Xuất ngoại khảo sát buýt nhanh BRT: Ba,
3 năm 3 đoàn đi 4 nước thu được gì?
Cập nhật lúc 15:08
Nếu các chuyến đi
nước ngoài được tổ chức thực hiện với đúng đối tượng, đúng mục tiêu, đối tác
lại chân thành thì sẽ rất hiệu quả.
Thanh tra Chính
phủ (TTCP) đã công bố kết luận thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án buýt
nhanh BRT Hà Nội, gây lãng phí ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng.
Theo thông tin
được đăng tải trên báo chí, một trong những nội dung đáng chú ý mà TTCP chỉ
ra trong kết luận đó là, để thực hiện hệ thống xe buýt nhanh BRT, UBND TP Hà
Nội tổ chức ba đoàn đi nghiên cứu, khảo sát mô hình này tại Brazil, Colombia,
Ecuado, Indonesia (năm 2004; 2009; 2014). Tuy nhiên, một đoàn không có báo
cáo kết quả, 2 đoàn có báo cáo nhưng lại không thể hiện nội dung liên quan
đến khảo sát.
Bên cạnh đó,
các tổ được cử đi không có tài liệu để tham gia, đóng góp đối với việc lập dự
án đầu tư, thiết kế, dự toán xe BRT. Do đó không đạt mục tiêu của việc khảo
sát.
Chia sẻ với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Đường
bộ, Đại học GTVT Hà Nội không hề bất ngờ trước thông tin này bởi hiệu quả
thấp, lãng phí của nhiều đoàn cán bộ đi nước ngoài với mục đích nghiên
cứu, mở rộng tầm nhìn, học hỏi kinh nghiệm đã bị coi như 'chuyện thường thấy'.
"Dư luận
hoàn toàn có quyền nghi ngờ rằng các đoàn đi nghiên cứu, khảo sát mô hình
buýt nhanh BRT nói trên cưỡi ngựa xem hoa. Tuy nhiên, công bằng mà nói,
cũng có thể các thành viên trong đoàn đã biết được nhiều thứ, không phải là
không thu được gì. Dù gì dự án BRT cũng đã hình thành, việc không viết báo
cáo chỉ là một thiếu sót về mặt tổ chức. Đó là chưa kể, trước đây việc viết
báo cáo thu hoạch sau các chuyến đi khảo sát, nghiên cứu ở nước ngoài không
phải là điều bắt buộc.
Lẽ ra cần phải
có quy định rõ ràng: trước khi đi phải thiết kế kế hoạch, chương trình, nhân
sự... ra sao, sau khi đi về phải có báo cáo trong đó
phải có đánh giá cụ thể về kết quả chuyến đi, những vấn đề có
thể vận dụng vào thực tiễn công tác và đề xuất những vấn đề cần rút kinh
nghiệm của chuyến đi.
Thực tế, chúng
ta cũng chưa có cơ chế để đánh giá chính xác được việc áp dụng các kiến thức
học tập ở nước ngoài về như thế nào", PGS.TS Nguyễn Quang Toản chỉ rõ.
Vị chuyên gia
giao thông cũng đặt nhiều câu hỏi về ba đoàn đi nghiên cứu, khảo sát mô hình
buýt nhanh BRT ở nước ngoài do UBND TP Hà Nội tổ chức: thành phần của các
đoàn gồm những ai? Bao nhiêu cán bộ chuyên môn, bao nhiêu cán bộ quản lý ở
các sở, văn phòng UBND TP...? Ai phải chịu trách nhiệm về những thiếu sót ở
trên?
Nhân việc xuất
ngoại nghiên cứu, khảo sát của ba đoàn cán bộ nói trên, PGS.TS Nguyễn Quang
Toản lưu ý, không phải chuyến đi nước ngoài nào cũng kém hiệu quả.
Ông
kể, năm 2016, ông có tham gia một đoàn công tác sang Mỹ. Chuyến đi
chỉ kéo dài hơn 10 ngày nhưng ông đã thu hoạch được rất nhiều, "bằng mấy
chục năm mình ở nhà" và giải đáp cho ông những điều ông trăn trở suốt
nhiều năm.
"Sòng
phẳng mà nói, việc đi học, nghiên cứu ở nước ngoài rất
tốt nếu đúng đối tượng, đúng mục tiêu, đối tác chân thành. Hà Nội liệu
đã làm được điều đó hay chưa?", ông nói.
(Theo Đất Việt)
Thành Luân
|
Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Buýt nhanh sai ngay từ chủ trương làm buýt nhanh vì nó không phù hợp với giao thông tại Hà nôi ! Một sự lãng phí quá lớn!
Trả lờiXóa