Lần đầu tiên Mỹ công nhận chủ quyền của
Việt Nam trên Biển Đông
Cập nhật lúc 09:29
Lần đầu tiên Mỹ chính thức công nhận chủ quyền quốc gia,
chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của Việt Nam. Và Mỹ sẽ dùng khả năng của
mình để bảo vệ tuyên bố này.
Sau 3 ngày làm việc chính thức giữa Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ
trưởng Jim Mattis tại Mỹ tuần qua trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ có
thông cáo chính thức về cuộc gặp gỡ trao đổi về mối quan hệ Mỹ-Việt.
“Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô
Xuân Lịch về chuyến thăm chính thức ngày 8/8 để thảo luận mối quan hệ quốc
phòng Mỹ-Việt ngày càng gia tăng và những thách thức an ninh khu vực.”
“Bộ trưởng Mattis và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nhất trí
làm sâu sắc thêm hợp tác quốc phòng, bao gồm mở rộng hợp tác hàng hải. Các Bộ
trưởng cũng chỉ đạo các nhân viên của mình làm việc hướng tới việc sắp xếp
một chuyến thăm đầu tiên của hàng không mẫu hạm tới Việt Nam khi các điều
kiện kỹ thuật cho phép.”
“Bộ trưởng nhấn mạnh mức độ mạnh mẽ của duy trì hòa bình, hỗ trợ
nhân đạo và hợp tác Cảnh sát biển, bao gồm việc chuyển giao gần đây một tàu
tuần duyên trước đây của Hoa Kỳ để nâng cao năng lực thực thi pháp luật hàng
hải của Việt Nam.”
“Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ -
Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên
sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển
Đông và toàn cầu, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc
gia. Bộ trưởng hoan nghênh việc Việt Nam chủ động tham gia và ngày càng đóng
vai trò tích cực tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.”
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị TQ chiếm từ năm 1974
Về nội dung xung quanh cuộc họp bàn được đưa ra trong bản thông
cáo này, ông Scott Harbison Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đưa ra
những lời phân tích rõ ràng hơn đi sâu vào từng chi tiết dựa trên lợi ích hợp
tác giúp đỡ giữa Mỹ-Việt.
“Câu cuối cùng trong thông cáo có một ý nghĩa hết sức quan trọng
và đặc biệt đối với sự thay đổi về mặt ngoại giao cũng như chiến lược quân sự
trong mối quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng
lẫn nhau vì các lợi ích chung, nó bao gồm việc tự do hàng hải ở Biển Đông
cũng như toàn thế giới.”
“Việc tôn trọng luật pháp là điều phải có giữa các nước, nhưng
vấn đề mấu chốt và quan trọng là Quân đội Mỹ lần đầu tiên chính thức công
nhận chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của Việt Nam. Và
Mỹ sẽ dùng khả năng của mình để bảo vệ, thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực cũng
như an ninh toàn cầu vì các lợi ích chung giữa các quốc gia.”
Ngoài ra, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia uy tín về Biển Đông sau
khi xem xét nhiều khía cạnh bản thông cáo cũng nhận định thêm đây có thể là
một bước ngoặt mới mở ra cho Việt Nam khi chủ quyền biển đảo của Việt Nam
trên Biển Đông được Mỹ công nhận một cách chính thức.
“Đây có thể là một bước tiến mới khi Mỹ nhấn mạnh chủ quyền quốc
gia. Từ trước đến nay, chưa bao giờ Mỹ tuyên bố rằng Mỹ sẽ đụng vào chủ quyền
quốc gia của một nước nào cụ thể hay chủ quyền cụ thể nào ở Biển Đông cả,
nhưng lần này Mỹ đã công bố điều này một cách chính thức toàn phương diện.”
“Mỹ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia trong từng khu vực
một đối với họ là quan trọng và họ tôn trọng điều đó, đặc biệt là chủ quyền
biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Vì thế nếu thời điểm hiện tại chúng ta
kết luận Việt Nam thân cô thế cô, hoặc là phải bỏ những dự án khai thác dầu
khí trên biển….đều là những tầm nhìn ngắn hạn. Vấn đề dài hạn hơn là Việt Nam
có những thay đổi tích cực để bảo vệ cho quyền lợi đất nước và cho cả thế
giới phải ngả mũ công nhận điều đó.”
Một đảo trong huyện đảo trường Sa của Việt Nam
Sáng 8/8, lễ đón chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Ngay sau lễ đón, hai Bộ trưởng đã tiến hành hội đàm. Tại hội đàm,
hai Bộ trưởng trao đổi các vấn đề cùng quan tâm và đánh giá cao kết quả hợp
tác song phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng
song phương, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng song phương, trong
đó bao gồm các lĩnh vực: Trao đổi đoàn các cấp, đào tạo, tham vấn đối thoại,
an ninh biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa, đặc biệt là hợp tác
khắc phục hậu quả chiến tranh bao gồm rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc da
cam/dioxin, tìm kiếm quân nhân mất tích và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa
bình của Liên hợp quốc.
Kết quả hợp tác đã góp phần tăng cường sự tin cậy, mối quan hệ
hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước. Hai Bộ trưởng đã thống nhất các
biện pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng thời gian tới theo thỏa
thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và các văn bản đã ký kết.
Phát biểu tại hội đàm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã cám ơn sự đón
tiếp trọng thị và hữu nghị của phía Hoa Kỳ dành cho đoàn và một lần nữa khẳng
định, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa,
đa dạng hóa, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Việt Nam chủ trương
xây dựng nền quốc phòng tự vệ đủ để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ, Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong
những đối tác quan trọng hàng đầu và luôn ưu tiên phát triển quan hệ dựa trên
các nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao sự hợp tác của
Hoa Kỳ trong lĩnh vực thực thi pháp luật trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam
cũng như trong lĩnh vực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Về quan hệ quốc phòng song phương trong thời gian tới, hai Bộ
trưởng thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo nội dung các văn bản thỏa
thuận đã được ký kết, trong đó tập trung ưu tiên vào lĩnh vực khắc phục hậu
quả chiến tranh tại Việt Nam, đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống
cũng như tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Liên quan đến vấn đề tẩy độc dioxin tại các điểm bị ô nhiễm, Bộ
trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết hai bên đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án tẩy
độc sân bay Đà Nẵng và đang tiến hành giai đoạn 2, để cố gắng hoàn thành kịp
phục vụ hội nghị Cấp cao APEC 2017.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đang khảo sát nghiên cứu để tiến hành
dự án tẩy độc tại sân bay Biên Hòa. Hai Bộ trưởng cũng đã trao đổi về vấn đề
tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam và thống nhất giao cho các cơ quan chức năng hai
bên trao đổi, khi nào đáp ứng điều kiện về kỹ thuật sẽ tiến hành chuyến thăm
vào thời gian thích hợp.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đánh giá
cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực; cũng như nỗ lực hợp tác có
hiệu quả của Việt Nam trong việc tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích trong
chiến tranh (MIA).
Bộ trưởng James Mattis cam kết sẽ tiếp tục hợp tác trong việc tìm
kiếm thông tin bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh cũng như hỗ trợ cho
việc tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã trao cho Bộ trưởng James
Mattis hồ sơ mới về địa điểm tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích để hai
bên có thể cùng nhau hợp tác trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã đến thăm Bộ Tư lệnh
lực lượng phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ.
Nguồn: Phapluat.news
|
Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét