Hé lộ về vụ án thứ 3 liên quan đến Chủ
tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Cập nhật lúc 10:27
Theo
nguồn tin của Thanh Niên, vụ án liên quan đến ông Võ Tiến Hùng, Tổng giám đốc
Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, là 1 trong 3 vụ án hình sự liên quan đến
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Ông Võ Tiến Hùng khi còn đương chức. Ảnh
Vũ Hân
Ngày
20/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị
can, lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Võ Tiến Hùng, Tổng
giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, để điều tra về tội vi phạm quy
định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định
tại Điều 219 bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Đây
là diễn biến mới nhất trong quá trình điều tra vụ án vi phạm quy định về quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại UBND TP.Hà
Nội và các đơn vị liên quan, do C03 khởi tố từ ngày 27/4.
Được
biết, hành vi của ông Võ Tiến Hùng có liên quan đến việc mua độc quyền chế
phẩm Redoxy-3C của Đức để xử lý các hồ ô nhiễm trên địa bàn TP.Hà Nội.
Theo
nguồn tin Thanh Niên, vụ án nêu trên là 1 trong 3 vụ án hình sự có liên quan
đến ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội-người vừa bị đình chỉ về
Đảng và chính quyền để làm rõ trách nhiệm trong các vụ việc có liên quan.
2
vụ án hình sự khác được xác định liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung, là vụ án
buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, rửa tiền, vi
phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Sở KH-ĐT Hà
Nội và một số đơn vị liên quan. Vụ thứ 2 là vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật
nhà nước mà Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án mới đây.
Trong
vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát,
lãng phí xảy ra tại UBND TP.Hà Nội, thông tin ban đầu cho biết, từ năm 2016
đến quý 1/2019, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã ký hợp đồng với Công ty
Arktic mua chế phẩm Redoxy 3C để xử lý ô nhiễm nước hồ, là thực hiện nhiệm vụ
cung ứng dịch vụ công ích theo dự toán đặt hàng với giá mua chế phẩm được
liên ngành chấp thuận và thành phố đồng ý.
Khối
lượng chế phẩm Redoxy-3C Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội mua là 403,040
tấn, giá trị 137 tỉ đồng.
Cũng
trong khoảng thời gian nói trên, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã sử
dụng 380,6 tấn, khối lượng Redoxy 3C tồn kho là 22,448 tấn.
Từ
ngày 22/8/2016 đến ngày 20/10/2016, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã sử
dụng 2,024 tấn xử lý thử nghiệm tại các hồ Giáp Bát, Hố Mẻ, Ba Mẫu theo Văn
bản 308/UBND-ĐT của UBND TP.Hà Nội; 5,4 tấn xử lý sự cố cá chết Hồ Tây… Từ
tháng 10.2016 đến nay, sử dụng khoảng 344,8 tấn hóa chất Redoxy
3C để xử lý ô nhiễm lần đầu tại 83 hồ, duy trì chất lượng nước 85 hồ nội
thành.
Có
"dấu ấn" của người nhà ông Nguyễn Đức Chung
Trong
việc cung cấp chế phẩm Redoxy 3C, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic có
dấu ấn của ông Nguyễn Đức Hạnh, là con trai của ông Nguyễn Đức Chung.
Công
ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp lần đầu vào năm 2015 do 2 thành viên góp vốn gồm: ông Đào Xuân Tấn và
ông Nguyễn Đức Hạnh. Người đại diện theo pháp luật là ông Đào Xuân Tấn.
Tháng
6/2016, ông Đào Xuân Tấn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho ông
Nguyễn Trường Giang và ngày 23/7/2016, ông Nguyễn Đức Hạnh ký hợp đồng chuyển
nhượng toàn bộ vốn góp của mình cho người khác.
Sau
khi dư luận ồn ào về việc cung cấp chế phẩm Redoxy 3C có liên quan đến người
nhà, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Thanh tra UBND TP.Hà
Nội vào cuộc làm rõ tính minh bạch trong việc mua chế phẩm này cũng như hiệu
quả.
Tháng
3/2020, Thanh tra UBND TP.Hà Nội đã ban hành kết luận thanh tra nhưng không
chỉ ra được sai phạm cụ thể nào mà cho rằng: “Đại diện chính quyền địa phương
và khu dân cư đều đề nghị thành phố tiếp tục thực hiện công tác xử lý và duy
trì chất lượng nước hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C như trong thời gian vừa
qua", Thanh tra Hà Nội nêu trong văn bản./.
(Theo
Thanh Niên) Thái Sơn
Có lẽ đến lúc này đã rõ ai là kẻ "phá đám" vụ công ty của Nhật Bản giúp thí điểm làm sạch sông Tô Lịch hồi năm trước. Có lẽ phía công ty Nhật đã "nản lòng" nên dự án đang dừng lại. Thật tiếc cho nhân dân Thủ đô khi lòng tốt không được chính lãnh đạo Thành phố này đón nhận.
Thương Giang
|
Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét