy hàng.
Loại axit mà bãi xăng dầu này dùng để pha chế được mua trôi nổi
ngoài thị trường, mỗi can 30 lít có giá 70.000-100.000 đồng/can. Mỗi lần bãi
Trâu Điên thường lấy 6-7 can, có người giao hàng tận nơi. Dầu đen cũng được
thu mua trôi nổi ngoài thị trường với khoảng 15.800 đồng/lít. Tại khu pha chế
số 1, trung bình mỗi ngày làm ra hơn 30 phuy sắt (loại 220 lít/phuy) dầu FO.
Một thợ pha chế lâu năm nói: công thức pha chế dầu FO loại bình
thường nhất cũng phải thêm vào 800-1.000 lít nước đối với loại xe bồn 12.000
lít. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu khác sẽ được pha chế theo yêu cầu, có thể
nâng lên hoặc hạ xuống.
Nhóm PV TUỔI TRẺ
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét