Bộ Chính trị yêu cầu đẩy
mạnh phát triển kinh tế số
Cập
nhật lúc 20:28
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký kết luận số 77 của
Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục
hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.
Kế luận nêu rõ,
tại phiên họp ngày 29/5, sau khi nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về Đề
án "Chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và
phát triển kinh tế đất nước" và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã
thảo luận và kết luận.
Cụ thể, Bộ
Chính trị đánh giá công tác phòng, chống dịch đã đạt kết quả tốt, Việt
Các hoạt động
của đời sống kinh tế - xã hội đang được khôi phục; tình hình kinh tế - xã hội
đã có những chuyển biến tích cực; được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhân
dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của
Chính phủ.
Tuy nhiên, Bộ
Chính trị cũng lưu ý, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức
tạp, khó lường, đòi hỏi chúng ta vừa phải tập trung ưu tiên phòng, chống
dịch, đồng thời cần có các chính sách, giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm
giảm thiểu tác động của dịch bệnh, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng
thời cơ để sớm phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế
- xã hội.
Điều
chỉnh một số dự án cao tốc trên tuyến Bắc -
Bộ Chính trị
yêu cầu tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách. Cụ thể là tiếp tục
thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài
chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao
động, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19,
nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách
miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt
hại nặng nề do đại dịch Covid-19 trong năm 2020.
Tập trung phát
triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích
thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào "Người Việt
Trước mắt chưa
triển khai điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức,
lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020.
Đồng thời, kéo
dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 - 2020 sang năm 2021;
trong năm 2021 ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho
giai đoạn 2022 - 2025.
Đẩy mạnh giải
ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giải quyết vướng mắc trong
thủ tục hành chính, đẩy nhanh thủ tục phê duyệt, điều chỉnh các chính sách
mới. Khởi công, triển khai thực hiện ngay các dự án quy mô lớn, quan trọng,
có tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, vùng và
ngành, lĩnh vực.
Tăng cường kỷ
luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đề cao trách
nhiệm của người đứng đầu; gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan
trong việc bảo đảm tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
Bộ Chính trị
cũng yêu cầu chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 giữa các bộ,
cơ quan TƯ và địa phương trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển năm
2020. Điều chỉnh một số dự án thành phần đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc -
Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020 từ phương thức đầu tư đối tác công - tư
sang đầu tư từ ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học,
hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế về khả năng huy động vốn tín
dụng để thực hiện từng dự án đối tác công - tư và có cơ chế quản lý, kiểm
tra, giám sát chặt chẽ.
Chuyển đổi phù
hợp cơ chế kiểm tra, giám sát từ tiền kiểm sang hậu kiểm, gắn với minh bạch
hoá các chế tài xử lý có đủ mức độ răn đe; giảm số lượng, tránh chồng chéo
trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các
trường hợp vi phạm.
Đẩy
mạnh phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số
Về nhiệm vụ,
giải pháp dài hạn, Bộ Chính trị yêu cầu đổi mới hoàn thiện thể chế để khơi
thông, giải phóng nguồn lực phát triển, nâng cao năng lực quản trị quốc gia.
Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Đẩy mạnh cải
cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,
tập trung giải quyết các điểm nghẽn, bất cập, tạo điều kiện thông thoáng cho
nhà đầu tư, doanh nghiệp. Đẩy nhanh xây dựng khung chính sách, pháp luật,
hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới, ứng dụng chuyển
đổi số.
Đẩy mạnh quá trình
cơ cấu lại nền kinh tế. Hỗ trợ phát triển những ngành, lĩnh vực có tiềm năng,
lợi thế, tham gia sâu trong các chuỗi giá trị thông qua chính sách ưu đãi về
tài chính - ngân sách nhà nước, tín dụng và các chính sách hỗ trợ khác.
Phục hồi và ổn
định sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu
phù hợp, hiệu quả, thích ứng với tình hình mới; củng cố, nâng cao năng lực
phòng, chống dịch bệnh. Tập trung phục hồi và phát triển mới chuỗi cung ứng,
chuỗi giá trị; đa dạng hoá, tránh phụ thuộc vào một thị trường cả xuất khẩu
và nhập khẩu; tăng cường xuất khẩu.
Cùng với đó,
nâng cao năng lực, sức cạnh tranh nhằm đón đầu các thời cơ, lợi thế, cơ hội
mới. Hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nước (gồm cả doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI); không để bị lợi dụng thâu tóm, bởi
nhà đầu tư ngoài nước.
Đẩy mạnh sắp
xếp, đổi mới, thoái vốn gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước; phát huy vai trò đầu tàu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong
việc hình thành các chuỗi giá trị, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
Tạo điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy sức sáng
tạo và khả năng thích ứng, tận dụng các cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh
và tạo việc làm cho người lao động. Chủ động, có cơ chế, chính sách, hoàn
thiện hạ tầng cơ sở, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ nhằm thu hút, hợp tác đầu tư
nước ngoài có chọn lọc, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường,
sinh thái, nhất là từ các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia có công nghệ
cao, tiềm lực mạnh, đứng đầu hoặc chi phối các mạng sản xuất, chuỗi giá trị
khu vực, toàn cầu.
Đẩy mạnh phát
triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa
học công nghệ. Tập trung nguồn lực để phát triển một số nền tảng công nghệ
dùng chung, các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia cốt lõi; bảo đảm hạ tầng kỹ
thuật an toàn, an ninh thông tin. Xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm
đổi mới sáng tạo cấp quốc gia, vùng và địa phương; hỗ trợ, phát triển hệ sinh
thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Bảo đảm an sinh
xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với xu thế mới.
Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết việc
làm, tạo điều kiện cho người lao động sớm quay trở lại thị trường, bảo đảm đủ
lực lượng lao động khi bước vào giai đoạn tăng cường sản xuất, kinh doanh sau
dịch.
Tập trung hỗ
trợ người sử dụng lao động đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu
cầu mới; đẩy mạnh kết nối cung, cầu lao động trong nước, gắn với thị trường
lao động quốc tế.
Phát huy thế
mạnh của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn là đầu tàu cho phát
triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp phát
triển vùng bền vững, đồng bộ, hệ thống, tạo tác động lan toả.
Thúc đẩy liên
kết nội vùng, liên vùng và quốc tế, tạo cơ sở phát triển mô hình tổ chức lãnh
thổ, tổ chức sản xuất kinh doanh mới; hình thành các cụm ngành, chuỗi giá trị
sản xuất và cung ứng liên thông; tạo không gian phát triển mới, phù hợp với
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
(Theo Vietnamnet) Thu Hằng
|
Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét