Trái đắng Phi điệp đột biến: Trăm tỷ
chảy về Trung Quốc?
Cập nhật lúc 14:29
Mỗi tuần có khoảng từ 4 - 5
container lan cấy mô được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam qua các cửa
khẩu biên giới phía Bắc.
Thị trường tràn
ngập lan Phi điệp cấy mô từ Trung Quốc
Ngày 1/8/2020,
một đầu mối chuyên kinh doanh lan Phi điệp cấy mô ở thị trấn Xuân Mai, TP. Hà
Nội cho biết, số lượng lan Phi điệp cấy mô từ Trung Quốc về Việt Nam rất lớn,
hầu như tuần nào cũng có khoảng từ 4 - 5 container hàng được chuyển về qua
các cửa khẩu biên giới phía Bắc, ước tính mỗi lần như thế có hàng chục tấn
lan Phi điệp cấy mô từ Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam.
"Về chất
lượng mặt hoa của lan Phi điệp cấy mô từ Trung Quốc cũng chẳng khác gì hàng
Phi điệp đột biến (lan Phi điệp var) đang gây sốt ở thị trường Việt Nam.
Một bông hoa
lan var đưa sang Trung Quốc có thể được cấy mô, nhân ra hàng nghìn cây lan
khác nhau và cho mặt hoa tương tự nên giá cũng vì thế mà rẻ hơn rất nhất
nhiều" - người này cho biết.
Theo đầu mối
này, nếu nhập hàng lan Phi điệp cấy mô từ 1.000 - 5.000 gốc trở lên thì sẽ có
giá chỉ vài chục nghìn đồng/cây cao khoảng 5 - 10cm. Trong khi đó, mặt hàng
này về Việt Nam có thể bán với giá vài trăm nghìn/cây, hoặc nếu "gặp
khách" có thể bán với giá tiền triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng/cây.
"Nếu so
sánh giữa lan Phi điệp cấy mô và lan var thì không có sự khác nhau về mặt
hình thức bên ngoài, mặt hoa sau này cũng tương tự nhau. Chỉ có điều, lan var
được sinh ra trong tự nhiên còn lan Phi điệp cấy mô được sinh ra trong phòng
thí nghiệm.
Nhiều nhà vườn
ở TP. Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh, hay cả những nhà vườn trong miền Nam cũng
nhập lan Phi điệp cấy mô về trồng để bán ra thị trường, nằm đáp ứng nhu cầu
"sốt" lan var trong thời điểm hiện tại" - người này cho hay.
Để quảng cáo
thêm và lan Phi điệp cấy mô từ bên Trung Quốc nhập về, đầu mối này còn chia
sẻ, vì hàng cấy mô được chăm sóc chủ yếu bằng thuốc hóa học nên dễ bị chết và
sâu bệnh. Nhà vườn sau khi nhập về, thường chăm sóc cho cây ổn định rồi mới
bán ra thị trường.
Tuy nhiên, vòng
đời của lan Phi điệp cấy mô rất ngắn, chỉ khoảng từ 3 - 5 năm là cây sẽ lụi
dần. Trong khi đó, lan var có thể có sức sống hàng chục năm. Mặc dù vậy, lan
Phi điệp cấy mô sẽ cho mặt hoa ổn định, còn lan var dù được cắt từ cây mẹ
nhưng mặt hoa cũng có thể bị biến thiên, tùy vào người chăm sóc và môi trường
sinh trưởng.
"Chơi lan
Phi điệp cấy mô sẽ ổn định hơn về mặt hoa nhưng không lâu dài. Còn lan var
thì nhưng chơi xổ số, mua rất đắt nhưng mặt hoa lại không ổn định, có thể
không giống như cây mẹ và mất trắng" - người này cho hay.
Nhóm người
Trung Quốc làm trò?
Ngày 1/8/2020,
trên mạng xã hội tiếp tục bị thu hút bởi một cuộc đấu giá lan var dưới danh
nghĩa lấy tiền quyên góp, ủng hộ cho cơ quan chức năng trong việc phòng chống
dịch Covid-19.
Một sản phẩm
được quảng cáo là lan var với tên gọi "Bướm đại ngàn" cao chừng
khoảng 10cm bán giới giá 11,7 tỷ đồng.
Người trúng đấu
giá được cho là ở TP. HCM, còn người bán đấu giá là chủ một nhà vườn ở Phú
Thọ. Mặc dù cuộc đấu giá với số tiền lớn như thế nhưng chỉ được thực hiện trên
mạng xã hội, chưa có cơ quan chức năng nào thẩm định, lên tiếng xác nhận cuộc
đấu giá này thành công hay số tiền đấu giá này đã được
chuyển cho cơ quan đấu giá độc lập hay chưa? chuyển bằng cách thức
nào? thời điểm nào chuyển? Nhưng nhiều thông tin về sự kiện
này đã được lan truyền khắp mạng xã hội.
Đây không phải
là cuộc giao dịch duy nhất trong thời gian qua liên quan đến lan Phi điệp đột
biến có giá trị hàng tỷ đồng nhưng lại khiến dư luận nghi tính xác thực, cũng
như không có sự chứng kiến, xác nhận của cơ quan chức năng đấu giá, bất kì ai
cũng có thể tổ chức và công bố con số trên trời.
Trao đổi với
Đất Việt, một người từng làm Phó Chủ tịch Hội hoa lan Hà Nội thừa nhận, những
cuộc giao dịch này đều ẩn chứa sự bất thường, hoàn toàn có thể chỉ
là chiêu trò thổi giá của một nhóm người, khiến giá lan var bị đẩy lên cao
hơn rất nhiều so với thực tế.
"Có thông
tin cho rằng, một số thương nhân Trung Quốc kinh doanh trong lĩnh vực lan cấy
mô đã tạo ra chiêu trò về những cuộc giao dịch lan đột biến tiền tỷ tại thị
trường Việt Nam để tạo lên cơn sốt.
Họ chỉ cần tạo
ra một vài cuộc giao dịch ảo ban đầu rồi để thị trường tự dẫn dắt, các nhà
vườn ở Việt Nam khi đó chạy theo cơn sốt mà mua đi bán lại với nhau.
Khi nguồn hàng
khan hiếm thì buộc phải nhập thêm từ bên Trung Quốc. Từ đó, chỉ nhóm nhà vườn
ở Trung Quốc hưởng lợi" - vị này cho biết.
Vị này thừa
nhận, cây lan cũng giống như nhiều cây cảnh khác của Việt Nam có những
cây thực sự giá trị, có mặt hoa đặc biệt. Nhưng điểm khác là cây lan không
mang tính "duy nhất".
Một cây lan var
có thể nhân ra thành nhiều cây lan var khác nhau trong khoảng thời gian ngắn
khi mỗi mắt ngủ là một mầm kie trong tương lai, từ mầm kie đó có thể có thêm
nhiều cây lan var khác nữa. Tốc độ sinh sản của cây lan sẽ theo cấp số nhân.
Còn với những
cây cổ như tùng, mẫu đơn, mộc hương, sanh si cổ... thì nó mang tính duy
nhất. Nếu những cây cổ này mà cắt đi thì bản thân đó không còn là cây giá trị
nữa, từ cây mẹ cũng chẳng thể sinh ra được nhiều cây con.
"Nói thế
để thấy rằng, cây lan có thể đặc biệt nhưng giá trị kinh tế về lâu dài thì
không thể cao hay ổn định được bằng cây khác. Trong khi đó, từng xảy ra hiện
tượng "vỡ bong bóng" đối với cây phôi sanh, lộc vừng... thì cũng sẽ
xảy ra hiện tượng tương tự với cây lan, thậm chí thời gian xảy ra còn sớm hơn
rất nhiều" - vị này nhận định.
Chính vì thế,
vị nguyên Phó Chủ tịch Hội hoa lan Việt Nam cho rằng, nuôi cấy lan là một đam
mê, nét đẹp bảo tồn thiên nhiên nhưng đừng vì chạy theo thị trường mà đứng
trước nhiều nguy cơ thiệt hại về kinh tế.
"Có thể
mọi người sẽ nói, thời điểm hiện tại, nhiều người kinh doanh lan var đang lãi
lớn, tiền của họ muốn tiêu như thế nào là quyền của họ.
Nhưng nếu nghĩ
rộng hơn thì đây là vấn đề nguy hại đến cả nền kinh tế, khi mà có hàng chục
nghìn tỷ đồng đổ vào thị trường lan, khi mặt hàng này xuống giá không phanh
thì cả nền kinh tế bị ảnh hưởng, những người không chơi lan, kinh doanh lan
bị ảnh hưởng theo mà bài học đau đớn nhất chính là hội chứng hoa tuylip ở Hà
Lan và thế kỷ XVII" - vị này cho biết.
(Theo Đất Việt)
Bảo Ngọc
|
Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét