13:34
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ: "Hợp tác với VN rất tốt"
TT - Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon
Panetta khẳng định Mỹ muốn hợp tác với Việt Nam và các nước ASEAN nhằm
thúc đẩy hình thành Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông để các quốc gia trong
khu vực phải tuân thủ.
Ông Leon Panetta khẳng định như vậy
trong chuyến thăm lịch sử đến vịnh Cam Ranh ngày 3-6.
Có mặt trên tàu USNS Richard E. Byrd
của Hải quân Hoa Kỳ tại vịnh Cam Ranh - một trong những căn cứ lớn của hải
quân Hoa Kỳ trong chiến tranh VN, phát biểu giữa trưa nắng và nóng hơn 300C
ở giữa biển, ông Panetta nhấn mạnh: “Đặc biệt, chúng tôi muốn hợp tác với VN
về một số vấn đề hàng hải quan trọng, trong đó có việc hình thành Bộ quy tắc
ứng xử của các bên trên biển Đông mà tất cả các nước trong khu vực phải tuân
thủ theo, các vấn đề tập trung vào biển Đông và cả hợp tác để cùng thúc đẩy
việc tự do đi lại trên biển”.
Ông nói: “Hoa Kỳ và VN cũng sẽ tìm kiếm
mở rộng lĩnh vực hợp tác và nâng lên một tầm cao hơn, cụ thể như trong lĩnh
vực hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, thảm họa”.
Dấu mốc quan trọng
Trò chuyện với các sĩ quan, thủy thủ
trên tàu cùng báo chí VN và quốc tế, ông Panetta cho rằng sự có mặt của mình
ở Cam Ranh là dấu mốc đặc biệt, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước.
Ông nhấn mạnh sự hiện diện của ông là “để khẳng định quan hệ đối tác mà chúng
tôi đã phát triển với VN”. Ông Panetta nói đây là “thời khắc xúc động” với cá
nhân ông nhân dịp 17 năm bình thường hóa quan hệ VN - Hoa Kỳ.
“Việc tàu của hải quân Hoa Kỳ tiếp cận
được Cam Ranh là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ của hai nước, và
chúng ta có thể thấy tiềm năng hợp tác rất lớn trong tương lai. Chúng tôi
tiếp tục trông chờ được hợp tác tiếp theo với VN”.
Đoàn máy bay của bộ trưởng quốc phòng
Hoa Kỳ đến sân bay Cam Ranh vào sáng 3-6 từ
Cuộc gặp gỡ diễn ra gọn ghẽ trên bãi
đáp trực thăng phía đuôi tàu và mọi sự đi lại của những khách ghé thăm đều bị
hạn chế trên tầng 1 trong số 13 tầng của con tàu. Đây là tầng chủ yếu để hàng
hóa mà tàu Byrd sẽ tiếp tế cho các con tàu khác của hải quân Hoa Kỳ đóng quân
ở khắp nơi trên thế giới.
“Hợp tác với VN rất tốt”
Dưới thời Bộ trưởng quốc phòng Panetta,
tính linh hoạt, dễ triển khai của các lực lượng quân sự là chính sách mới và
then chốt. Để tái cơ cấu lực lượng và đặt trọng tâm vào khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác đối tác với các nước trong khu
vực để thay vì đặt căn cứ lâu dài thì chỉ sử dụng căn cứ tạm thời và binh sĩ
được điều động luân phiên. Vịnh Cam Ranh được hải quân Hoa Kỳ đánh giá là một
trong những địa điểm hết sức thuận lợi cho các hoạt động trên biển vì các yếu
tố địa lý phù hợp.
“Việc chúng tôi làm việc với các
đối tác như VN để có thể sử dụng các cảng như cảng Cam Ranh nếu
chúng tôi muốn đưa các tàu đang neo đậu tại bờ biển phía tây Hoa Kỳ đến
khu vực Thái Bình Dương là rất quan trọng”. Ông Panetta nhấn mạnh Hoa Kỳ
muốn tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực để giúp các nước có
khả năng tự bảo vệ mình, để đảm bảo các quyền hàng hải của các
nước trong khu vực biển Đông cũng như tại các nơi khác”.
Thước đo tiến bộ
“Đã 17 năm từ khi Mỹ và VN bình thường
hóa quan hệ sau cuộc chiến VN kết thúc năm 1975. Chuyến thăm của bộ trưởng
tới đất nước này là thước đo tiến bộ mà hai nước đã đạt được kể từ đó” - bản
tin trên website của Bộ Quốc phòng Mỹ viết, và cho biết nội dung của chuyến
thăm là thảo luận quan hệ giữa quân đội hai nước, hợp tác trên biển...
Trao đổi với Tuổi Trẻ, thiếu tướng Lê Văn Cương -
nguyên viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) - nhận định việc bộ trưởng Bộ
Quốc phòng Mỹ thăm VN là bình thường trong quan hệ giữa hai quốc gia.
Ông Cương cũng cho rằng VN có nhu cầu
mở rộng hợp tác quốc phòng với Mỹ và ngược lại vì lợi ích của hai nước và đảm
bảo hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực này. Ông cho rằng đó là xu thế chung
của thời đại. Trả lời câu hỏi liệu việc một bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ lần
đầu thăm vịnh Cam Ranh có ý nghĩa gì, thiếu tướng nói: “Dưới góc nhìn nhà
chiến lược, tôi thấy chuyện đó bình thường như lúc đói thì ăn cơm. Bất cứ nhà
lãnh đạo nào đi thăm các nước khác đều lựa chọn điểm quan tâm và chắc chắn bộ
trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ có quan tâm đến Cam Ranh”.
Vịnh Cam Ranh nằm ở phía nam tỉnh Khánh
Hòa. Từ lâu, vùng vịnh này đã được đánh giá là một trong những cảng nước sâu
tốt nhất tại châu Á với tầm quan trọng cả về chiến lược quân sự và phát triển
thương mại, nối với tuyến đường ra biển Đông và các đường hàng hải quốc tế.
Vào cuối thế kỷ 19, Pháp đã cho xây
dựng căn cứ hải quân tại vùng vịnh và bán đảo Cam Ranh. Tháng 4-1905, một hạm
đội gồm 40 tàu hải quân Nga dưới sự chỉ huy của đô đốc Zinovi Rozhdestvenski
đã cập cảng Cam Ranh để chờ tiếp tế. Năm 1940, Pháp cho nâng cấp căn cứ tại vịnh
và bán đảo Cam Ranh để chuẩn bị đối phó với Nhật. Từ năm 1965, Hoa Kỳ đã được
chính quyền Sài Gòn cho phép sử dụng căn cứ quân sự tại bán đảo và vùng vịnh
Cam Ranh. Trong thời gian sử dụng căn cứ này (1965-1972), Hoa Kỳ đã có nhiều
đầu tư nâng cấp và căn cứ quân sự tại vùng vịnh Cam Ranh để trở thành một căn
cứ quan trọng của quân đội Hoa Kỳ tại VN và cả khu vực. Đến năm 1972, Hoa Kỳ
rút khỏi vùng vịnh Cam Ranh và chuyển giao lại căn cứ quân sự này cho chính
quyền Sài Gòn.
Từ năm 1978-2002, Liên Xô đã thuê căn
cứ quân sự tại vịnh Cam Ranh. Tháng 1-2002, Nga rút khỏi Cam Ranh. Sau đó,
Chính phủ VN đã có quyết định bàn giao toàn bộ vùng bán đảo từ phía bắc sân
bay Cam Ranh trở ra Cù Hin cho tỉnh Khánh Hòa để xây dựng, khai thác vào mục đích
kinh tế. Cảng quân sự cùng các căn cứ ở phía nam bán đảo và vịnh Cam Ranh vẫn
là căn cứ quan trọng của Quân đội nhân dân VN.
|
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét