09:45
Hà
|
“Tấc vàng” thu của dân cho cỏ mọc hoang vì chính quyền chưa biết... làm gì!
|
Lợi dụng “Tình làng nghĩa xóm”
để… cướp đất của dân (!?)
Bắt đầu từ câu chuyện “Ăn đồng chia đều” ở làng Chuông (xã
Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) cách chừng 7-8 năm nay.
Chuyện là, một số hộ trong làng bị xã
thu hồi khoảng chừng 30 - 40 m2 đất ruộng để xây dựng đường quốc lộ 38, số
tiền này người dân bảo nhau cộng dồn tất cả lại chia đều cho 209 hộ. Sau đó,
lại đem tổng diện tích của 209 hộ còn bao nhiêu lại đem rũ ra chia lại đều.
Như vậy, hộ nào cũng “có tiền”, hộ nào cũng mất chỉ vài ba m2 ruộng nhưng cả
làng được “vui chung”, được ấm áp tình làng…
Cái lý lẽ thật "tình làng, nghĩa xóm" hồn nhiên ấy không ngờ, đến bây giờ nó thành cái “cớ” để các "quan xã" ra nghị quyết “Ăn đồng chia đều” ép dân nghe theo nhằm thực hiện mưu đồ “cướp đất”. Lần này, Dự án “Đồng Văn Xanh” của Tỉnh được phê duyệt (năm 2010) ở làng Chuông trong bối cảnh thật thê thảm. Đất nông nghiệp của 209 hộ dân bị thu hồi, hàng trăm hộ dân bị mất trắng 100% diện tích đất nông nghiệp thuộc lại quỹ đất I (2 vụ lúa, 1 vụ màu).
Nhiều cuộc họp chính quyền thôn xã đưa ra nhưng người dân nhất quyết phản đối. Không có bất kỳ ai tán thưởng cách làm này bởi lẽ, các hộ dân mất đất quá nhiều liên quan đến cuộc sống cả một gia đình.
Bất chấp các lý lẽ của dân, xã đã đưa ra Nghị quyết thì buộc dân phải thực hiện. Giữa lúc người dân không thống nhất, nhiều cuộc họp bàn nhưng không có bất kỳ một biên bản chữ ký nào của dân và trưởng thôn được ký kết.
Cái lý lẽ thật "tình làng, nghĩa xóm" hồn nhiên ấy không ngờ, đến bây giờ nó thành cái “cớ” để các "quan xã" ra nghị quyết “Ăn đồng chia đều” ép dân nghe theo nhằm thực hiện mưu đồ “cướp đất”. Lần này, Dự án “Đồng Văn Xanh” của Tỉnh được phê duyệt (năm 2010) ở làng Chuông trong bối cảnh thật thê thảm. Đất nông nghiệp của 209 hộ dân bị thu hồi, hàng trăm hộ dân bị mất trắng 100% diện tích đất nông nghiệp thuộc lại quỹ đất I (2 vụ lúa, 1 vụ màu).
Nhiều cuộc họp chính quyền thôn xã đưa ra nhưng người dân nhất quyết phản đối. Không có bất kỳ ai tán thưởng cách làm này bởi lẽ, các hộ dân mất đất quá nhiều liên quan đến cuộc sống cả một gia đình.
Bất chấp các lý lẽ của dân, xã đã đưa ra Nghị quyết thì buộc dân phải thực hiện. Giữa lúc người dân không thống nhất, nhiều cuộc họp bàn nhưng không có bất kỳ một biên bản chữ ký nào của dân và trưởng thôn được ký kết.
Tuy vậy, Dự án thu hồi đất để làm gì? Người dân chỉ được thông
báo chung chung, lấy xây “Khu đô thị Đồng Văn Xanh” hay “Đỏ” gì gì đó. Giá cả
đền bù, thì... cũng chung chung thế thôi. Chứ các loại văn bản thì không được
biết
Thế nhưng, thông báo thu hồi thì là... thu hôi. Dù nhận
tiền hay không thì ruộng của dân cũng cho Doanh nghiệp xuống… phá.
Vậy là, tiền bồi thường của 209 hộ dân bị xã tự đem cộng
rồi chia đều cho tất cả các hộ. Hộ mất 7-8 sào ruộng (100% diện tích) cũng
được nhận tiền bồi thường bằng với hộ mất 1-2 sào.
Cả hộ nhận tiền và chưa nhận tiền đều bức xúc vì thấy mình
bị... lừa. Không còn ruộng cấy, người dân “giật gấu vá vai” từng m2 đất.
Người dân mất bao nhiêu đất đều không một ai biết gì vì nó
không để lại một... dấu vết. Người dân chỉ được nghe thông báo bằng... miệng
và ra nhận tiền bồi thường. Vì vậy diện tích của dân “bị”dư ra hơn 3000 m2
đất ước tính hơn chục tỉ đồng và tiền chênh lệch kiểu “Ăn chia đồng đều” là
tất cả bao nhiêu chỉ có “Quan” huyện và xã biết.
Dân làng Chuông đang trong bối cảnh “đói ăn mà ruộng bỏ
hoang" với cái cách thu hồi và bồi thường đất “ma quái” này.
Họ đua nhau viết đơn gửi khắp nơi để tố cáo và... đòi ruộng!
Muôn “kiểu” trấn áp, ép dân…nhận tiền
Người đầu tiên tôi gặp có tên Lê Hải Đường, đại diện cho
những người dân viết đơn tố cáo. Trong khuân mặt hốc hác, ông kể:
Ông Lê Hải Đường: Đất của dân
bị thu hồi quỹ đất loại I, sao trả dân đất dịch vụ là mấy ao sâu 5-6 m?
“Từ khi có dự án “khu đô thị Đồng Văn Xanh”, những
cảnh cãi lộn nhau giữa các hộ dân thường xuyên xảy ra. Chủ đầu tư là
Công ty TNHH Nam
Sơn lúc đầu đồng ý bồi thường với giá 47.000.000/sào ruộng và 1kg gạo/m2, đất
dịch vụ thì sẽ không có”.
Sau nhiều lần thỏa thuận. Người dân không đồng ý vì “số
tiền bồi thường quá thấp, Công ty lại đưa ra giá 18.000.000/sào thì có đất
dịch vụ” ông Đường bức xúc.
“Đất ruộng bị thu hồi có vị trí gần mặt đường quốc lộ,
đất loại I, trung tâm của xã, vì sao đem trả đất dịch vụ cho dân bằng mấy “ao
hồ” lò gạch sâu tới 4-5m cách 2km thuộc địa bàn xã Duy Hải. Nếu đem cả số
tiền bồi thường của dân chúng tôi cũng không đủ để lấp đầy những ao chuông
này”. Hiện tại số đất này bên xã Duy Hải cũng chưa đồng ý bán cho dự án.
Gia đình ông Đường bị mất 1,2 sào ruộng. Số ruộng này được
nhà nước giao lâu dài nên ông không không nhận giá đền bù thấp và cách làm
của cán bộ huyện, xã.
Vì không nhận tiền, cả ông và vợ đều là Cựu chiến binh
(CCB) nhưng đều không được mời dự Đại hội CCB của xã, ông cũng cho biết từ
ngày thu hồi đất, dân làng hay có chuyện cãi cọ nhau và rất mất đoàn kết.
Hộ gia đình CCB Nguyễn Văn Tăng có hơn 7 sào ruộng với 4 khẩu,
diện tích bị thu hồi hơn 5 sào đều thuộc đất nông nghiệp loại I.
“Trước khi cán bộ thôn thông báo họp dân để công
bố dự án, bí thư và phó bí thư thôn bắt lập danh sách“Ăn đồng chia đều” nhưng
dân không đồng ý. Người dân chỉ được phép ký 3-4 tờ giấy gì đó của xã
chứ không được cầm về bất kỳ loại giấy tờ nào”.
Trong câu chuyện bị ngắt quãng. Cố nén nỗi nghẹn ngào, ông
kể tiếp:
“Công an huyện, xã tập trung lùng sục ở làng Chuông
quá nhiều, một số hộ gia đình sợ hãi đành đi nhận. Chúng tôi không muốn
bán ruộng vì tiền đền bù không đúng với chủ trương của Tỉnh”?
Ông cũng cho biết: “bà Hoài (Chủ tịch xã- PV) ký công
văn thành lập tổ chia ruộng lại, đất của dân băm nát chia thành những ruộng
nhỏ. Cả thôn Chuông có 15 hộ CCB không nhận tiền đền bù nên Đại hội CCB xã
đều không được mời dự. Cách làm này của xã liệu có mất đi tính dân chủ hay
không” ?
Hộ gia đình ông In thì khác, con trai ông vì không nhận
tiền đền bù, khi lên văn phòng xã xin xác nhận để vay vốn kinh doanh bị Chủ
tịch xã Dương Thị Hoài bác bỏ với lý do: “Vì không nhận tiền đền bù nên
tao không ký. Mày muốn kiện đâu thì kiện…”
“Họ trấn áp dân nhiều quá, phao tin dọa nạt ai không lấy
tiền thì con em đi học sẽ phải về, họ dồn mọi cách để ép chúng tôi phải lấy
tiền..” Ông bức xúc.
Hộ gia đình chị Tài cũng bị thu hồi 4,7 sào ruộng cấy
nhưng chỉ được nhận 52.000.000đ, khi được nghe tin cán bộ thôn xã lập danh
sách “Ăn chia đồng đều”, chị tá hỏa lên xã để hỏi và nộp đơn kiến nghị nhưng
bị xã đuổi về hỏi thôn, chị đi hỏi cán bộ thôn thì thôn bảo lên xã…
Hộ gia đình anh Lê Thái Cung cay đắng hơn vì gia đình bị
thu hồi 100 % diện tích đất ruộng = 8,8 sào. Chị Hòa, vợ anh cho biết:
“Họ đem giấy đi từng nhà dân nói ký để xác định diện tích
đất. Thực chất họ lừa dân ký xong, coi như đồng ý việc “Ăn đồng chia đều”.
Chúng tôi không định ký nhưng tối đến Công an đội mũ đeo khẩu trang đi rầm
rầm khắp làng khiến nhiều người sợ hãi. Chúng tôi chỉ yêu cầu đền bù đúng giá
Nhà nước..”
Hộ gia đình chị Hương còn... bi đát hơn nhiều. Vừa là Đảng
viên, CCB lại sống độc thân, gần 30 năm làm cán bộ truyền thanh xã. Nay vì
không nhận tiền đền bù mà đúng ngày 29 Tết 2012, Chủ tịch xã Dương Thị Hoài
gọi chị vào phòng yêu cầu chị nghỉ việc để suy nghĩ. Khi nào nhận tiền thì đi
làm tiếp.
Hộ bà Nguyễn Thị Loan mất gần 4 sào (100%) diện tích), bà
Loan kể:
“Gia đình tôi chưa nhận nhưng có 1 công an huyện đến
tận nhà... Ngày 5-6 tết 2012 tôi đi nhận phải ký 5 loại giấy tờ, hỏi
sao ký lắm thế? Họ trả lời: Ký để lấy tiền. Lúc đầu họ bảo tôi ký 77
triệu đồng nhưng lúc nhận thì đưa 47 triệu đồng, họ nói bớt hơn 30 triệu để
chia cho hộ khác”.
Bà cũng cho rằng: “Thời cha ông chúng tôi được
chia 2 miếng đất %= 144m2, đất này còn gọi là đất rau xanh trồng lúa, hoa màu
cho năng suất. Trưởng thôn Tam nhiều lần thắc mắc đất % cho dân thì họ hứa
trả gần khu vực Dự án nhưng sau lại trả ở ao hồ xã khác. Hiện cả thôn còn 49
hộ dân vẫn chưa nhận tiền...”
Cuộc sống của những người dân làng Chuông đang trong tình
cảnh “dở khóc dở cười” với Dự án của Tỉnh. Cảnh trấn áp ép dân nhận tiền giao
đất của các cơ quan công quyền giờ đây vẫn đang là một vết hằn sợ hãi suốt
cuộc đời họ…
(Tamnhin.net) Thu
Hương
Bài báo này làm tôi mường tượng ra thảm cảnh những năm 30 của thế kỷ 20
dưới ách phong kiến, thực dân. Nhưng đây là năm 2012 tại quê hương của cụ Nam
Cao, Nguyễn Khuyến... Tất nhiên nay không thể còn giai cấp cường hào, ác
bá. Nhưng những cách hành xử trên của chính quyền tôi thấy chẳng khác nhiều. Tiếc rằng Cụ Nam Cao,
Nguyễn Khuyến đã đi xa, nếu không cái hiện thực tàn nhẫn này sẽ cho các Cụ
biết bao cảm xúc để sáng tác.
(Tựa đề và lời
bình của Thương Giang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét