Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

11:31

 Lương tăng nhưng đời sống không tăng doanh nghiệp giải thể & phá sản càng tăng!


Tình trạng “lương tăng nhưng đời sống người lao động lại vẫn khó khăn bởi giá cả leo thang". Vấn đề này được đông đảo nhân dân quan tâm và thu hút nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Vấn nạn lương chạy theo giá hay giá theo lương vẫn luôn tồn tại từ nhiều năm nay và hiện tại đây cũng là một gánh nặng để tạo đà cho các doanh nghiệp giải thể & phá sản.


Tình hình kinh tế hiện nay "giảm phát " hay  lạm phát  vượt  chỉ tiêu

Theo Điều 56, Bộ Luật lao động thì mức lương tối thiểu đã tính đến sựbiến động của chỉ số giá cả sinh hoạt. Tuy nhiên, do việc điều chỉnh mứclương tối thiểu “khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên” chỉ có thể dựa trênchỉ số giá sinh hoạt của năm trước và chỉ số giá sinh hoạt dự báo chonăm sau của Chính phủ và được Quốc hội phê duyệt nên nó không phản ánhhết được thực tiễn lạm phát ở các thời điểm khác nhau.Vì thực chất với mức lương tối thiểu như vừa được công bố có thể tăng gấp hơn 2 lần có nghĩa là hơn 200% nhưng thực tế thì giá đã tăng nhiêu hơn như thế từ lâu rồi do vậy việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vừa rồi gần như vô nghĩa với người lao động còn với khối Doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp) thì lại khó khăn hơn vì quỹ lương tối thiểu sẽ phải tăng rất nhiều trong khi tình hình tài chính doanh nghiệp lại khó khăn. Cụ thể Doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn.

Mặt khác vấn đề thống kê  báo cáo thường không trúng và đúng với thực tế cụ thể trong 5 năm trở lại đây, có đến 4 năm lạm phát thực tế caohơn nhiều so với lạm phát mà Quốc hội phê duyệt, cụ thể: Năm 2011: Quốchội phê duyệt lạm phát là 7%, trên thực tế năm 2011 lạm phát tăng18,58%; Năm 2010, Quốc hội phê duyệt lạm phát không quá 7%, thực tế lạmphát năm 2010 là 11,75%; Năm 2009, Quốc hội phê duyệt lạm phát dưới 7%,thực tế lạm phát là  6,52%; Năm 2008, Quốc hội phê duyệt lạm phát dưới8,5 - 9%  (gắn với chỉ tiêu tăng trưởng 8,5-9%), thực tế lạm phát củanăm này là 19,89%; Năm 2007, Quốc hội phê duyệt lạm phát là dưới 8,5%thực tế lạm phát năm 2007 là 12,6%.
Như vậy  có thể khẳng định việc điều chỉnh lương tối thiểucủa Chính phủ mặc dù đã tính đến yếu tố lạm phát của năm trước và dựbáo cho năm sau, nhưng vẫn chưa phản ánh hết được lạm phát thực tế củanền kinh tế. Và hiện nay, khi lạm phát thực tế tăng cao hơn so với chỉtiêu lạm phát mà Quốc hội phê duyệt trước đó thì cũng chưa có một chínhsách bổ sung nào để kịp thời điều chỉnh lương tối thiểu sát với thựctiễn biến đổi của lạm phát.
Nếu từ kết quả khảo sát tiền lương và mức sống tối thiểu của người lao động khuvực doanh nghiệp của Viện Công nhân công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam) cho thấy: Có 35,6% số người lao động được hỏi cho biết thunhập không đủ chi tiêu; 44,7% phải chắt chiu, dành dụm và thật tiết kiệmmới đủ trang trải cuộc sống; 17,9% khẳng định tạm đủ trang trải cuộcsống gia đình; chỉ 1,8% cho biết đủ trang trải cuộc sống và có phần tíchluỹ.

Cũng theo nghiên cứu của Viện Công nhân công đoàn: Mức sống tối thiểu ởkhu vực (KV) 1- các thành phố lớn - là hơn 3 triệu đồng, nhưng  lươngtối thiểu mới đạt 2 triệu. Ở KV2, mức mức sống tối thiểu là 2,8 triệuđồng nhưng mức lương tối thiểu chỉ đạt hơn 1,7 triệu đồng. Còn KV3, mứcmức sống tối thiểu là 2,6 triệu đồng, lương tối thiểu là 1,6 triệu đồng.Tại KV4, mức mức sống tối thiểu là 2,4 triệu đồng nhưng lương tối thiểuchỉ đạt 1,4 triệu đồng.

Thực tế so sánh mức tăng thu nhập bình quân của người lao động so vớimức tăng lạm phát cũng thấy rõ được vì sao lại có tình trạng lương tăngkhông bù đủ lạm phát. Theo thống kê: Năm 2011, thu nhập bình quân củangười lao động là 4,17 triệu đồng/người/tháng, tăng 14,64% so với năm2010, trong khi đó lạm phát năm 2011 là 18,58%; Năm 2010, thu nhập bìnhquân của người lao động năm 2010 là 3,51 triệu đồng/người/tháng, tăng12,36% so với năm 2009, lạm phát là 11,75%; Năm 2008, thu nhập bình quâncủa người lao động là 2,541 triệu đồng/người/tháng, tăng 16% so với năm2007, lạm phát là 19,89%.

Từ số liệu thống kê trên đây cho thấy, thu nhập thực tế của người laođộng giảm đi so với thu nhập danh nghĩa của họ do mức tăng của lươngtương đương với mức tăng của lạm phát (như năm 2010). Đặc biệt, xuấthiện tình trạng lương tăng không bù đủ lạm phát do mức tăng lạm phát lớnhơn mức tăng thu nhập bình quân của người lao động, điển hình như cácnăm 2008 và năm 2011.

Hiện nay, để chia sẻ với người lao động trong thời kỳ lạm phát, một sốdoanh nghiệp đã tiến hành điều chỉnh lương không định kỳ và nhiều hơnmột lần trong một năm. Tuy nhiên, tăng lương để ứng phó với lạm phátkhông phải là giải pháp tốt nhất, mà để ứng phó với lạm phát thì phải cóphụ cấp bù lạm phát để làm cơ sở điều chỉnh."Kiểu một thời bù giá vào lương" hay tính thêm Phụ cấp bù lạm phát 
Các biện pháp đã thực hiện bao gồm tăngthêm phụ cấp lương dưới hình thức: Thanh toán một lần, thay đổi cơ cấutiền lương, trợ cấp cho nhân viên có lương thấp và thực hiện việc xemxét đánh giá tiền lương hai lần trong một năm. Tại Công ty CP Tập đoànThái Bình Dương, từ năm 2011, Tập đoàn đã bù lạm phát bằng 10% thu nhậptừ lương cho người lao động. Việc bù lạm phát này đã giúp lao động yêntâm công tác, đóng góp công sức và trí tuệ cho sự phát triển bền vữngcủa doanh nghiệp.

Hiện nay vấn đề các doanh nghiệp đang gặp phải là tình hình tài chính quá khó khăn, sản xuất,kinh doanh thì đình trệ thu nhập kém nhưng mức lương tối thiểu của nhân viên lại tăng mà vẫn không đủ bù với giá như vậy đời sống của nhân viên cũng khó khăn vì vậy để giải quyết các vấn đề trên có lẽ biện pháp duy nhất để tháo gỡ khó khăn này cho doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí sản  xuất và tăng thu nhập nhưng hai chiều hướng này đang gặp phải một rào cản lớn là chi phí trả lãi vay của Doanh nghiệp rất lớn  và hàng hóa, sản phẩm thì ế tồn kho do vậy rất khó thực hiện giải pháp này? Có lẽ chỉ còn mỗi giải pháp nếu không thực hiện được việc đảm bảo thu nhập và đời sống cho người lao động thì chọn giải pháp giải thể hoặc phá sản là thành công, một bi kịch kiểu tăng lương thời lạm phát.
(Tamnhin) Lan Hương TH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét