12:02
Có dấu hiệu hình sự vụ “cướp” lại thịt
thối
Bình
Dương đã tiêu hủy tám tấn thịt thối; tạm đình chỉ công tác bốn cán bộ quản lý
thị trường.
Dư luận bức xúc trước hành vi “cướp” 2,2 tấn thịt thối của
chủ hàng và đang đặt câu hỏi: Phải chăng cơ quan có thẩm quyền đã tiếp tay
cho chủ hàng “cướp” lại số thực phẩm nguy hại hay chỉ thuần túy vi phạm quy
trình nghiệp vụ?
Làm rõ hành vi trộm thịt thối
Ngày 20-4, Công an thị xã Thuận An (Bình Dương) phối hợp
với các cơ quan chức năng của tỉnh này tiến hành tiêu hủy hơn tám tấn chân
trâu, bò, lòng heo và pín bò thối mà các đơn vị này bắt giữ ở cơ sở chế biến
lòng heo tại 21G/3E, KP Bình Đáng, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An (Bình
Dương) ngày 18-4.
Toàn bộ số thực phẩm thối này được mang đi tiêu hủy tại
khu xử lý chất thải thuộc Công ty Cấp thoát nước Bình Dương (Bến Cát, Bình
Dương). Trưởng trạm Thú y thị xã Thuận An Khiếu Quang Lần cho biết cách tiêu
hủy là thiêu đốt, chi phí cho việc tiêu hủy khoảng 20 triệu đồng, ông Nguyễn
Hiệp Hương ngụ xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội) phải chi trả.
Cùng ngày, Trạm Thú y thị xã Thuận An cũng đã tiến hành
lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Hương. Theo đó, cơ sở của ông
Hương có ba vi phạm về thú y gồm: Vận chuyển sản phẩm động vật (chân trâu,
bò, pín bò, ruột heo) không có giấy chứng nhận kiểm dịch; kinh doanh sản phẩm
động vật bị ôi thiu, biến đổi màu sắc; không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.
Các cơ quan chức năng cũng đang làm rõ hành vi không đăng ký kinh doanh, gây
ảnh hưởng môi trường… của ông Hương.
Tiêu hủy lần một không thành,
số chân trâu, bò thối này phải tiêu hủy đến lần thứ hai.
Ảnh: DĐ
Trung tá Võ Văn Hồng, Phó Trưởng Công an thị xã Thuận An,
nói: Việc chặn đứng số thực phẩm độc hại này xâm nhập đời sống của người dân
là hết sức quan trọng. Cơ quan này đang tiến hành điều tra làm rõ hành vi lấy
trộm 2,2 tấn chân trâu, bò thối của những người liên quan. Đến thời điểm hiện
tại, ông Hương vẫn không thừa nhận 2,2 tấn chân trâu, bò thối đựng trong các
bao tải bị cháy sém nằm trong container tại cơ sở chế biến lòng heo ở Thuận
An là số chân trâu, bò thối mà các cơ quan chức năng Đồng Nai thiêu hủy trước
đó.
Về việc này, ống kính của phóng viên báo Pháp Luật
TP.HCM đã kịp ghi nhận: Chiều 18-4, ông Hương có mặt tại hiện trường ở KP
8, phường Long Bình (TP Biên Hòa) để chỉ huy “cướp” 2,2 tấn hàng. Sau đó, ông
cùng với chiếc xe tải 15C-031.26 “cập bến” cơ sở chế biến lòng heo ở thị xã
Thuận An và làm việc với cơ quan chức năng thị xã Thuận An ngày 19-4 khi tiến
hành mở niêm phong tám tấn gồm chân trâu, bò, lòng heo thối.
Chủ hàng, người tiêu hủy đều vi phạm?
Cùng ngày, ông Dương Minh Dũng, Trưởng phòng Nghiệp vụ
Tổng hợp (Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai), cho biết cơ quan đã ra quyết định tạm
đình chỉ công tác với bốn cán bộ tham gia tiêu hủy thịt thối và yêu cầu làm
tường trình, kiểm điểm để có hướng xử lý nghiêm.
Trở lại buổi chiều 18-4, sau khi biết thông tin cơ quan
chức năng tiêu hủy thịt thối, chúng tôi theo xe tải 15C-031.26 do tài xế
Nguyễn Văn Hoàn (27 tuổi, quê Thái Bình) điều khiển đến rừng tràm thuộc KP 8,
phường Long Bình, TP Biên Hòa để đưa tin. Khi còn cách hố tiêu hủy 500 m, phụ
xe nhờ phóng viên chở ra ngoài đường nói là đi lấy tiền để đóng phạt. Phóng
viên chở phụ xe ngược ra đường thì gặp ông Hương và phụ xe liền sang xe máy
để ông Hương chở vào hiện trường. Đến nơi, chúng tôi nghi ngờ khi thấy ông
Hương bắt tay với một nhân viên QLTT kèm theo lời đối thoại: “Có gì các anh
thông cảm cho em”. Nhân viện QLTT trả lời: “Yên tâm đi, tụi tôi hiểu mà”.
Theo luật sư Trịnh Thanh (Văn phòng Luật sư Người nghèo),
trong vụ này cả phía chủ hàng và nhân viên công lực đều có dấu hiệu phạm tội.
Về phía chủ hàng, kể từ sau khi bị cơ quan chức năng lập
biên bản, tiêu hủy số thịt thì họ không còn quyền sở hữu tài sản với số thịt
nói trên. Hành vi lén lút lấy lại số thịt có dấu hiệu của tội trộm cắp tài
sản. (Tài sản tiêu hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn có thể xác định
được giá trị tài sản).
Phía nhân viên QLTT cũng có dấu hiệu phạm tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi lẽ các nhân viên đã làm không hết trách
nhiệm mà Nhà nước giao phó, tiêu hủy thịt sai quy trình. Điều này đã “tiếp
tay” cho chủ hàng lấy lại số hàng bị tiêu hủy.
Nếu cơ quan chức năng xác định được chuyện “dấm dúi” để
làm sai quy trình sẽ là chuyện nhận hối lộ…
DUY
ĐÔNG
|
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét