Không thể chấp nhận lý giải “6 học
sinh bị điện giật do lỗi ông trời“
Cập
nhật lúc 08:34
Dư luận không khỏi bất bình trước cách giải thích của điện lực
huyện Châu Thành nói rằng do trời mưa, sét đánh khiến đường dây điện bị đứt
Vụ việc 6 học sinh bị điện giật ngay tại cổng trường ở
huyện Châu Thành (Long An) khiến 2 em tử vong tại chỗ, 4 em bị thương nặng
phải đi cấp cứu vào chiều 13/10 đang khiến dư luận không khỏi bất bình trước
cách giải thích của điện lực huyện Châu Thành nói rằng do trời mưa, sét đánh
khiến đường dây điện bị đứt. Vậy ngành điện ở địa phương có vô can trong vụ
việc này hay không?
Trao đổi với
phóng viên VOV, Luật sư Nguyễn Văn Sơn, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, cũng
cho rằng lời giải thích của người đứng đầu điện lực huyện Châu Thành là không
thuyết phục.
Luật sư Nguyễn Văn Sơn cho rằng, về
trách nhiệm pháp lý không phải là chuyện thích nói thế nào thì nói, thích
nhận thì nhận. Việc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan sẽ
phải căn cứ vào pháp luật.
“Trước tai họa bất thình lình ập xuống
với các em và gia đình các em không ai có thể cầm lòng. Trong một khoảnh khắc
ngắn ngủi, 2 gia đình vĩnh viễn mất đi những đứa con thân thương. Tôi chắc
chắn rằng không ai là không bất bình trước vụ việc này”, Luật sư Sơn chia sẻ.
Một số báo dẫn thông tin do người dân
cung cấp cho biết, dây điện trung thế bị đứt trước khi gây họa cho các cháu
học sinh khoảng 1 giờ, nhưng ngành điện không thực hiện cắt điện để đảm bảo
an toàn cho người đi đường. Vậy phải chăng có lỗi do chủ quan, thiếu trách
nhiệm từ cơ quan chức năng?
Theo luật sư Nguyễn Văn Sơn, cho đến
giờ phút này, chúng ta có quyền đặt rất nhiều câu hỏi, có quyền nghi ngờ về
tất cả những yếu tố liên quan. Rõ ràng khi thời tiết có dấu hiệu bất thường
(giông, bão, lũ lụt, sấm chớp…), để đảm bảo an toàn lưới điện, doanh nghiệp
cung ứng điện phải có quy trình ứng trực để xử lý sự cố. Trong vụ việc này,
thông qua thông tin trên báo chí cho thấy, sự cố đã xảy ra cả tiếng đồng hồ
mà doanh nghiệp vẫn chưa cắt điện thì rõ ràng là lỗi tắc trách, không thể
trốn tránh trách nhiệm.
Và câu hỏi đặt ra là có khởi tố vụ án
để điều tra nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể hay không?
Luật sư Sơn khẳng định cơ quan điều tra
có thẩm quyền cần phải khởi tố điều tra vụ án. Để biết được cá nhân, đơn vị
nào có trách nhiệm khi để xảy ra sự cố này phải điều tra mới biết được. Quá
trình điều tra không đơn thuần là việc thu thập chứng cứ mà do cơ quan điều
tra có thẩm quyền thực hiện để đảm bảo tính khách quan. Khi câu chuyện đã xảy
ra, phía điện lực, bên trực tiếp có liên quan đến sự cố, đương nhiên ngay từ
đầu tư cách của họ đã không đảm bảo tính khách quan. Trong bộ luật hình sự có
quy định rất cụ thể các tội danh có liên quan đến những trường hợp như thế
này, như tội vô ý làm chết người, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,
tội vi phạm các quy định về cung ứng điện.
“Tôi mong muốn cơ quan pháp luật làm
đúng trách nhiệm của mình, làm rõ trách nhiệm của những người có lỗi trong
trường hợp này để đưa ra xử lý nghiêm trước pháp luật. Vấn đề không chỉ để an
ủi vong linh của các cháu mà quan trọng hơn là để tránh được những trường hợp
tương tự xảy ra sau này”, luật sư Sơn bày tỏ.
Luật sư Sơn cũng cho rằng không thể nói
là chưa có luật điều chỉnh, hay chỗ nọ đổ chỗ kia để làm mờ lỗi cá nhân trong
vụ này. “Nếu thực sự làm việc một cách khách quan, nghiêm túc, để áp dụng
pháp luật, tôi tin rằng trong tất cả các trường hợp tương tự hoàn toàn có thể
tìm ra hành vi vi phạm pháp luật. Bất cứ vụ việc gì xảy ra, việc họ đổ lỗi
thế nọ thế kia đấy là tâm lý cố hữu, luôn luôn đùn đẩy trách nhiệm. Pháp luật
không thể dung túng việc đùn đẩy trách nhiệm”, luật sư Sơn nhấn mạnh.
Quy trình vận hành an toàn lưới điện
quy định rõ về trách nhiệm của ngành điện phải thường xuyên kiểm tra, bảo
dưỡng. Tuy nhiên, vụ việc thực tế ở huyện Châu Thành (Long An), dây điện
trung thế bị đứt, rơi mà chỉ có "lỗi của ông trời" là khó có thể
chấp nhận./.
Theo
VOV.VN
|
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét