EU kêu gọi Hoa Kỳ xem xét lại quyết định chấm dứt quan hệ với WHO
Cập nhật lúc 08:11
Liên minh Châu Âu (EU) vừa kêu gọi Hoa Kỳ xem xét lại
quyết định cắt đứt
quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Chủ tịch Ủy
ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen và Đại diện Cấp cao về chính sách đối ngoại
và an ninh của Liên minh châu Âu Josep Borrell. Ảnh: Politico.eu
"Trước mối đe dọa toàn cầu này,
giờ là lúc để tăng cường hợp tác và đưa ra các giải pháp chung. Những
hành động làm suy yếu kết quả chung thì cần phải tránh", Chủ tịch Ủy ban
Châu Âu Ursula von der Leyen và nhà ngoại giao hàng đầu của EU Josep Borrell nêu ra trong một
tuyên bố.
"Trong
bối cảnh này, chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ xem xét lại quyết định đã tuyên bố của
mình".
Lời kêu gọi được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump
tuyên bố động thái này, với cáo buộc cơ quan Liên Hợp Quốc đang trở thành con
rối của Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cũng lên án động thái này và cam kết đàm
phán với Washington về vấn đề này.
Quyết định này là "sai tín hiệu, sai thời điểm", ông
Maas nói với tập đoàn truyền thông Đức Funke. Với số lượng các ca nhiễm
virus đang tiếp tục gia tăng trên toàn cầu, "chúng ta không thể khiến
tình hình tồi tệ hơn", ông nói.
EU đã đưa ra lời kêu gọi xem xét lại các phản ứng quốc tế đối với
đại dịch virus corona, bao gồm cả hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đã bảo vệ cơ
quan chống lại sự chỉ trích dữ dội của Tổng thống Trump, hứa sẽ xem xét lại
hoạt động của tổ chức sau khi tình hình đại dịch giảm căng thẳng.
Tháng trước, Tổng thống Trump đã tạm dừng tài trợ cho tổ chức 194 thành viên.
Sau đó trong một lá thư gửi ngày 18.5 ông đã cho WHO thời hạn 30 ngày để cam
kết cải cách.
Phát biểu tại Nhà Trắng ngày 29.5, ông Trump cho biết các quan
chức Trung
Quốc đã gây áp lực buộc WHO "che giấu cả thế giới".
Động thái từ bỏ
cơ quan có trụ sở tại Geneva diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa
Washington và Bắc Kinh về sự bùng phát của virus Corona. Virus này xuất hiện lần
đầu tiên tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm ngoái.
(Theo Lao Động) KHÁNH LY
|
Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020
Điều tra dự án 'ma' ở TP.HCM
Cập nhật lúc 07:38
Ngày 30/5, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn
lậu (PC03) Công an TP.HCM đã tiếp nhận đơn tố cáo và đang điều tra dự án “ma” ở Q.9 lừa
đảo khách hàng
Ngày 28/5, Công ty Phát An Gia đóng cửa, gắn thông
báo cho thuê mặt bằng. Ảnh Ngọc Lê
Trong vụ việc
này, Công ty CP đầu tư
bất động sản Phát An Gia (Công ty Phát An Gia, trụ sở tại
P.Long Trường, Q.9), do ông Hoàng Mạnh Cường (35 tuổi, ngụ Q.9) làm tổng giám
đốc, bị hàng chục khách hàng tố cáo vẽ ra dự án (DA), tự phân lô, rao bán, ký hợp đồng đặt
cọc bán cho hàng loạt khách hàng với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng. Khi
các nạn nhân phát hiện mình bị lừa, thì ông Cường “biến mất”.
Tổng
giám đốc “mất dạng”, công ty đóng cửa
Bà Bùi Thị Ngọc
Ánh (34 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức), một nạn nhân, cho biết ngày 10/12/2018, bà và
ông Hoàng Mạnh Cường ký kết hợp đồng đặt cọc hứa chuyển nhượng và hứa nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) thuộc DA khu dân cư (KDC) Central
House ở P.Trường Thạnh, Q.9. Ngày công ty mở bán DA, nhân viên kinh doanh đưa bà Ánh đi xem vị
trí đất, cung cấp bản vẽ phân lô tách thửa. Sau đó, bà Ánh đăng ký mua lô đất
số B35, diện tích 57,6 m2 với giá hơn 2 tỉ đồng, và đã đặt cọc hơn
1 tỉ đồng. Theo hợp đồng, 210 ngày kể từ ngày ký hợp đồng đặt cọc, các bên sẽ
tiến hành việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Tuy nhiên, đến ngày ký hợp
đồng chuyển nhượng thì ông Cường không thực hiện. Sau đó, ông Cường đề nghị
khách hàng ký hợp đồng thanh lý hợp đồng đặt cọc và hứa sẽ trả lại số tiền đã
nhận của khách vào ngày 12/11/2019. Tưởng rằng sau khi ký thanh lý hợp đồng
sẽ được trả lại tiền, ngờ đâu sau đó ông Cường “mất dạng”, công ty đóng cửa,
nhân viên nghỉ việc...
Có dấu hiệu lừa đảo chiếm
đoạt tài sản
Theo luật sư
Nguyễn Hữu Thục (Đoàn luật sư TP.HCM), với thủ đoạn vẽ ra các DA không có
thật, dùng pháp nhân là Công ty Phát An Gia do chính mình làm tổng giám đốc
để rao bán, quảng cáo gian dối, tự xưng là chủ đầu tư của DA khi không có bất
kỳ quyết định phê duyệt nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm cho
khách hàng tin tưởng mà ký hợp đồng, giao tiền..., Hoàng Mạnh Cường có dấu
hiệu phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ông Nguyễn
Thanh Tùng (47 tuổi, ngụ Q.9) ký 2 hợp đồng đặt cọc nhận chuyển nhượng đất
với ông Hoàng Mạnh Cường tại trụ sở Công ty Phát An Gia, với giá trị hơn 5,4
tỉ đồng, mua lô A5 và lô A26 thuộc đường số 4 Lò Lu, P.Trường Thạnh. Theo đó,
ông Tùng đã thanh toán tổng cộng 3,1 tỉ đồng. Tuy nhiên sau nhiều lần hứa
hẹn, công ty không chuyển nhượng QSDĐ cho ông Tùng. Ngày 6/3, công ty lập
biên bản thanh lý hợp đồng, đề nghị ông Tùng ký và hẹn ngày 15/4 trả tiền cả
gốc lẫn lãi nhưng đến nay vẫn không nhận được tiền.
Một nạn nhân
khác, chị L.T.L.P (35 tuổi, ngụ Q.9) cho hay đã làm đơn gửi lên Công an
TP.HCM tố cáo Hoàng Mạnh Cường và công ty lừa đảo chiếm đoạt hơn 2,4 tỉ đồng
của chị.
Các nạn nhân còn có đơn khởi kiện gửi TAND Q.9, yêu cầu phong tỏa tài sản đối
với các thửa đất nói trên thuộc quyền sở hữu của Hoàng Mạnh Cường nhằm tránh
tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, TAND Q.9 từ chối phong tỏa với lý do người đề
nghị không cung cấp cho tòa chứng cứ thể hiện các thửa đất trên thuộc quyền
sở hữu của ông Cường.
Cơ
quan chức năng nói gì ?
Theo UBND
P.Trường Thạnh (Q.9), trên địa bàn phường không có DA nào mang tên “KDC
Central House”, “KDC đường số 4” như ông Hoàng Mạnh Cường và Công ty Phát An
Gia mở bán. Sau khi tiếp nhận nhiều đơn tố cáo, khiếu nại của người dân về
Công ty Phát An Gia và ông Hoàng Mạnh Cường, UBND P.Trường Thạnh đã có báo
cáo lên chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.9.
Văn phòng
đăng ký đất đai TP.HCM chi nhánh Q.9 cho biết, ngày 3/1/2020, UBND Q.9 cấp 2
giấy chứng nhận số CP571487 và CP571486 đối với thửa 718, diện tích 1.083 m2 và thửa 719 diện tích 1.938 m2; giấy chứng nhận số CP571484, CP571483
thuộc thửa 720 diện tích 2.893,7 m2 mang
tên đồng sở hữu của ông Hoàng Mạnh Cường và bà Hoàng Thị Hồng. Tuy nhiên đến
ngày 31/3/2020, chi nhánh xác nhận chuyển nhượng cho ông T.M.Q. Ngày 29/4/2020,
ông T.M.Q đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất đối với các thửa đất trên.
(Theo Thanh
Niên) Ngọc Lê
|
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020
Bị
kích động, hơn 8000 công nhân đình công ở Bình Dương
Cập nhật lúc 21:09
Do thiếu nguyên
liệu, công ty thông báo công nhân nghỉ việc 2 tháng không lương. Thay vì đồng
cảm với doanh nghiệp trước đó khăn chung thì hàng nghìn người lao động kéo
xuống đường phản đối. Một số người bị kích động, có hành vi gây rối đã bị đưa
về trụ sở công an làm việc.
Ngày 30/5, bà
Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết,
đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan trong đó có Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội đến làm việc với lãnh đạo công ty Chí Hùng (phường Thái
Hòa, thị xã Tân Uyên, Bình Dương).
Động thái này được thực hiện sau khi có hàng nghìn
người lao động bỏ việc đình công, phản đối việc tạm nghỉ không lương 2 tháng
do thiếu nguyên liệu.
Công nhân đổ ra đường đình
công tại Công ty Chí Hùng
Trước đó, bắt đầu chiều 26/5 có một nhóm công nhân
đến trước trụ sở Công ty Chí Hùng để phản đối việc doanh nghiệp sẽ cho tạm
nghỉ việc trong 2 tháng (tháng 7 và 8). Lúc đầu, chỉ vài chục người đình
công. Tuy nhiên, cho đến ngày 29/5 số lượng công nhân đình công phản đối lên
đến 8000 người trong tổng số hơn 9.500 công nhân làm việc tại Công ty Chí
Hùng.
Sự việc phức tạp hơn khi hàng nghìn công nhân chặn
giữa đường huyết mạch khiến giao thông qua lại không lối ra. Công an tỉnh
Bình Dương đã phối hợp với công an khu vực đến hiện trường nhằm đảm bảo an
ninh trật tự. Một số đối tượng lợi dụng tình hình để có hành vi đập phá bị
lực lượng chức năng đưa về trụ sở làm việc.
Nói về nguyên nhân xảy ra tình trạng công nhân đình
công, phía Công ty Chí Hùng cho biết, do công nhân nghe thông tin công ty
không có đơn hàng từ tháng 7 và sẽ cho công nhân nghỉ việc không hưởng lương
nên đưa thông tin lên mạng xã hội với nội dung không chính xác, gây kích động
cho những đồng nghiệp khác.
Sau khi được cơ quan chức năng
giải thích, công nhân đã chấm dứt việc đình công
Đại diện Công ty Chí Hùng cho biết thêm do ảnh
hưởng của dịch bệnh COVID-19, trong tháng 7-8 công ty không có đơn hàng nên
sẽ tạm hoãn hợp đồng lao động với một số công nhân. Dù vậy, phía công ty chưa
thông báo cụ thể về tình hình và chế độ hỗ trợ công nhân nên một số công nhân
hiểu nhầm rồi đình công để đòi quyền lợi.
Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương,
ngay sau khi xảy ra vụ việc, đoàn công tác liên ngành đã đến tận nơi, gặp gỡ
công nhân để giải thích. Đề nghị công nhân yên tâm sản xuất, không nên nghe
kích động, dừng việc gây mất an ninh trật tự.
Ngày 29/5, Công ty Chí Hùng đã ra thông báo cho
biết hiện tại công ty vẫn đang sản xuất bình thường, công nhân tới làm việc
và thực hiện quẹt thẻ đúng quy định vẫn sẽ được chấm công. Vì vậy, công ty đề
nghị công nhân viên tiếp tục yên tâm sản xuất. Về các chính sách hỗ trợ
(trong trường hợp tiếp tục thiếu đơn hàng dẫn tới phải tạm hoãn hợp đồng lao
động) thì công ty cũng sẽ thông báo sau ngày 20/6.
Được biết, Công ty Chí Hùng là công ty vốn FDI Đài
Loan, là một trong những doanh nghiệp sản xuất, gia công giày dép quy mô lớn
tại Bình Dương. Tổng số công nhân tại doanh nghiệp này hơn 9.500 người.
(Theo Tiền Phong) HƯƠNG CHI
|
Sâu muồng, món ngon nên thử
Cập nhật lúc 09:19
Sâu muồng là loại sâu có ở cây muồng.
Với người Ê Đê ở Đăk Lăk, sâu muồng là một món ăn ngon và bổ dưỡng.
Sâu muồng
Người dân nơi đây thường trồng cây muồng
xen trong vườn cà phê, trồng ở bìa rẫy, bờ lô để vừa lấy bóng mát vừa làm trụ
cho tiêu leo. Hàng năm, khoảng cuối tháng ba đầu tháng tư, trong cái nắng
chang chang của mùa khô Tây Nguyên, từng đàn bướm vàng từ đâu bay đến đậu rợp
trên những hàng muồng um tùm. Chúng đẻ trứng ở đấy và chỉ ít ngày sau, trứng
nở thành những con sâu bám đầy trên những cành muồng tươi tốt. Mùa sâu muồng,
chỉ cần dạo một lát qua những gốc muồng là có cả tô sâu đầy tú hụ.
Đến với buôn làng những ngày
này, gặp bữa, bao giờ bạn cũng được thưởng thức món sâu muồng. Con sâu muồng
nhỏ, da trơn, lưng có mầu nâu vàng, hai bên mình có sọc màu nâu thẫm. Sâu ăn
lá muồng nên con nào con nấy nung núc, mập căng. Lần đầu nhìn thấy, nhiều người
thấy ghê ghê. Nhưng với người Ê Đê, những người vốn rất gần gũi và am hiểu về
thiên nhiên, từ lâu sâu muồng là một loại thực phẩm sạch mà thiên nhiên ban
tặng.
Cách làm món sâu muồng rất đơn giản. Sâu bắt về, để chừng nửa
buổi cho sâu tiêu hết phân trong ruột rồi rửa qua cho sạch, để ráo nước. Đợi
cho chảo nóng già, phi hành mỡ cho thơm rồi cho sâu vào xào, đảo nhẹ tay để
tránh sâu bị giập nát. Nêm một chút muối và bột ngọt cho vừa ăn. Nếu muốn, có
thể rắc thêm một ít lá chanh thái chỉ và một vài lát ớt tươi. Nhưng với những
người đã quen ăn thì không cần thêm gia vị gì cả, cứ xào không như vậy mới
giữ được hương vị riêng của món này. Khi xào để nhỏ lửa, thấy mình sâu săn
lại là được.
|
Lần đầu được mời
ăn món này, có người cứ e dè, đũa trên tay cứ ngại ngần. Nhưng thấy trong mâm,
mọi người ai cũng gật gù, tấm tắc thì đánh bạo gắp một gắp thử xem. Nếm xong
đũa thứ nhất lại muốn gắp thêm đũa thứ hai, rồi đũa nữa … Sâu muồng xào, ăn mềm
và hơi dai, có vị bùi và ngọt rất đặc trưng. Có thêm vị thơm thơm của lá chanh,
vị cay cay của ớt. Tất cả hòa quyện, thật khó có thể cưỡng lại vị ngọt ngon của
món ăn này.
|
Thất thoát thuế ở 'cổng' hải quan: Khai giá thấp để trốn thuế
Cập nhật lúc 08:10
Nhiều mặt hàng chịu thuế nhập khẩu cao, doanh nghiệp khai
giá nhập thấp để đóng thuế thấp. Muốn vậy, doanh nghiệp phải “cậy nhờ” hải
quan.
Nhiều mặt hàng có thuế nhập khẩu cao thường được
khai báo trị giá hải quan thấp để trốn thuế. Ảnh L.Nghi
Khai giá thấp hơn giá nhập từ
30 - 50%
Một số nhà nhập
khẩu thịt đông lạnh phía bắc cho biết giá đùi gà góc tư nhập khẩu từ thị
trường Mỹ được doanh nghiệp (DN) khai báo giá 0,8 USD/kg. Nhưng giá tham
chiếu các cơ quan hải quan đưa ra là 1,22 USD/kg. Mức thuế phải đóng với gà
nhập từ Mỹ là 20%. Nếu không đồng ý đóng thuế với mức giá hải quan yêu cầu là
1,22 USD/kg, DN có thể xin tham vấn giá.
Tuy nhiên,
thường các DN thỏa thuận với nhân viên hải quan để tính theo mức giá nhập 0,8
USD/kg để tránh… phiền hà. “Việc chung chi này không phổ biến, thấp hơn nhiều
so với trước, nhưng nếu nhân viên làm thủ tục không hiểu ý, rất khó làm lâu
dài”, đại diện một DN nhập khẩu thịt đông lạnh cho biết.
Cũng liên quan
khai báo giá để tính thuế, thường các mặt hàng nhập khẩu phải chịu thuế nhập
khẩu quá cao, DN luôn khai giá thấp hơn để giảm tiền thuế lại. Tất nhiên,
muốn khai thấp, DN phải “biết điều”.
Ví dụ, giá nhập
khẩu rượu vang từ các nước châu Âu trung bình khoảng 3,3 USD/chai. Thế nhưng,
nhiều nhà nhập khẩu khai báo giá 2 USD/chai. Mặt hàng rượu vang hiện đang
chịu 50% thuế nhập khẩu, 35% thuế tiêu thụ đặc biệt và 10% thuế GTGT. Giả sử
với mức giá 2 USD/chai, giá sau thuế của chai rượu vang nhập khẩu sẽ là 4,46
USD/chai. Nếu tính đúng giá nhập 3,3 USD/chai, giá sau thuế của chai rượu
vang nhập là 7,35 USD/chai. Việc khai giảm giá vốn khiến ngân sách thất thu
1,59 USD tiền thuế (tương đương 37.000 đồng/chai).
Tương tự, mặt
hàng giày dép và áo quần có thương hiệu, nhiều DN chỉ khai báo giá bằng 50%
giá trị thực nhập. Chẳng hạn, giá đôi giày Nike mua thực tế là 50 USD nhưng
chỉ khai 25 USD. Thuế nhập khẩu ưu đãi với giày là 30% và với áo quần là 20%.
Nếu khai giá chỉ bằng một nửa, nhân theo mức thuế 20 - 30%, nhà nước thất thu
lượng tiền thuế không hề nhỏ. Tương tự với mặt hàng xe đạp, thuế nhập khẩu 60
- 70%, xe đạp đua 5%, xe đạp khác 40 - 50%... DN chỉ cần áp mã lệch một chút,
sẽ hưởng lợi số tiền thuế không nhỏ.
Đáng nói là,
nhiều vụ khai giá thấp này được “hỗ trợ” từ cán bộ hải quan. Một nhân viên làm
thủ tục giao nhận của công ty logistics ở miền Bắc cho
hay: “Cán bộ hải quan từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, chắc chắn họ nắm
được giá gốc từ nước ngoài. Hoặc tính toán từ giá bán trên thị trường, trừ
các khoản phí, thuế, lợi nhuận, cũng tính ra được giá thành. Tuy nhiên, nhiều
đơn vị vẫn đồng ý mức giá 2 USD/chai rượu vang mà DN khai. Đổi lại, DN phải
có thỏa thuận ngầm như “luật bất thành văn” với nhân viên hải quan”.
Bắt
tay thì khó phát hiện
Theo chuyên gia
xuất nhập khẩu Nguyễn Lý Trường An, Phó giám đốc Công ty SeaAir Global, việc
xác định trị giá hải quan chỉ là một trong những cách xác định giá và trị giá
hải quan cũng chỉ là giá đầu vào.
Muốn tối ưu hóa
quản lý về thuế nói chung, phải quản lý giá bán ra ngoài thị trường của DN.
Tất nhiên, doanh thu, các báo cáo tài
chính cũng phải nắm vững bởi DN có thể xuất hóa đơn khống để
“làm bùa” giá đầu ra.
Ví dụ, trị giá
hải quan giá sản phẩm đó là 3 USD (nhưng hàng thực tế giá 5 USD), sau đó DN
bán ngoài thị trường đến 9 USD. Tuy nhiên nếu dựa vào giá 3 USD, sau khi cộng
các chi phí quản lý, phân phối, marketing... thì giá bán ngoài thị trường của
hàng hóa chỉ là 5 USD.
Như vậy, nếu DN
cố tình khai giá thấp là 3 USD để trốn thuế, thì cơ quan quản lý thị trường,
thuế và hải quan phải biết được giá bán của DN là 5 USD, điều này dẫn đến DN
không thể nâng giá bán thị trường lên cao để bù vào khoản chênh lệch do khai
giá thấp. Ông nói: “Quản lý thuế phải quản lý giá DN đang bán sẽ dễ nắm giá
đầu vào hơn. Thực tế, nhiều DN khi mua bán với Trung
Quốc có giá rất tốt, nhưng điều này dẫn đến việc DN đó bị đưa
vào tầm ngắm là khai giá thấp để trốn thuế. Thế nên,
nắm được giá bán tại thị trường, nắm báo cáo chi phí cấu thành giá bán mới dễ
dàng suy ra giá nhập của DN được. Tất nhiên quản lý giá không chỉ liên quan
đến bộ phận hải quan mà thêm cơ quan quản lý tài chính khác như thuế”.
PGS-TS Đinh
Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, cho rằng vai trò “gác cổng” của ngành hải
quan trong thời gian gần đây đáng ghi nhận. Đặc biệt, các vụ buôn lậu lớn, ma
túy rất lớn được ngành này “phá án” thành công trong năm qua.
Tuy nhiên, công
tội phải rạch ròi. Đây cũng là ngành nhạy cảm và dễ có nhiều “con sâu” đã gây
thất thoát thuế cho ngân sách nhà nước.
“Ngành tài
chính nói chung và ngành thuế, hải quan nói riêng liên quan trực tiếp đồng
tiền, nên độ cám dỗ khá lớn. Thứ hai, liên quan đến tiền nên nhiều đối tượng
dùng mọi mánh lới để mua chuộc họ nhằm có lợi cho bản thân, cho DN. Đây là lẽ
thường bởi thực tế không ai coi thường đồng tiền cả. Nên với cán bộ trong
ngành tài chính nói chung, đạo đức hàng đầu là liêm khiết và trong sạch. Thứ
ba, kẽ hở của luật pháp trong ngành tài chính còn nhiều, chưa thực sự hoàn thiện,
đặc biệt nhiều quy định mang tính tổng quát, tùy theo cách hiểu của mỗi đơn
vị. Song đây cũng là kẽ hở để cán bộ thoái hóa lợi dụng làm lợi cho mình, cấu
kết với DN làm thay đổi mã hàng, giảm thuế xuất nhập khẩu, giảm thu thuế
VAT”, PGS-TS Thịnh nêu ý kiến và nói thẳng, nhân viên hải quan là người rất
am tường luật pháp, đặc biệt luật xuất nhập khẩu. Vì vậy, khi họ đã “bắt tay”
với giới buôn lậu, làm sai thì rất khó phát
hiện.
Công
khai, minh bạch
PGS-TS Đinh
Trọng Thịnh đề nghị: “Đầu tiên, các quy định càng công khai minh bạch, tỉ mỉ
càng tốt. Cán bộ vận dụng sai sẽ biết ngay. Thứ hai, tăng kiểm tra giám sát
chéo, kiểm tra trong ngành. Thứ ba là chế tài xử phạt nghiêm khắc khiến người
muốn làm sai cũng chùn tay. Chẳng hạn chỉ cần sai phạm là bị ra khỏi ngành…
”.
(Theo Thanh
Niên) Lam Nghi
|
Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020
Chuyên gia Nga: Virus SARS-CoV-2 sẽ
“ngủ đông” vào mùa hè
Cập nhật lúc 16:38
Dịch Covid-19 sẽ trở nên ít nguy hiểm hơn vào những
tháng mùa hè sắp tới, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Vaccine và Huyết thanh
Mechnikov nhận định.
"Các vi
sinh vật, chẳng hạn như virus và vi khuẩn trải qua những chu kỳ sinh học khác
nhau khi mức độ nguy hiểm và khả năng lây nhiễm thay đổi. Các loại virus về
hô hấp luôn "bước vào trạng thái ngủ đông" trong mùa hè. Không ai
biết lý do thực sự vì sao điều đó lại xảy ra", Phó Giám đốc Viện Nghiên
cứu Vaccine và Huyết thanh Mechnikov, ông Nikolay Filatov cho biết.
Chuyên gia Nga
cũng dẫn ra rằng không có đợt bùng phát dịch bệnh nào về hô hấp, chẳng hạn
như các bệnh do virus cúm và virus adeno gây nên trong mùa hè, "không kể
tới nhiệt độ và các tia UV ra sao".
"Mùa hè
không phải mùa của chúng. Chúng sẽ đi khỏi và nghỉ ngơi", chuyên gia
Filatov nhận định, đồng thời cho biết điều đó đồng nghĩa rằng dịch bệnh
Covid-19 sẽ không hoàn toàn biến mất.
"Virus sẽ
không biến mất, Nó vẫn ở trong cơ thể chúng ta. Chúng ta sẽ sống với nó nhưng
nó không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Virus không khiến thân nhiệt của
chúng ta tăng lên. Nó sẽ đi qua hệ miễn dịch của chúng ta và sẽ không còn là
một loại virus mới ở con người nữa”.
Ông Filatov tự
tin cho rằng thậm chí khi thời tiết ở Nga lạnh hơn vào mùa thu thì cũng không
có đợt bùng phát dịch Covid-19 mới nào xảy ra nữa. Dịch Covid-19 sẽ giống như
4 loại virus corona tồn tại ở con người đã được biết đến trước đó, chỉ gây
cảm nhẹ hoặc các triệu chứng giống như cúm.
Nga bắt đầu dỡ
bỏ dần các biện pháp phong tỏa khi các nhà chức trách khẳng định đỉnh dịch
Covid-19 tại nước này đã đi qua. Thủ đô Moscow vốn là điểm nóng Covid-19 sẽ
được nới lỏng đáng kể các lệnh hạn chế bắt đầu từ ngày 1/6. Tuy nhiên, thị
trưởng thành phố, ông Sergey Sobyanin cho biết ông mong rằng các biện pháp
bảo vệ nhất định vẫn được duy trì ở Moscow cho đến khi vaccine chống Covid-19
được tìm ra.
Đến nay, Nga
tiếp tục là ổ dịch lớn thứ 3 thế giới khi ghi nhận gần 380.000 ca mắc
Covid-19 và 4.142 ca tử vong vì dịch bệnh này./.
Kiều Anh/VOV.VN
(biên dịch)
|
Thất
thu thuế từ hàng nghìn căn hộ chung cư, condotel kinh doanh ‘chui’
Cập nhật lúc 15:35
Theo luật sư, chủ sở hữu các căn hộ chung cư, condotel tự
kinh doanh, cho thuê du lịch, luật không cấm nhưng nếu buông lỏng quản lý sẽ
tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh, an toàn, nhà nước thất thu thuế…
Kinh doanh “chui”, nhà nước
thất thu thuế
Như VietNamNet phản ánh, hiện nay các căn hộ tại
nhiều dự án chung cư, condotel... đang được các chủ hộ tự hoạt động kinh
doanh, cho thuê du lịch đặc biệt các tỉnh, thành phố phát triển mạnh về du
lịch như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Nha Trang… Nhà đầu tư mua căn hộ khách sạn
(condotel) nhưng không kết hợp với công ty quản lý mà tự kinh doanh cho thuê
hay tại nhiều chung cư, căn hộ để ở lại cho khách du lịch thuê như khách sạn.
Khảo sát thực
tế tại khu chung cư Mường Thanh
Viễn Triều, nhân viên một sàn giao dịch bất động sản đặt ngay kiot
dưới chân khu nhà cho hay, ở đây có khoảng 50% căn hộ chung cư đang được sử
dụng để ở, 50% còn lại là cho thuê. Việc cho thuê căn hộ ở đây có thể do nhà
đầu tư tự cho thuê hoặc ký gửi tại các sàn.
Khi được hỏi về
việc có cần khai báo lễ tân và giới hạn người thuê như các khách sạn không
nhân viên này cho hay: “Ở đây không giới hạn số người, anh chị muốn ở 10
người cũng được. Sàn bên em nhận ký gửi căn hộ từ các chủ sở hữu”.
Trao đổi về vấn
đề này, luật sư Nguyễn Hữu Toại - Công ty Luật TNHH Hừng Đông cho biết, việc
các chủ sở hữu cho thuê du lịch luật pháp không cấm nhưng phải đảm bảo các
quy định, điều kiện và phải đăng ký kinh doanh.
“Nghị định
168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch đối với căn hộ
du lịch có quy định về điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện đối với căn hộ
phải có khu vực tiếp khách riêng, phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm, giường
nệm…Về vấn đề an ninh an toàn phải đảm bảo về an ninh trật tự, an toàn vệ
sinh thực phẩm, PCCC… Khi có đầy đủ các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa –
Thể thao – Du lịch cấp giấy hoạt động các căn hộ du lịch mới
được đi vào hoạt động” – luật sư Toại nói.
Cũng theo luật
sư, để kinh doanh chủ sở hữu phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh, thực
hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều căn hộ
chung cư cho thuê du lịch hiện nay được chủ sở hữu bán trực tiếp trên mạng
Internet nên không đăng ký kinh doanh, trốn thuế gây thất thu thuế với Nhà
nước.
“Luật không cấm
việc cho thuê nhưng phải dựa trên cơ sở pháp luật. Cho thuê thì phát sinh
quan hệ kinh doanh. Quan hệ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh. Nếu việc quản
lý không chặt chẽ các căn hộ không đăng ký kinh doanh Nhà nước sẽ thất thu về
thuế. Trên thị trường hiện nay có những căn hộ chung cư, condotel có giá thuê
từ vài trăm đến 2-3 triệu/ngày đêm, nếu cho thuê biệt thự thì giá lên tới
chục triệu, vài chục triệu. Rõ ràng đây là hình thức kinh doanh và nguồn thu
tương đối lớn” – luật sư Toại đánh giá.
Với việc kinh
doanh "chui" này, theo một chuyên gia ngành thuế, một dự án chung
cư với khoảng 4000 căn hộ, giả sử mỗi năm cho thuê được công suất phòng 50%,
giá cho thuê thấp nhất là 500 ngàn đồng/ngày thôi thì Nhà nước đã thất thu
khoảng 36,5 tỷ đồng thuế VAT. Còn nếu tính thuế thu nhập tính khoán theo hộ
cá thể cứ lấy một căn hộ được kinh doanh với 4000 căn trong 12 tháng, Nhà
nước thất thu khoảng 48 tỷ đồng nữa.
“Về góc độ pháp
luật Nhà nước không hạn chế kinh doanh của cá nhân, tổ chức nhưng phải có sự
chấp thuận của cơ quan Nhà nước. Cũng phải nói thêm rằng, giữa chủ sở hữu tự
kinh doanh và khách hàng có cam kết không hay chỉ giao dịch qua mạng
Internet, qua các ứng dụng rồi tự thỏa thuận với nhau xong đến ở. Thực tế cho
thấy lĩnh vực này đã phát sinh việc khách thuê sử dụng vào mục đích vi phạm
pháp luật như làm tụ điểm sử dụng ma túy… Điều đó rất lỏng lẻo dẫn đến việc
khi có sự cố thì trách nhiệm không biết của ai: chủ đầu tư hay chủ sở hữu?” –
luật sư Toại đặt vấn đề.
Nguy cơ bùng phát tranh chấp
Ông Trần Việt
Trung - Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, việc người dân tự cho thuê
căn hộ condotel hay căn hộ chung cư như hiện nay như một hoạt động “chui” bởi
người dân dù có tự kinh doanh phải đáp ứng điều kiện trong Luật Du lịch từ
đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm đến phòng cháy chữa
cháy…Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này chỉ được cấp cho đơn vị khai thác là chủ
đầu tư chứ không phải từng chủ nhà tự kinh doanh.
Từ thực tế quản
lý hiện nay, theo Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hoà, kiểu hoạt động “chui” của cáccăn hộ chung cư, condotel...
không chỉ khiến Nhà nước thất thu thuế trong hoạt động khai thác du lịch mà
còn phát sinh nhiều vấn đề.
Ông Trung nêu
dẫn chứng về một dự án trên địa bàn TP Nha Trang, tòa nhà có tổng cộng 720
căn hộ nhưng chỉ đăng ký khách sạn là 350 căn. Trong khi đó, giấy chứng nhận
PCCC được cấp cho chủ đầu tư. Giấy chứng nhận này các chủ sở hữu khác có được
sử dụng?
Nếu dự án căn
hộ du lịch xuất phát điểm là đất sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động giấy phép
kinh doanh du lịch chỉ được cấp cho chủ đầu tư. Chủ căn hộ muốn kinh doanh
loại hình này phải có sự thỏa thuận với chủ đầu tư. Tuy nhiên hiện nay, tại
không ít dự án do không đạt được sự thoả thuận khiến mâu thuẫn giữa chủ đầu
tư và khách hàng bắt đầu phát sinh.
Ông Trung thừa
nhận, đây cũng là thực tế đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
“Có trường hợp
chủ đầu tư quy định phòng được ở tối đa 2 người, không được sử dụng bếp ga
nhưng chủ tự kinh doanh lại không tuân thủ cho thuê hơn 2 người vào ở vẫn sử
dụng bếp ga. Nếu xảy ra sự cố như cháy hay vấn đề về an ninh trật tự thì chủ
đầu tư cũng phải chịu trách. Vì vậy phải các bên phải có sự thoả thuận. Nếu
không đạt được thoả thuận thì chủ đầu tư có quyền không cho phép chủ sở hữu
sử dụng giấy chứng nhận. Như vậy chủ sở hữu phải tự đi làm các giấy tờ liên quan
theo quy định nếu không đáp ứng đủ yêu cầu chủ sở hữu sẽ không được kinh
doanh. Đó là điều chắc chắn” – ông Trung nói.
Về giải pháp,
theo ông Trung, các chủ căn hộ tự kinh doanh phải phối hợp với chủ đầu tư để
đạt được thỏa thuận cùng khai thác kinh doanh thực hiện đúng quy định và đem
lại hiệu quả.
(Theo VietNamNet) Thiên Phú
|
Bán hàng chục nghìn m2 đất
công không qua đấu giá
Cập nhật lúc 15:28
Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra hàng loạt sai phạm xảy ra tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam... trong quản lý đất công như bán đất không đấu giá, để hoang hàng trăm mét vuông đất trong nhiều năm, gây thất thoát tiền và tài sản nhà nước.
Một trường học bị bỏ hoang suốt nhiều năm tại Quảng Ngãi - Ảnh: T.M.
Trong báo cáo quyết toán ngân sách
năm 2018 vừa trình Quốc hội, Kiểm toán nhà nước báo cáo về sai phạm trong
quản lý đất công xảy ra tại các tỉnh Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam...
Ninh Bình bán hàng chục nghìn m2 đất công không qua
đấu giá
Cụ thể, Kiểm toán nhà nước đã đề nghị
UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, xác định trách
nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý theo quy định.
Trường hợp vượt thẩm quyền, UBND tỉnh
phải báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định đối với việc một số doanh nghiệp
bán tài sản gắn liền với đất được thuê trả tiền hàng năm không qua đấu giá
quyền sử dụng đất theo quy định.
Cụ thể: thửa đất 36, tờ bản đồ 26, phường
Bắc Sơn, TP Tam Điệp với diện tích hơn 13.835m2 (Công
ty CP vận tải ôtô số 4 đã bán tài sản gắn liền với đất cho doanh nghiệp xây
dựng Xuân Trường).
Thửa đất 16, tờ bản đồ 56, phường Nam Sơn,
TP Tam Điệp với diện tích gần 4.500m2 (Công
ty 529 chuyển nhượng tài sản gắn liền vớn đất cho Công ty Thái Hưng).
Thửa đất 96, tờ bản đồ số 12, phường Trung
Sơn, TP Tam Điệp với diện tích 6.250m2 của
Công ty CP khí Ninh Bình chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất cho Công ty
TNHH xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Đông Thành.
Kiểm toán nhà nước cũng đề nghị UBND
tỉnh Ninh Bình xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan đến
sai phạm phát hiện trong quá trình kiểm toán để xử lý nghiêm.
Đó là các doanh nghiệp sử dụng đất khi chưa
có quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất gồm: Công ty CP môi trường
và dịch vụ đô thị TP Ninh Bình, Công ty Môi trường Đô thị Tam Điệp… sử dụng
5.000m2 đất tại phường Nam Sơn, TP Tam Điệp.
Công ty Môi trường đô thị Tam Điệp sử dụng
hơn 104.600m2 đất khu trung tâm thể thao thị xã
Tam Điệp không có trong phương án sử dụng đất.
Các doanh nghiệp sử dụng đất thuê trả
tiền hàng năm không đúng mục đích như công ty môi trường đô thị Tam Điệp làm
nhà ở trên đất xây dựng trung tâm thể thao. Công ty phân lân Ninh Bình làm
nhà ở cho công nhân trên đất thuê để sản xuất kinh doanh.
Thuê đất của nhà nước xong, công ty
môi trường đô thị Tam Điệp cho một số đơn vị khác thuê lại để kinh doanh
bida, bóng bàn, giải khát…
Thất thoát đất công sau cổ
phần hóa
Đặc biệt qua kiểm toán về việc quản lý, sử dụng đất trong và sau
quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2017, Kiểm toán
nhà nước cũng phát hiện Đà Nẵng, Quảng Nam... cũng có sai phạm như bán đất
không qua đấu giá.
Tại tỉnh Quảng Nam, Kiểm toán nhà nước đề
nghị kiểm điểm chủ tịch UBND tỉnh và các cá nhân liên quan đến việc bán 304m2 tại địa chỉ 14 Phan Châu Trinh, TP
Tam Kỳ của công ty Xây lắp điện Quang Nam năm 2011 không thông qua đấu giá.
Còn tại Đà Nẵng, Kiểm toán nhà nước
cũng phát hiện UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo Sở Tài nguyên - môi trường, Sở Xây
dựng, Hội đồng bán đấu giá TP Đà Nẵng, Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng tham mưu
chuyển nhượng quyền sử dụng 8 thửa đất cho Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng
trái quy định.
Sau khi mua các thửa đất này, Công ty
Lương thực Đà Nẵng đã bán 7 thửa cho các cá nhân khác và sử dụng 1 thửa còn
lại để góp vốn kinh doanh hình thành pháp nhân mới.
Kiểm toán nhà nước chỉ rõ việc này
giúp Công ty CP Lương thực Đà Nẵng được hưởng khoản chênh lệch và thu lợi
13,6 tỉ đồng so với giá chuyển nhượng từ UBND TP.
Ngoài ra, Đà Nẵng còn buông lỏng quản lý đất
công khi để xảy ra tình trạng công ty CP môi trường Đô thị Đà Nẵng bỏ hoang
1.240m2.
(Theo Tuổi trẻ) L.THANH
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)