Lại xin
cứu trợ:
Giám đốc
Grab gửi thư cho Thủ tướng
Cập nhật lúc 09:02
Trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày
25-10, ông Lim Yen Hock - giám đốc Công ty TNHH Grab - nêu quan ngại khi dự
thảo nghị định về kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô xem Grab là taxi, là
đơn vị kinh doanh vận tải.
Khách
hàng đi xe Grab - Ảnh: DUYÊN PHAN
Cụ thể, trong thư ông Lim Yen Hock cho biết
cảm thấy "hết sức bất ngờ và quan ngại" với những nội dung và quy
định trong dự thảo nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
hành khách bằng ôtô để thay thế nghị định số 86/2014/NĐ-CP mới được Bộ GTVT
trình Chính phủ.
Theo dự thảo quy định, ôtô từ 9 chỗ trở xuống sẽ không được áp dụng
hợp đồng vận tải điện tử (những loại xe dưới 9 chỗ sử dụng ứng dụng đặt xe
như Grab là taxi, phải gắn hộp đèn có chữ TAXI) và tất cả các đơn vị cung cấp
ứng dụng kết nối và giao kết hợp đồng điện tử sẽ buộc phải trở thành các đơn
vị kinh doanh vận tải.
"Những quy định này không chỉ đi ngược lại chủ trương và chỉ đạo
của Chính phủ về việc ứng dụng khoa học công nghệ và cải cách thủ tục hành
chính, mà còn phủ nhận hoàn toàn những lợi ích và kết quả tích cực mà đề án
thí điểm xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử đã mang lại cho người dân,
doanh nghiệp và xã hội" - ông Lim Yen Hock nhận định.
Trong thư, ông Lim Yen Hock nêu nhiều mặt tích cực đã đạt được kể từ
tháng 1-2016 khi Bộ GTVT ban hành kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa
học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp
đồng đối với ôtô dưới 9 chỗ, trên cơ sở đề án thí điểm do chính Grab đề xuất
và với sự chấp thuận đồng ý của Thủ tướng.
Giám đốc Grab cho rằng để tiến tới cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, không chỉ cần sự chuyển mình của doanh nghiệp, người
dân, mà còn cần cả sự mạnh dạn, dũng cảm cải cách của Chính phủ...
"Tuy nhiên, với dự thảo lần này, chúng tôi được biết rằng quan
điểm định danh xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử là xe taxi, và định danh
đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối và giao kết hợp đồng điện tử là công ty taxi
chính là đề xuất của một số đơn vị kinh doanh taxi truyền thống để đồng hóa,
hạn chế sự cải tiến kinh doanh của loại hình khác, doanh nghiệp khác.
Do đó, chúng tôi cần phải nhấn mạnh rằng việc thông qua dự thảo lần
này, chiều theo ý muốn chủ quan của một số đơn vị taxi truyền thống mà bỏ qua
những ích lợi và sự tiến bộ quan trọng đối với xã hội và nền kinh tế, sẽ thực
sự là bước lùi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành vận
tải..." - ông Lim Yen Hock viết.
Ông Lim Yen Hock bày tỏ tha thiết mong muốn Thủ tướng và Chính phủ
Việt Nam xem xét, đánh giá, đặt nguyện vọng và lợi ích của người dân và của
nền kinh tế Việt Nam lên hàng đầu, để đưa ra những quyết sách đúng đắn và phù
hợp với thời đại.
(Theo Tuổi Trẻ) Tuấn Phùng
Bản chất
kinh doanh kiểu Uber, Grab là taxi. Gắn biển xe taxi chẳng ảnh hưởng gì sự
kết nối hệ thống của hãng này mà chỉ mất đi sự tự do đi những đường, phố cấm
taxi mà thôi. Từ khi các hã taxi công nghệ tranh phần thì lúc đầu người dân
được một thời gian hưởng giá cước rẻ, nay đã đắt ngang và hơn taxi truyền thống.
Nhà nước bị sụt giảm nguồn thuế từ taxi truyền thống, còn thuế của taxi công nghệ
thì chẳng đáng là bao vì họ né được. Lái xe ngày càng bị cắt giảm thu nhập, không
được đóng bảo hiểm. Khách hà cũng không được bảo hiểm khi xảy ra tai nạn rủi ro.
Đó là “cái được” của taxi công nghệ. Châu Âu người ta đã định nghĩa rõ Uber, Grab
là taxi rồi.
Thương Giang
|
Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét