Người Đức ngưỡng mộ Putin: Dự trữ vàng
quả sáng suốt
Cập
nhật lúc 15:07
Nhà báo Đức
từng gọi chiến lược tích trữ vàng của ông Putin là sai lầm đã phải đánh giá
lại về bộ óc của nhà lãnh đạo Nga.
Theo chuyên gia Holger Zschäpitz, điều
hành bộ phận phân tích kinh tế tờ Die Welt, một trong những tờ báo hàng đầu
của Đức mới đây đã có bài phân tích về chiến lược dự trữ vàng của Nga, điều
mà ông từng coi là sai lầm.
Ông Putin đã có sách lược "khá
thông minh" khi dự trữ vàng.
Theo đó, ông Zschäpitz cho hay, năm ngoái, ông từng viết bài báo có nhan đề "Cơn khát vàng chết người của Vladimir Putin”, nói về “cái bẫy” dự trữ vàng đối với nước Nga.
Nhưng đến nay, trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 và khủng hoảng kinh tế, ông đã nhận thấy rằng, bài báo của mình là
sai lầm lớn.
Quan điểm của các nhà báo
người Đức này đã phải thay đổi bởi giá vàng tăng vọt kỷ lục lên hơn 2.000
USD/ounce.
Ông Zschäpitz cho rằng việc Nga tăng dự
trữ vàng không phải là mục tiêu chính trong chính sách tài chính của ông
Putin.
Nhà lãnh đạo Nga chủ yếu lo ngại về sự
phụ thuộc của đất nước vào đồng USD.
“Ông Putin muốn giảm sự phụ thuộc của
dự trữ Nga vào đồng USD và với sự trợ giúp của vàng, ông ấy đã khéo léo đối
phó với nhiệm vụ địa chính trị này” - ông Zschäpitz nhận định.
Theo ông Zschäpitz, Tổng thống Vladimir
Putin hành động khá thông minh.
Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, từ
tháng 1 đến tháng 8, giá vàng tăng từ 1,5 đến 2 nghìn USD/ounce, nhờ đó dự
trữ quốc tế của Nga đã tăng lên 600 tỉ USD. Như vậy, kỷ lục lịch sử của năm
2008 đã bị phá vỡ.
Hôm 13/8, Ngân hàng Trung ương Nga cho
hay, tăng trưởng hiện tại là nhờ các biện pháp thay đổi tỷ giá hối đoái tích
cực và giá vàng thế giới tăng. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cũng
đánh giá, nền tài chính của Nga đã “chứng tỏ mức độ ổn định cao trong nền
kinh tế”.
Rõ ràng là trong bối cảnh khủng hoảng,
hoạt động mua vàng vẫn tiếp nối ngay cả khi giá dầu và khí đốt xuống mức thấp
nhất trong nhiều năm.
Chuyên
gia Zschäpitz cho rằng, ngay cả khi có mức giá cao kỷ lục cũng sẽ không buộc
được nhà lãnh đạo Nga bán vàng để đầu tư vào nền kinh tế.
“Trước hết, điều quan trọng đối với ông
Putin là phải gia tăng sức mạnh của đất nước trên trường quốc tế và việc bán
vàng như vậy có thể gặp khó khăn nhưng cũng sẽ không khiến ông ấy phải bận
tâm” - ông Zschäpitz nhấn mạnh.
Không chỉ nhà quan sát của Tạp chí Die
Welt, chuyên gia người Đức Wolfram Weimer cũng đã gọi ông Putin là “người đàn
ông của tuần” trong chuyên mục trên cổng thông tin N-TV vì chính sách vàng và
ngoại hối của nhà lãnh đạo Nga.
Giá vàng liên tục tăng trong bối cảnh
kinh tế khó khăn đi kèm với khủng hoảng thực sự đã giúp Nga có được ổn định
về tài chính.
7 năm qua, Ngân hàng Trung ương Nga mua
vào lượng vàng rất lớn. Chỉ riêng năm 2017, họ mua hơn 200 tấn vàng để tránh
phụ thuộc vào đồng Dollar Mỹ.
Cụ thể, năm ngoái, mức tăng trưởng đạt
gần 86 tỉ USD, trong khi năm 2018 và 2017 có mức tăng tương ứng khoảng 33 tỉ
USD và 55 tỉ USD. Nước này cũng đang định hình lại dự trữ quốc tế của mình,
cắt giảm tỉ trọng của đồng USD để dự trữ vàng và các loại tiền tệ khác.
Nga có dự trữ vàng cao thứ 6 thế giới ở
mức 80,89 triệu ounce (2.293 tấn), tương đương 4,3% dự trữ vàng toàn cầu. Với
giá vàng thế giới hiện đang giao dịch quanh mức 1.774,4 USD/ounce, dự trữ
vàng của Nga tương đương khoảng 140 tỉ USD.
Nga-Trung
Quốc sẽ lập lại quy chuẩn tiền tệ là vàng?
Trả lời RT, ông trùm đầu tư nổi tiếng
phố Wall – Max Keiser cho rằng, vàng sẽ một lần nữa quay trở lại làm quy
chuẩn tiền tệ cho nền kinh tế thế giới nhờ những nỗ lực trong nhiều năm qua
của Trung Quốc và Nga.
Chuyên gia Max Keiser mới đây đã thảo
luận cùng với nhà đầu tư Lawrence Lepard- đồng sáng lập Quỹ quản lý tài sản
Assoc LLC về siêu lạm phát toàn cầu cùng viễn cảnh của nền kinh tế toàn cầu
trong tương lai.
Theo ông Lepard, quá trình sụp đổ của
nền kinh tế toàn cầu hiện đang âm thầm diễn ra, và vàng hiện nay là giải pháp
duy nhất có thể xây dựng lại hệ thống kinh tế.
“Trung Quốc và Nga sẽ là hai quốc gia
dẫn thế giới trở lại việc có một loại tiền tệ được hỗ trợ bởi vàng” - ông nói.
Ông cho biết thêm, Nga thực sự đang ở
một vị thế rất tốt: nợ rất thấp, không thâm hụt lớn... Ngoài ra Nga cũng có
một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn.
“Đừng nên quá ngạc nhiên khi mọi thứ
sụp đổ và Nga cùng Trung Quốc là hai nước đầu tiên đưa thế giới quay trở lại
tiêu chuẩn vàng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng hai quốc gia đó đã chơi một cuộc chơi
rất dài trên khía cạnh tiền tệ và sẽ được hưởng lợi khi làm như vậy” - Lepard
tính toán.
(Theo
Đất Việt) Huy Vũ
|
Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét