Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012


12:02

Trần lãi suất:

Bên trọng, bên khinh


 (VEF.VN) - Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng (13/3 đến 11/4), NHNN đã 2 lần hạ lãi suất huy động với đơn vị 1%/lần, đưa mặt bằng huy động xuống xuống còn 12%. Nhưng đến đây, vấn đề lại được đẩy cao hơn khi nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc bỏ hẳn trần lãi suất tiền gửi và áp trần lãi suất cho vay mới thực sự mang lại những hiệu ứng tích cực…

2 lý do "lịch sử"
Trước khi tháo gỡ một hàng rào nào đó, trong trường hợp này là "trần lãi suất huy động" thông thường người ta hay đặt câu hỏi: tại sao người ta lại dụng "rào' (hay trần) để nhằm mục đích gì?
T.S Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế cho rằng việc duy trì trần lãi suất huy động xuất phát từ 2 lý do mang tính lịch sử: từ trước tới nay lý do để các NHTM đưa ra vì có một số ngân hàng mới thành lập rất nhanh, nhỏ, sức cạnh tranh và uy tín của các ngân hàng này không cao. Các ngân hàng này đã sử dụng lãi suất như là một công cụ duy nhất để thu hút vốn và hệ quả của nó là tạo ra một cuộc cạnh tranh vốn tương đối không lành mạnh, đặc biệt là sự di chuyển vốn xã hội không phải vì mục tiêu lợi ích mà nhằm lòng vòng để buôn bán vốn. về phía cơ quan chủ quản là NHNN cũng nhận thấy thực trạng này có thể gây ra những nhiễu loạn và thiệt hại cho các nhà đầu tư lớn.
Cho nên NHNN đưa ra quy định áp trần này để ngăn cản những rủi ro cho các ngân hàng. Tuy nhiên, đến nay cách làm này đã không còn phù hợp và bộc lộ những hạn chế.
Thứ nhất, khi khống chế đầu vào mà không khống chế đầu ra khiến cho lợi ít mà hại nhiều. Cái lợi duy nhất hướng về các ngân hàng lớn không bị cạnh tranh. Còn hại thì rất nhiều. Một là, nó làm cho người gửi tiền bị thiệt trong bối cảnh lạm phát cao, lãi suất thực tế bị âm.
Thứ hai, điều này tạo ra sự nguy hiểm là người dân sẽ ít gửi tiền hơn, thậm chí nếu tiếp tục hạ trần, người dân sẽ rút tiền ra. Hai, nó sẽ khiến cạnh tranh kém đi trong các ngân hàng với nhau.
Thứ ba, lượng vốn đầu vào ít, trong khi đầu ra thì mở lãi suất khiến cho dòng vốn xã hội đổ dồn vào những người vay với lãi suất cao. Những người này thường là ở lĩnh vực chứng khoán, bất động sản hoặc tín dụng đen.
Như vậy, theo T.S Phong, lượng vốn có hạn mà lại bị dồn hết vào chỗ đó thì các chỗ khác sẽ ít đi, những ngành nghề mà nhà nước chỉ định hỗ trợ cũng rất ít vốn. Như thế, các doanh nghiệp khác sẽ bị oan theo mức lãi suất cao đó.
Và, bản thân các ngân hàng phải đối diện với những rủi ro, khi cho vay cao thì chắc chắn rủi ro cũng cao. Hiện nay họ đã phải gánh chịu những rủi ro này, đơn cử như nợ khó đòi, nợ quá hạn rất cao. Điều này ảnh hưởng đến cả xã hội lẫn Nhà nước.
Vì vậy, bỏ trần lãi suất được nhiều người ủng hộ. Tất nhiên để thực hiện được mục tiêu này, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết, cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém bằng biện pháp mua lại, sáp nhập với NHTM khác theo định hướng của NHNN; định kì xếp loại ngân hàng và xác định giới hạn tăng trưởng tín dụng của các NHTM trên cơ sở kết quả xếp loại, tăng cường và nâng cao chất lượng thanh kiểm tra việc chấp hành giới hạn tăng trưởng tín dụng của NHTM...
Bao giờ sẽ bỏ?
Tại Việt Nam đã từng có tiền lệ về áp dụng trần lãi suất cho vay đó là lãi suất cơ bản và lãi suất liên ngân hàng cộng/trừ. Về nguyên tắc, ngân hàng chỉ được cộng thêm 2,5%, nếu vượt quá sẽ vi phạm vào quy định về cho vay đầu cơ tín dụng đen hay cho vay với lãi suất cao. Nhưng khi có ngân hàng thương mại thì bỏ quy định này, trong khi trước đây chỉ cần quá 1,5% lãi suất cơ bản là phạm tội cho vay nặng lãi.
Một băn khoăn không kém đối với dư luận là thời điểm nào sẽ là chín muồi để bỏ quy định về trần lãi suất huy động. Nhiều ý kiến tỏ ra phấn chấn muốn ngay bây giờ phải lập tức chuyển sang áp trần lãi suất cho vay. Hoặc vẫn khống chế trần huy động nhưng phải quay lại áp trần lãi suất cho vay để đảm bảo doanh nghiệp có lợi, đảm bảo hạ được lãi suất cho vay. Sau đó, tuy theo sự vững mạnh của ngân hàng, tùy khả năng thanh khoản của các khoản vay, cũng như mục tiêu về cân đối cung - cầu sẽ chuyển, lý tưởng nhất hiện nay là không còn trần, nhưng trong bối cảnh hiện nay chắc chắn vẫn phải còn trần, nhưng phải chuyển từ trần huy động sang trần cho vay.
Bởi lẽ, lý do tồn tại trần huy động đã hết, vì một số ngân hàng kém đã bị sáp nhập và đã bị phân nhóm (nhóm 4 là không được phép huy động, không được phép mở rộng), động lực cạnh tranh kia không còn nữa.
Tuy nhiên, với vấn đề bỏ trần lãi suất cho vay cũng có những phản hồi ngược lại. Đặc biệt, việc NNHNN thông báo có thể tiếp tục giảm lãi suất huy động trần 1 điểm phần trăm cho mỗi quý cho đến khi đạt đến 10% trước cuối năm nay hoặc trong trường hợp nếu tình hình thanh khoản có cải thiện đáng kể, thì nhanh lắm cũng phải sang quí 3/2012 mới có khả năng NHNN có thể loại bỏ trần lãi suất huy động hoàn toàn. Đặc biệt, với các NHTM việc này không dễ.
Ông Trịnh Quang Anh, Trưởng ban nghiên cứu kinh tế, Maritime Bank, việc đặt trần lãi suất cho vay dẫn đến khả năng khó kiểm soát hơn, bởi NHNN không thể ép các NHTM cho vay được. Thực tế, các ngân hàng thà giữ tiền lại còn hơn cho vay để rồi mất. Nếu ngân hàng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cao để cho vay những tín dụng có rủi ro lớn thì chắc chắn lãi suất cho vay sẽ bị đẩy lên cao.
Nếu bỏ, NHNN sẽ quản lý, điều hành thị trường lãi suất như thế nào. Các chuyên gia thống nhất cho rằng: NHNN sẽ quản lý bằng công cụ dự trữ bắt buộc và công cụ mua bảo hiểm tiền gửi.. Tức là ngân hàng nào cho vay nhiều, cho vay rủi ro cao thì bắt dự trữ bắt buộc nhiều hơn và mua bảo hiểm tiền gửi nhiều hơn. Cách làm này sẽ có lợi cho người gửi tiền và bắt ngân hàng phải tính toán lợi ích để cho vay nhiều hay ít, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ.  Hiện ở Việt Nam đang coi nhẹ công cụ này nhưng để quản tốt thị trường lãi suất, không thể không xem trọng nó.
 Tâm Thời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét