Ông
Nguyễn Đức Chung, từ Giám đốc Công an đến Chủ tịch Hà Nội và 3 vụ án
Cập nhật lúc 14:10
|
CHIỀU 28.8, CỔNG THÔNG TIN BỘ CÔNG AN ĐƯA
TIN, CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN ĐÃ RA QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ BỊ CAN, LỆNH
BẮT BỊ CAN ĐỂ TẠM GIAM (04 THÁNG), LỆNH KHÁM XÉT CHỖ Ở VÀ NƠI LÀM VIỆC ĐỐI VỚI
ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG (SINH NĂM
1967, TRÚ TẠI PHƯỜNG TRUNG LIỆT, QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, CHỦ TỊCH ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) VỀ HÀNH VI “CHIẾM ĐOẠT TÀI LIỆU BÍ MẬT NHÀ NƯỚC”
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 337 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017.
Trước đó, ngày 11.8.2020, Bộ Chính trị đã quyết định
đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và
đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung, Ủy
viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Việc đình chỉ sinh hoạt Đảng, đình chỉ chức vụ là
để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Nguyễn Đức
Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã
ký Quyết định 1223/QĐ-TTg tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung,
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Quyết định nêu rõ: tạm đình chỉ công tác đối với
ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội để xác minh, điều tra làm rõ
trách nhiệm có liên quan của ông Nguyễn Đức Chung trong một số vụ án theo quy
định của pháp luật.
Thời hạn tạm đình chỉ công tác là 90 ngày, kể từ
ngày ra quyết định tạm đình chỉ công tác.
Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng Bộ Công an -
cho biết việc Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ công tác
trong 90 ngày là để điều tra, xác minh vai trò liên quan đến 3 vụ án đang
được Bộ Công an thụ lý.
Vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ
thuật, Công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software), Sở
Kế hoạch - Đầu tư thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan.
Tổng
Giám đốc Nhật Cường bị cáo buộc cầm đầu đường dây buôn lậu có tổ chức, xuyên
quốc gia, sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán tài chính để ngoài sổ sách hàng
nghìn tỉ đồng doanh thu
Tháng
5.2019, Bộ Công an khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc
Công ty Nhật Cường) cùng 8 bị can khác về các tội “Buôn lậu” và “Vi phạm quy
định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Huy không có mặt tại nơi cư trú
nên cơ quan công an đã phát lệnh truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với
bị can này.
Mở rộng
điều tra, đầu tháng 7.2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết
định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định bổ sung quyết định
khởi tố bị can đối với Bùi Quang Huy về tội "Rửa tiền".
Tháng
11.2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bổ sung vụ án hình sự về tội
"Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và các đơn vị có liên quan.
Ngoài
ra, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế cũng khởi tố bổ sung tội
"Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" đối với bị
can Bùi Quang Huy.
Ngày
28.11.2019, Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam Nguyễn Tiến Học (cựu phó giám
đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội), Phạm Thị Kim Tuyến (cựu trưởng phòng đăng
ký kinh doanh Sở Kế hoạch - Đầu tư) và Lê Duy Tuấn (giám đốc kinh doanh Công
ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh).
Ngày
27.12.2019, Cơ quan cảnh sát điều tra - C03 (Bộ Công an) đã ra quyết định
khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Tứ (Chánh văn phòng Thành ủy
Hà Nội) và bà Phạm Thị Thu Hường (cựu chánh văn phòng Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà
Nội) để điều tra về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng" quy định tại khoản 3 điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trước
khi được điều động làm Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội, ông Tứ nhiều năm giữ
chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội.
Việc
bắt ông Tứ, bà Hường nằm trong diễn biến điều tra mở rộng vụ án buôn lậu, vi
phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và rửa tiền xảy ra tại Công
ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường, Công ty TNHH giải pháp
phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software) và các đơn vị có liên quan.
Ngày
10.7, Cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an vừa khởi tố, bắt giam và thực hiện
lệnh khám xét đối với 2 bị can gồm Bùi Quốc Việt (anh trai của Bùi Quang Huy
- Tổng Giám đốc công ty Nhật Cường) và Võ Việt Hùng, Chủ tịch công ty Đông
Kinh.
Trong
đó, Bùi Quốc Việt bị khởi tố về tội “Buôn lậu”; Võ Việt Hùng bị khởi tố về
tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", quy
định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015.
Đây
là diễn biến mới trong quá trình C03 điều tra mở rộng vụ án sai phạm xảy ra
tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật, Công ty TNHH giải pháp phần
mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software), Sở Kế hoạch - Đầu tư TP. Hà Nội và các
đơn vị liên quan.
Vụ
án liên quan Nhật Cường là một trong 5 đại án được Ban chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng chỉ đạo tập trung điều tra và xử lý nghiêm.
Đến
thời điểm này, Bùi Quang Huy đã bị khởi tố về 4 tội danh, gồm: “Buôn lậu”,
“Trốn thuế”, “Rửa tiền” và “Vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm
trọng”.
Bộ
Công an hiện đã khởi tố 28 bị can, trong đó đã bắt giam 20 người, truy nã 8
bị can còn lại liên quan đến vụ án trên.
Ngày 16.7, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố vụ án chiếm đoạt
tài liệu bí mật Nhà nước được quy định tại Điều 337, Bộ luật Hình sự năm
2015; đồng thời khám xét nơi ở, làm việc của 3 người liên quan.
Ngày
22.7, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm
giam 3 bị can, trong đó có 2 cán bộ Văn phòng UBND Hà Nội:
+ Nguyễn Hoàng Trung (sinh ngày 27.7.1983; chỗ ở: phòng 1602 tòa T2 Chung cư Sun Grand City Lương Yên, số 3 Lương Yên, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: Chuyên viên Phòng Thư ký – Biên tập, Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội)
+ Phạm Quang Dũng
(sinh ngày 16.7.1983; chỗ ở: phòng 3312 CT1 Chung cư Eco Green, đường Nguyễn
Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: nguyên cán bộ Công
an) về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, liên quan đến vụ án Công ty
Nhật Cường.
+ Nguyễn Anh Ngọc
(sinh ngày 20.5.1974; chỗ ở: số 104 Ái Mộ, phường Bồ Đề, quận Long Biên,
thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: Phó trưởng Phòng Thư ký – Biên tập, Văn phòng
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội);
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, công cuộc xây dựng, chỉnh
đốn Đảng dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng tiếp
tục tạo dấu ấn mạnh mẽ, thể hiện rõ qua việc kỷ luật hàng loạt cán bộ cấp cao
mắc sai phạm. Trong đó, 3 thành phố lớn là đầu tàu kinh tế của cả nước là Hà
Nội, Đà Nẵng, TP.HCM cũng đã thay nhân sự Bí thư giữa chừng do bị kỷ luật.
Cũng trong nhiệm kỳ này, đã có gần 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý
cũng bị xử lý kỷ luật.
Nhiều
cán bộ lãnh đạo chính quyền ở các thành phố lớn này cũng dính dáng đến những
vi phạm pháp luật liên quan phải xử lý. Gần đây là vụ việc Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chánh Văn phòng Thành uỷ TP.HCM Trần Trọng Tuấn
cùng nhiều cán bộ bị khởi tố, bắt tạm giam vì vi phạm pháp luật trong công
tác.
Mới
đây nhất, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã bị tạm
đình chỉ công tác 90 ngày để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm trong một
số vụ án theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với PV Lao
Động, ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra
Trung ương rằng, việc nhiều cán bộ cao cấp, cán bộ chủ chốt ở các
thành phố lớn bị xử lý kỷ luật là điều rất buồn nhưng chúng ta vẫn phải làm.
Việc này làm để trong sạch bộ máy, hệ thống chính trị vững mạnh.
Theo ông Vũ Quốc Hùng, việc xử lý kỷ luật cán bộ có sai phạm
“không có vùng cấm”, không có ngoại lệ, không có “hạ cánh an toàn” đang được
Bộ Chính tri, Ban Bí thư thực hiện một cách quyết liệt, bài bản. Điều này
giống như việc “gột rửa” những khuyết điểm, những sai lầm để Đảng ngày càng
trong sạch, vững mạnh.
“Việc
xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện một cách trung thực, khách quan, đúng
người, đúng sai phạm để giáo dục, để răn đe và củng cố sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng, đưa Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Chúng ta chỉ ra cho
cán bộ của mình thấy sai phạm, ngăn chặn sai phạm chính là cứu cả tổ chức,
thoát khỏi những hiểm hoạ do những sai phạm gây ra…” - ông Vũ Quốc Hùng nói.
Cùng
cho ý kiến về việc xử lý nhiều cán bộ có vi phạm, kể cả cán bộ cấp cao đang
tại vị hay đã về hưu, Trung tướng Nguyễn Quốc
Thước - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 cho
rằng, kể cả những trường hợp cán bộ cấp cao đang còn đương chức hay những
trường hợp đã nghỉ hưu, nếu có sai phạm cũng đều được đưa ra xem xét một cách
cụ thể. Điều đó thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, việc xử lý trách nhiệm
trong thời gian công tác thể hiện sự nghiêm minh, đúng người, đúng việc, đúng
với tinh thần xử lý vi phạm không có vùng cấm trong Đảng.
Nguyên
Tư lệnh Quân khu 4 cũng cho rằng, những vụ việc thời gian gần đây cho thấy,
không có chuyện miễn nhiệm trách nhiệm khi đã về hưu. Đó là một trong những
biện pháp khá chủ động và tích cực để răn đe, phòng ngừa, chấn chỉnh những
người đang còn đương chức, đương quyền không phạm vào các sai lầm, các vi
phạm. Việc ngăn ngừa có ý nghĩa rất lớn, có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Khi
đã có sai phạm xảy ra rồi thì đương nhiên phải xử lý.
Theo Báo Lao Động
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét