Bộ
Y tế: Người dân được tiếp cận, sử dụng vaccine COVID-19 sớm nhất
Cập nhật lúc 15:02
Hiện, Việt Nam có 4 nhà sản xuất trong nước là VABIOTECH,
POLYVAC, IVAC, NANOGEN đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển vaccine
COVID-19, cố gắng cuối năm nay thử nghiệm lâm sàng. Mỗi nhà sản
xuất đi theo hướng khác nhau, bước đầu đã cho thấy kết quả khả quan...
Nghiên cứu sản xuất vaccine COVID-19 tại
Việt Nam. Ảnh: Tô Thế
Việt Nam chưa đăng ký mua vaccine của Nga
Có 20 quốc gia từ Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Á đã đặt hàng 1
tỉ liều vaccine COVID-19 đầu tiên thế giới của Nga ngay sau khi quốc gia này đăng
ký vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Tổng thống Vladimir Putin thông
báo, Nga đã đăng ký vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Được đặt tên là
“Sputnik V”, vaccine này sẽ sớm được đưa vào sản xuất hàng loạt và sẽ cung
cấp cho công chúng từ tháng 1.2021.
Tại Việt Nam, dịch COVID-19 đang diễn ra với nhiều nguy cơ, nhu
cầu vaccine phòng dịch rất cần thiết. Một nguồn tin từ Bộ Y tế cho biết, hiện
Việt Nam chưa có động thái gì trong việc đăng ký mua vaccine của Nga. Trước
mắt, Nga sản xuất vaccine để cung cấp cho nhu cầu trong nước. Tổng thống Nga Vladimir
Putin mong muốn tiêm vaccine COVID-19 cho toàn dân, với dân số 150 triệu dân,
nhu cầu trong nước Nga cũng rất lớn. Tất nhiên, Nga sẽ mở rộng sản xuất. Sau
khi Nga đã phê duyệt vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới, công tác chuẩn
bị đang được thực hiện để bắt đầu thử nghiệm vaccine của Nga ở Brazil vào
tuần tới.
“Tôi đánh giá Nga đã nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19 rất
nhanh. Tôi không nắm hết quy trình của Nga nhưng họ đã đi tắt quy trình. Dù
đi tắt quy trình nhưng thực hiện đầy đủ các bước cần thiết, nghiêm ngặt, an
toàn thì việc sử dụng vaccine hoàn toàn có thể được. Tôi đã từng tới làm việc
tại Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya của Mátxcơva -
nơi nghiên cứu vaccine COVID-19 nên tôi tin việc nghiên cứu, sản xuất này được
thực hiện nghiêm ngặt, an toàn” - GS.TS Nguyễn Văn Mẫn - Nguyên Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (POLYVAC) (Bộ Y tế), chia
sẻ.
Bộ Y tế chỉ đạo: Việt Nam sớm có vaccine
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cho biết: Hiện có 4
nhà sản xuất trong nước nước (VABIOTECH, POLYVAC, IVAC, NANOGEN) đang trong
quá trình nghiên cứu, phát triển vaccine COVID-19 bước đầu cho thấy kết quả khả
quan, cố gắng cuối năm thử nghiệm lâm sàng. Mỗi nhà sản xuất đi theo hướng
khác nhau, bước đầu cũng cho thấy kết quả khả quan. Bộ Y tế rất quan tâm, chỉ
đạo trong thời gian qua để làm sao Việt Nam sớm có vaccine.
“Với COVID-19, chúng ta cũng đặt vấn đề sản xuất để đảm bảo an
ninh vaccine. Việt Nam cũng là một trong 38 quốc gia có cơ quan quản lý vaccine
theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mở ra cơ hội hợp tác, xuất
khẩu vaccine với các nước”, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay.
Về vấn đề cấp phép và thử nghiệm lâm sàng, Bộ Y tế yêu cầu các
đơn vị rút ngắn toàn bộ tất cả các quy trình hành chính, tuy nhiên quy trình
về chuyên môn, khoa học thì phải tuân thủ tuyệt đối, để làm sao đạt được mục
tiêu vừa sớm có vaccine, vừa đảm bảo được chất lượng, hiệu quả của vaccine.
Bộ Y tế cũng chuẩn bị những đề án mang tính đầu tư cũng như quỹ
vaccine làm sao để người dân Việt Nam được tiếp cận, sử dụng vaccine sớm nhất
dù ở trong nước tự sản xuất hay tiếp cận từ nước ngoài.
GS.TS Nguyễn Văn Mẫn đánh giá: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quy
định chặt chẽ về độ an toàn của vaccine khi đưa ra sử dụng rộng rãi. Ngay tại
Việt Nam, việc nghiên cứu vaccine cũng phải trải qua các quy trình: Nghiên
cứu sản xuất; Kiểm định; Thử nghiệm lâm sàng, Cấp phép lưu hành; Theo dõi sử
dụng vắc xin… Trong đó, thời gian thử nghiệm vaccine qua 3 giai đoạn: thử
nghiệm 5-10 người; 200 người; mở rộng trên diện rộng từ 1.000.2000 người. Chỉ
giai đoạn thử nghiệm cũng kéo dài khoảng 2 năm. Tuy nhiên, cũng có một số
quốc gia đã rút ngắn được thời gian thử nghiệm.
Triển vọng vaccine COVID-19 Việt Nam
* Về triển vọng vaccine COVID-19 ở Việt Nam, Giáo sư-Tiến sĩ
khoa học Nguyễn Thu Vân, nguyên Giám đốc Cty Vắc-xin và sinh phẩm số 1 (Bộ Y
tế), Thành viên Hội đồng Khoa học của Bộ Y tế cho hay: Theo dự tính, khoảng cuối
năm 2021, Việt Nam có thể sẽ có vaccine COVID-19. Nếu Việt Nam thành công thì
quãng thời gian như vậy là quá nhanh. Nếu theo đúng truyền thống, phải mất 5-
6 năm để cho ra một vaccine mới.
* Trước câu hỏi Việt Nam có tính đến chuyện nhập khẩu vaccine
COVID-19 từ Nga,Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên
Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH)- Bộ Y tế cho hay: “Chúng tôi cũng chưa
đề cập đến”. “Vì đối với một loại vaccine, chúng ta bắt buộc phải hiểu loại vaccine
đó như thế nào rồi mới có thể đưa ra quyết định có nhập khẩu hay không? Quốc
gia nào có vaccine thì chúng tôi cũng có những tiếp cận. Khi nghiên cứu
vaccine của họ được công bố rộng rãi trên thế giới, kết quả tốt thì chúng tôi
mới tính đến các bước tiếp theo trong việc nhập khẩu và đăng ký lưu hành tại
Việt Nam” - Tiến sĩ Đạt phân tích.
(Theo Lao Động) Lệ Hà - Thùy Linh
|
Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét