12:00
Giá
điện đang có lãi?
Vef.vn- Đã có
hơn 10 nhà máy điện được tăng 5% giá bán cho EVN. Vẫn còn tới 25.000 tỷ đồng
chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ vào giá điện. Trong khi lại có tín hiệu
cho thấy, giá điện sẽ tăng. Nhưng cũng có không ít ý kiến chuyên gia cho
rằng, giá điện hiện nay của Việt
Ẩn số giá thành điện
Xét về mức độ nhạy cảm, tác động lớn tới toàn bộ đời sống kinh tế- xã hội thì có lẽ, giá điện cũng không khác gì giá xăng. Mỗi lần tăng dù chỉ vài phần trăm, vài chục đến vài trăm đồng, bao giờ điện- xăng cũng gây ồn ào dư luận, vì lý do khá giống nhau là: giá bán thấp hơn giá thành, doanh nghiệp đang lỗ lớn. Tháng 2 năm nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khi phát biểu tại lễ ký kết cam kết tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nhấn mạnh: Chậm nhất đến năm 2013, giá than bán cho điện, giá xăng và giá điện phải theo thị trường. Thế nhưng, trong khi giá xăng luôn phải công bố công khai bảng giá cơ sở hay chính là giá thành (mặc dù là giá thành danh nghĩa được tính theo công thức của Nhà nước) thì giá thành điện lại vẫn còn là một ẩn số. Nếu như kết cấu giá thành xăng phải công khai đủ 10 hạng mục chi phí, từ giá nhập khẩu đến thuế, phí, lợi nhuận định mức, hoa hồng và bất cứ người dân nào cũng có thể tự tính được mức giá cơ sở... thì giá điện trong mỗi lần điều chỉnh, lại chỉ công bố đúng một căn cứ đó là các khoản lỗ tích lũy. Vì vậy, tại phiên Quốc hội chất vấn Bộ trưởng bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng vừa qua, đại biểu ĐB Đặng Thuần Phong, tỉnh Bến Tre đã nghi ngại: "Ai đang hưởng lợi xung quanh việc tăng giá điện?" Vị Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội này còn phân tích: "Với giá bình quân theo công bố của Nhà nước là hơn 1.300 đồng/kWh, tính ra là khoảng 7 cent, thấp hơn trong khu vực, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng giá này ngành điện không lỗ, nhưng năm nào ngành điện cũng báo là giá lỗ và chực chờ tăng giá". "Tôi đề nghị vấn đề này Bộ trưởng nên nêu rõ là giá như thế có lỗ không và lỗ của ngành điện thời gian qua là do giá điện hay do đầu tư ngoài ngành?" Ông nhấn mạnh rằng, cử tri cũng cho rằng dù thấp hơn khu vực nhưng người dân không được hưởng lợi từ giá điện này mà chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư sản xuất sắt, thép xi măng và những loại hình sản xuất khác được hưởng lợi từ giá điện rẻ của Việt Nam. Giá điện đắt hay rẻ? Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời ĐB Quốc hội lại không khẳng định rõ ràng thông tin giá điện hiện nay đang có lỗ hay lãi? Mặc dù vậy, bộ trưởng Hoàng cũng tiết lộ một số chi phí nguồn phát điện. Theo ông cho biết, giá thủy điện nhỏ hiện nay đang được EVN mua khoảng 800 - 900 đồng/kWh. Nhiệt điện than được mua với giá khoảng 1.280 đến 1.300 đồng/kWh, tương đương giá điện tua bin khí. Giá nhiệt điện chạy dầu trước đây có giá từ 5.500 đến 6000/kWh, nếu hiện nay huy động, sẽ có giá cao hơn rất nhiều do giá xăng dầu tăng. Bên cạnh đó, Việt Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều vị ĐB Quốc hội tại các cuộc thảo luận về sửa đổi Luật Điện lực thì giá thủy điện nhỏ đang bị ép chỉ bán ở mức 600 đồng/kWh, thấp hơn nhiều so với số liệu của Bộ trưởng Công thương công bố. Trong một hội thảo gần đây về năng lượng, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã thẳng thắn đặt vấn đề: "EVN lỗ ở đâu không biết chứ riêng giá điện khó có thể lỗ, vì giá điện EVN mua của thủy điện, nhiệt điện trung bình chỉ khoảng 800 đồng/kWh, bán ra trung bình khoảng trên 1.400 đồng/kWh (đã tính VAT)". Quả thật, nếu như so với năm 2010-2011, cơ cấu sản lượng điện phát đang rất thuận lợi cho bài toán giá thành của EVN. Lý do là bởi, 5 tháng đầu năm nay, hệ thống điện quốc gia đã được bổ sung tới hơn 6 tỷ kWh từ nhà máy thủy điện Sơn La và nếu nhà máy này hoạt động đủ 6 tổ máy, sẽ đáp ứng tới 10,2 tỷ kWh, tương ứng 10% sản lượng hệ thống. Nguồn thủy điện năm nay dồi dào, thường chiếm tỷ trọng lớn và có giá thành rẻ nhất. Năm 2010, nếu như giá thành bình quân của thủy điện có mức hơn 450 đồng thì giá thành của thủy điện lớn như Hòa Bình còn rẻ nữa, chỉ có 117 đồng/kWh. Tập đoàn EVN cho biết, về cơ cấu sản lượng điện trong 5 tháng đầu năm nay; thủy điện đạt sản lượng 17,382 tỷ kWh, chiếm 36,51% và nhiệt điện đạt 29,076 tỷ kWh, chiếm 61,07% tổng sản lượng. Lượng điện huy động thực tế mua của Trung Quốc - nguồn có giá cao gần gấp đôi thủy điện đã giảm đáng kể, ước chỉ chiếm khoảng trên 2% tỷ trọng. Mặc dù giá xăng dầu đã tăng lớn so với cuối năm 2011 nhưng do thời tiết thuận lợi nên hầu như EVN không phải huy động nguồn giá cao nhiệt điện chạy dầu. Nói cách khác, giá nhiên liệu trong chi phí phát điện của EVN chưa tăng. Cùng đó, tỷ giá từ đầu năm đến nay khá ổn định, nếu tăng thì chỉ tăng rất nhẹ. Có thể thấy, so với đợt điều chỉnh giá điện lên 5% ngày gần đây nhất 20/12/2011 thì các thông số cơ bản của đầu vào sản xuất điện có nhiều khả năng giảm chứ không tăng. Theo công bố về cơ cấu giá thành điện năm 2010 của Bộ Công Thương, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện bao gồm 4 thành phần tương ứng 4 khâu cơ bản của quá trình sản xuất điện. Trong đó, chi phí phát điện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành điện tới hơn 77%, chi phí cho các khâu còn lại chiếm 23% tổng giá thành điện, cụ thể, phần truyền tải chiếm 5%, phân phối và bán lẻ chiếm 16%, phụ trợ và quản lý ngành chiếm 0,7%. Như vậy, nếu như chi phí phát điện giảm thì kéo theo, tổng giá thành điện sẽ giảm rất mạnh. Vấn đề lãi hay lỗ hiện nay của EVN sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc quản lý chi phí giá thành các khâu còn lại. Nếu như EVN giảm được tổn thất điện xuống dưới 10%, tiết kiệm chi phí trong công tác quản lý thì giá điện hiện nay thì con số lỗ sẽ khác. Thêm nữa, mặc dù giá bán bình quân của EVN hiện là 1.304 đồng/kWh, tăng 5% nhưng trên thực tế, giá bán điện cho sinh hoạt đang gánh chịu mức đắt đỏ hơn rất nhiều. Với 6 bậc thang hiện nay, nếu các hộ gia đình tiêu thụ 200 kWh/tháng thì giá điện đã tăng 16%, nếu dùng 300 kWh/tháng là tăng 25%, nếu dùng trên 400 kWh/tháng sẽ phải chịu mức tăng tới 38%. Người dân chỉ được hưởng mức giá ngang với giá bình quân nếu như dùng dưới 150 kWh trong khi, mức này nếu ở khu vực đô thị là khá ít. Quan sát trong vài năm trở lại đây, hầu hết giá bán điện bình quân thực hiện được của EVN thường cao hơn giá bình quân do Nhà nước phê duyệt. Với công thức doanh thu chia cho sản lượng được tính vào cuối năm và chỉ cần giá thành không tăng mạnh thì EVN sẽ không bị lỗ. Đơn cử ngay như năm 2010- năm khó khăn đặc biệt do hạn hán, giá bán lẻ điện bình quân thực hiện được của EVN là 1.061,4 đ/kWh. Nếu so với giá bán lẻ bình quân áp dụng từ 1/3/2010 là 1.058 đồng - mức đã tăng 6,8% so với năm 2009 thì EVN đáng ra đã hưởng thêm chênh lệch tới 3,8 đồng/kWh. Tuy nhiên, EVN đã bị lỗ do giá thành tăng cao hơn giá bán bình quân thực tế là 1180 đồng. Vậy, thực chất thì giá thành điện năm 2012 đang ở mức bao nhiêu? Đang ở mức cao hay thấp, đang là lãi hay lỗ? Theo TS Vũ Xuân Thuyên, chuyên viên cao cấp của Bộ Kế hoạch đầu tư phân tích: Bộ Công Thương vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết cách tính và công khai minh bạch giá thành điện, bao gồm cả sản xuất, chi phí truyền tải, chi phí tính cho 1kW trên mạng lưới phân phối, tỷ lệ hao hụt điện năng, lãi định mức, chi phí quản lý điều hành... Vì vậy, lo ngại Quyết định 24 cho phép EVN tự động tăng 5% giá điện chỉ có lợi cho EVN là hoàn toàn dễ hiểu. Theo cơ chế hiện nay, EVN còn treo nhiều khoản lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng thì nguy cơ, giá điện sẽ vẫn cứ tăng bất kể ở hiện tại, giá điện có lãi hay lỗ. Người tiêu dùng sẽ tiếp tục bất an vì cảm giác thiếu minh bạch. Còn các nhà đầu tư ngoài EVN thì luôn phải chịu lép vế mỗi khi đàm phán giá điện.
Phạm Huyền (VietNamnet)
|
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét