Nếu thân thế, sự nghiệp mà bí mật thì
lãnh đạo nêu gương bằng cách nào?
Cập nhật lúc 15:12
Ông Lê Văn
Cuông cho rằng: “Nêu gương thì phải giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp, các
thành tích của lãnh đạo để mọi người noi theo”.
Dự
thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước đang
được lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14. Xung quanh quy
định thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, Nhà nước thuộc phạm vi bí mật
nhà nước tại Điểm C, Khoản 1, Điều 10 đang có nhiều ý kiến cho rằng không phù
hợp.
Để có góc nhìn sâu sắc hơn về vấn đề
này, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với ông Lê Văn Cuông nguyên đại biểu
Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.
Theo ông Cuông:
“Lâu nay phấn đấu thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch. Người dân có
điều kiện tiếp cận thông tin để giám sát và học tập.
Càng dân chủ,
công khai, minh bạch càng ngăn chặn được tiêu cực, làm cho những ẩn khuất, ý
đồ không được trong sáng được rõ ràng.
Do đó, dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cần
cân nhắc, tính toán chỉ những vấn đề thực sự ảnh hưởng đến an ninh quốc
gia hoặc lợi ích của đất nước thì mới bảo mật.
Còn không ảnh
hưởng thì nên công khai để cho người dân được biết. Đây là vấn đề
quyền được tiếp cận thông tin”.
Về thân thế sự
nghiệp của lãnh đạo, ông Cuông cho rằng đó là những người mẫu mực về thành
tích, đáng được người khác ngưỡng mộ học tập.
Tôi nghĩ, vấn
đề này không nên bí mật mà cần công khai, tuyên truyền, giới thiệu để cho
người dân người ta học tập, noi theo.
Để minh chứng ý
kiến của mình, ông Cuông lấy minh chứng như lâu nay Bác Hồ hay nhiều lãnh tụ
tiền bối của Đảng, nhà nước có những công lao đóng góp.
Cuộc đời, sự
nghiệp được các nhà sử học, văn học giới thiệu thông qua các tác phẩm. Các
văn nghệ sĩ còn xây dựng hình tượng bằng các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Đó là cách để
để cho nhiều người biết đến và noi theo.
Ông Cuông còn
cho rằng: “Vừa qua Bộ Chính trị có ban hành Nghị quyết Nêu gương trước hết là
các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương.
Nêu gương,thì
phải giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp, các thành tích của lãnh đạo để mọi
người noi theo.
Chứ xem thân
thế, sự nghiệp thuộc diện bí mật thì không còn tác dụng tuyên truyền nữa và
quy định như dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước sẽ ảnh hưởng đến các nghị
quyết của Đảng trong cuộc sống”.
Theo ông Lê Văn
Cuông, nội dung về cuộc đời, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà nước có tác
dụng đối với xã hội, có tính giáo dục nêu gương cần phải được công khai, phổ
biến để mọi người học tập.
Tuy nhiên, theo
ông Cuông thì vấn đề đưa tin là phải khách quan, chuẩn xác. Không được có ý
đồ cá nhân hoặc lạm dụng vấn đề này để tâng bốc, sai sự thật.
Những thông tin
mang tính chất bôi bác, nêu không đúng sự thật, tả không đúng cá nhân của
lãnh đạo nhằm mục đích không trong sáng cũng phải ngăn chặn.
Trước đó Báo
Điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam
đã trao đổi với ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo
dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.
Ông Lê Như Tiến
cho rằng: “Tại sao phải bí mật thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà
nước. Trong khi chúng ta lại công khai phiếu tín nhiệm cả Chủ tịch Quốc hội,
Thủ tướng.
Theo tôi việc
lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội đều công khai, tỉ lệ bao
nhiêu phần trăm công khai hết thì việc gì phải bí mật. Việc công khai là để
cho cán bộ đó thấy họ tín nhiệm ở mức nào còn cố gắng, phấn đấu.
Chúng ta đã
công khai vấn đề này rồi và có dư luận rất ủng hộ. Ví dụ như Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong lần bỏ phiếu trước thì tín nhiệm rất cao và lần
này cũng rất cao thì tại sao chúng ta phải bí mật”.
Ông Lê Như Tiến
nhấn mạnh, việc công khai thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước chỉ có
tốt thêm. Phần lớn các đồng chí Đảng, nhà nước, đặc biệt là các đồng chí lãnh
đạo Quốc hội, Chính phủ vừa rồi có vị trí phiếu rất cao tại sao chúng ta lại
không công khai những chuyện đó.
Ông cũng cho
rằng, càng không công khai, người dân lại càng thấy khó hiểu. Giả sử có đồng
chí nào đó phiếu không cao lắm thì cũng để cho người dân cử tri biết để giám
sát và các đồng chí phải cố gắng hơn.
“Tôi tin rằng,
nhiều người tán thành chủ trương đã lấy phiếu tín nhiệm thì phải công khai,
không phải bí mật. Kể cả tài sản cũng công khai chứ không phải kê khai tài
sản lại đưa vào danh mục bí mật là không được” – ông Lê Như Tiến nhấn mạnh.
(Theo GDVN) Trinh
Phúc
Cuộc đời và sự nghiệp, các
thành tích của lãnh đạo (tất nhiên là cả tài sản) mà lại là tài liệu mật thì
khác gì nó được dấu trong bóng tối! Mà một tấm gương toàn bóng tối thì dân "soi" và học tập lãnh đạo thế nào?
Thương Giang
|
Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét