Ông
Trump bắt đầu hụt hơi trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung?
Cập nhật lúc 14:16
Bắc Kinh rất mong Washington chơi hết vốn - tung gói thuế quan
thứ 3- nên không 'ăn miếng trả miếng', mà quyết 'thi gan' với chính quyền
Trump...
Bắc Kinh thực hiện chiến thuật ‘thi
gan’ khiến
Ngày 21/10, trả lời phỏng vấn Tạp
chí Financial Times, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ, Cố vấn kinh tế
cấp cao của Tổng thống Trump, Larry Kudlow, đã chỉ trích Trung Quốc
chẳng làm gì giải quyết xung đột thương mại.
“Chúng tôi đã trao cho họ một danh sách
các yêu cầu cụ thể, về cơ bản không có gì thay đổi trong 5 - 6 tháng qua. Song
vấn đề là họ không phản hồi. Không phản hổi bất cứ điều gì.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản
Trung Quốc là người ra quyết định, song cho tới hiện tại, họ vẫn chưa ra
quyết định gì. Hoặc có thể, họ quyết định không làm gì cả. Tôi chưa từng
thấy chuyện như thế này bao giờ”.
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia
Mỹ thể hiện thái độ không hài lòng với động thái của Bắc Kinh trong bối
cảnh đại diện Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau vào tháng 11 tới đây để bàn
về giải quyết căng thẳng thương mại giữa hai nước.
Hồi tháng 5, các nhà đàm phán hai nước đã đưa ra danh sách các yêu cầu của mỗi
bên trong cuộc trao đổi tại Bắc Kinh. Mỹ muốn giảm thâm hụt thương mại
với Trung Quốc và Bắc Kinh phải từ bỏ hỗ trợ với nhiều ngành công nghiệp.
Trung Quốc thì muốn Mỹ dừng một
lệnh cấm xuất khẩu hàng Mỹ sang nước này, mở cửa cho sản phẩm - dịch vụ công
nghệ của họ tham gia vào các dự án chính phủ Mỹ và đánh giá công bằng hơn với
các công ty Trung Quốc về góc độ an ninh quốc gia.
Theo người phát ngôn Bộ Thương mại TQ
Gao Feng, nếu muốn đàm phán Mỹ cần chân thành, Bộ trưởng Thương mại
Zhong Shan thì cho biết : “Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại,
nhưng sẽ chống lại khi nó nổ ra”.
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đóng
băng từ cuối tháng 9, khi hai bên áp các mức thuế quan mới. Ông Trump và ông
Tập dự kiến gặp nhau tại Hội nghị G-20 ở Argentina tháng 11, song dường như
Bắc Kinh không quá quan tâm tới sự kiện này.
Tổng thống Trump tin rằng
phải mất một thời gian nữa các gói thuế quan mới có tác động với kinh tế Trung
Quốc, nên thuế quan càng duy trì lâu Washington càng có lợi thế trong
đàm phán. Vì vậy ông Trump sẽ "thi gan" với ông Tập.
Tuy nhiên, với những biểu hiện gần đây
của người đứng đầu Nhà Trắng, kêu gọi EU dừng kiện Mỹ lên WTO, chỉ trích
FED tăng lãi suất... và sự sốt ruột của các cộng sự trước việc Bắc Kinh
"im như thóc", cho thấy chính quyền Trump mất dần kiên nhẫn.
Cùng với đó là nhiều hiệu tượng trái
chiều của kinh tế Mỹ, như niềm tin tiêu dùng tăng nhưng việc mua sắm lại
giảm, phong vũ biểu kinh tế tăng kỷ lục nhưng thu ngân sách lại giảm lập
kỷ lục, dường như đã khiến vị tổng thống doanh nhân bắt đầu nao núng.
Ông Trump chưa thực sự sẵn sàng đối đầu
với ông Tập?
Có thể thấy sau khi chủ động
ra đòn, chính quyền Trump lại ngay lập tức rơi vào thế
bị động, dù Bắc Kinh có đáp trả hay không, điều đó cho thấy dường như
Tổng thống Trump chưa sẵn sàng đối đầu với Chủ tịch Tập.
Cho đến lúc này, không thể phủ nhận
người đứng đầu Nhà Trắng đã quá vội vã thực hiện chính sách thương mại xung
đột - trong đó đặc biệt là kích hoạt cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Vì vội vã nên vị tổng thống doanh nhân
bị cho là nhận diện không chuẩn xác điểm yếu của đối phương, từ đó bỏ
phí lợi điểm của mình, khiến Washington không thể biến lợi
thế thành ưu thế trước Bắc kinh.
Chính quyền Trump xem kinh tế Trung
Quốc là nền kinh tế phi thị trường, nhưng lại đánh giá dưới góc độ của cơ chế
thị trường, do vậy không thể nhận định đúng bản chất vấn đề và
bị truyền thông dắt mũi.
Chẳng hạn vấn đề trồi sụt trên thị
trường chứng khoán. Nếu như "ngày 23/10 đen tối" vừa qua, tại
Trung Quốc, chỉ số Tổng hợp Thượng Hải giảm 2,26%, chỉ số Hang Seng giảm
3,08%, thì tại Mỹ tình hình cũng thảm hại không kém.
Khi sàn
chứng khoán New York mở cửa, chỉ số Dow Jones đã sụt hơn 540 điểm, còn chỉ
số Nasdaq có lúc xuống tới mức tệ nhất kể từ tháng 11/2008 - thời
điểm chạm đáy của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Theo Gallup, chỉ gần 9% tài sản hộ gia
đình Trung Quốc nằm trên sàn chứng khoán và 72% tài sản dữ trữ ở Trung
Quốc là tiền mặt, ngược lại có tới 54% người dân Mỹ đều sở hữu í nhất một
loại chứng khoán nào đó.
Đặc biệt, rất nhiều người Mỹ đang đặt
cược quỹ về hưu trí của mình vào sức khỏe của thị trường chứng khoán: thị
trường tốt - quỹ lớn, thị trường xấu - quỹ hẹp hoặc thậm chí
có thể mất trắng.
Tỷ lệ sở hữu chứng khoán của
Mỹ nhiều gấp 6 lần so với Trung Quốc, nhưng dân số đông
gấp hơn 3 lần Mỹ, nên bất kỳ thiệt hại nào trên thị trường chứng khoán Trung
Quốc cũng sẽ nhỏ hơn thị trường Mỹ, theo CNN.
Hay vấn đề tăng trưởng kinh tế. Khi chính phủ
Trung Quốc công bố số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này trong
quý III/2018 chỉ ở mức 6,5%, giảm 0,2% so với quý trước. Ngay lập tức kinh tế
Trung Quốc bị xem như sắp sụp đổ.
Tuy nhiên, Tạp chí Financial Times
đã nhận định rằng: “Tăng trưởng giảm đà không đồng nghĩa với nền
kinh tế Trung Quốc đang có bệnh. Thực ra kinh tế Trung Quốc đang lớn
và phát triển mạnh mẽ.
Phải thấy rằng đã đến lúc thế giới thôi
ám ảnh với tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, mà tập trung vào
vấn đề quan trọng hơn, đó là chất lượng và cơ cấu tăng trưởng, vì đây là
những yếu tố đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế".
Không những vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng có dấu hiệu
suy giảm, mà còn suy giảm mạnh hơn. Theo Macroeconomic Advisers, tăng trưởng
kinh tế Mỹ trong quý III/2018 chỉ đạt 3,7%, trong khi quý II/2018 đạt mức
4,2%.
Như vậy, so với quý II/2018, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm tới
0,5% - tức là giảm tương đương 12%. Thậm chí dự báo quý IV kinh tế Mỹ chỉ
tăng trưởng 2,6% - giảm tới 30% so với quý III/2018. Đây mới là con số đáng lưu
ý nhưng ít được lưu ý?
Hoặc việc doanh nghiệp nước ngoài - đặc biệt là
doanh nghiệp Mỹ - có ý định rời bỏ Trung Quốc để tránh phải lãnh hậu quả từ
các gói thuế quan của chính quyền Trump, thực ra vấn đề đã bị nghiêm trọng
hoá.
Bởi ngay từ năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã có chính sách bị
cho là "ngược đãi" doanh nghiệp nước ngoài, để mở rộng sân chơi cho
doanh nghiệp trong nước phục vụ kích thích tiêu dùng nội địa - một trong 3
mũi nhọn của tái cơ cấu kinh tế.
Vì vậy, nếu trông chờ vào hiệu ứng này để hy vọng có thể làm suy
yếu sức mạnh của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại là hoàn toàn sai lầm
và khó có thể tránh khỏi việc phải nhận lãnh hậu quả.
Và - theo CNN - Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng phát động phong
trào tẩy chay các sản phẩm Mỹ như điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ,… của
Apple, xe hơi, máy móc, máy bay và các mặt hàng xa xỉ phẩm khác.
Thực ra với thị trường khổng lồ của Trung Quốc và kích thích tiêu
dùng đang là chiến lược ưu tiên của Bắc Kinh, thì việc rời bỏ Trung Quốc chỉ
là lựa chọn cuối cùng của doanh nghiệp Mỹ, và vì chính sách của Bắc Kinh hơn
là vì chính sách của Trump.
Trong khi đó doanh nghiệp trong nước Mỹ cũng đã bắt đầu có phản
ứng quyết liệt với những thiệt hại vì chính sách thương mại xung đột của
Trump, nên đã chủ động liên kết với nhau và kết nối với các đối tác, đưa
chính quyền Trump vào thế khó.
Rõ ràng, tình hình đang rất không ổn với vị tổng thống doanh nhân
và Bắc Kinh được cho là rất mong Washington "chơi hết vốn" - tung
gói thuế quan thứ 3, bao trùm toàn bộ hàng nhập khẩu Trung Quốc - nên không
“ăn miếng trả miếng” ngay với Trump.
Bắc Kinh chưa thực sự phản đòn mà chính quyền Trump đã rơi vào
thế bất lợi như thế, vậy làm sao Washington 'thi gan' được với
Bắc Kinh. Đến lúc này có thể thấy dường như Tổng thống Trump chưa chuẩn
bị sẵn sàng để đối đầu với Chủ tịch Tập.
(Theo Đất Việt)
Ngọc Việt
|
Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét