Epco – Minh Phụng qua hồi ức của Liên Khui Thìn
Cập
nhật lúc 15:32
Ngoại
trừ Liên Khui Thìn, có lẽ khó ai có thể hiểu chính xác nỗi lòng của Tăng Minh
Phụng 20 năm trước khi đứng trước vành móng ngựa nghe kết án cho chính những
hoài bão, mộng tưởng của mình và cùng lúc chứng kiến sự nghiệp tan vỡ, vợ
theo chồng vào tù, con cái bơ vơ giữa cuộc đời….
Cựu tử tù Liên Khui
Thìn (phải) và tác giả
Đại gia “bốn không”
Cựu tử tù Liên Khui Thìn rất đúng hẹn.
Ông cắt ngắn đợt chữa bệnh ở Nha Trang bay vào TPHCM. Sau bao thăng trầm, ông
vẫn thế, luôn lấy chữ tín làm đầu. Đó là chìa khoá giúp ông từ một thương lái
trở thành ông chủ tập đoàn Epco hùng mạnh đầu thập niên 90 của thế kỷ trước
với doanh số xuất nhập khẩu gần 200 triệu USD/năm và sản phẩm có mặt ở hầu
hết các thị trường khó tính trước khi nó đổ sụp chôn vùi chính ông.
Từ văn phòng đặt trên tầng 18 của một
cao ốc bên sông Sài Gòn, Liên Khui Thìn lặng lẽ nhìn sang bán đảo Thủ Thiêm.
Hơn 25 ha đất trước kia là tài sản của ông bây giờ không rõ đã thuộc về ai.
Nhắc đến Đại án Epco – Minh Phụng đình đám một thời, Liên Khui Thìn lại ngậm
ngùi nhớ Tăng Minh Phụng. Ông Thìn còn nhớ rất rõ lần đầu tiên Tăng Minh
Phụng sang Công ty Epco tìm ông. Thời điểm ấy ông Phụng đang cần gấp một số
lượng lớn ngoại tệ. Epco thì đang xuất nhập khẩu trực tiếp hải sản nên ngoại tệ
luôn dồi dào. Vì vậy, hai công ty vẫn thường xuyên giao dịch mua bán ngoại tệ
với nhau. Ông Thìn nhớ lại: “Nghe nhân viên thường trực báo anh Minh Phụng
đến, tôi mời lên ngay. Anh Minh Phụng có khuôn mặt phúc hậu, nói năng nhỏ
nhẹ, đặc biệt là ăn mặc rất giản dị dù đang làm chủ một công ty may gần 10
nghìn công nhân. Hồi đó, Công ty may Minh Phụng gần như thống lĩnh thị trường
Đông Âu và Liên Xô (cũ)…”.
Tăng Minh Phụng xin phép vừa ăn sáng vừa bàn công việc. Liên Khui
Thìn bất ngờ khi thấy Minh Phụng móc trong túi xách một ổ bánh mỳ ăn ngon
lành, vừa ăn vừa bàn chuyện làm ăn rôm rả. Một lần khác, ông Liên Khui Thìn
sang tìm Tăng Minh Phụng. Hai người bàn bạc đủ thứ chuyện, đến lúc bụng đói
cồn cào thì đã xế trưa. Tăng Minh Phụng mời ông Thìn ở lại ăn trưa và nhờ một
nhân viên xuống mua 2 dĩa... bánh cuốn. Nhiều lần Tăng Minh Phụng đi cùng ông
Thìn qua Úc, Hàn Quốc tìm thị trường, trong hành lý Minh Phụng bao giờ cũng
nhét đầy… mỳ gói.
Cùng xuất thân hàn vi và chung chí hướng, cả hai thân thiết như
anh em ruột. Tăng Minh Phụng trở thành phó tướng của Liên Khui Thìn trong tập
đoàn Epco. Ông Thìn kể, chưa bao giờ ông thấy Tăng Minh Phụng uống rượu, bia.
Vì phép lịch sự, Minh Phụng chỉ nâng ly rồi đặt xuống. Cà phê, thuốc lá Phụng
cũng không “dính”. Chuyện gái gú, quan hệ ngoài luồng thì càng không để lại
điều tiếng gì dù công ty Minh Phụng có hàng nghìn nữ công nhân, trong đó có
nhiều cô rất xinh.
Bị cáo Tăng Minh
Phụng trong phiên tòa xét xử vụ đại án kinh tế Epco – Minh Phụng
Đến bây giờ, có về khu Bình Thới, Đầm Sen (quận 11) gặp những
người lớn tuổi hỏi về Bảy Khùng hay Bảy Phụng, hầu như ai cũng biết. Tăng
Minh Phụng thuở ấy lem luốc cỡi chiếc xe máy cà tàng rong ruổi trên những con
đường bụi mù, phía sau chất đầy quần áo, giày dép tự sản xuất bỏ mối cho các
sạp trong chợ Tân Bình. Khởi nghiệp từ một tổ hợp nhỏ lẻ, Minh Phụng nhanh
chóng phát triển công ty may Minh Phụng thành một tập đoàn hùng mạnh đầy với
15 phân xưởng sản xuất, gồm 10 phân xưởng may mặc, một phân xưởng nhựa, một
phân xưởng dệt gòn, một phân xưởng bao bì PP, một phân xưởng thiết kế mỹ
thuật cho hàng hóa ngành may, một phân xưởng thiết kế vi tính và gần 10.000
công nhân. Khác với nhiều đại gia ngông cuồng tiêu tiền “chùa” như rác, ăn
chơi trác táng, Bảy Phụng sống đạm bạc. Buổi trưa, ông ăn uống qua quít
cùng anh em công nhân và nhâm nhi ly trà đá chờ đến giờ lên ca.
Chơi dao đứt tay
Năm 1992, Minh Phụng chuyển sang đầu tư vào đất đai. Liên Khui Thìn bảo đó là khúc cua định mệnh. Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối thế kỷ trước đã manh nha. Thị trường truyền thống bị thu hẹp sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ làm công ty Minh Phụng chao đảo. Epco cũng lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Nhiều đối tác nước ngoài trước kia đồng ý bán hàng trả chậm từ 1 -2 năm thì đồng loạt rút ngắn thời hạn còn 3-6 tháng. Doanh số xuất nhập khẩu của Minh Phụng, Epco tụt dốc thê thảm, từ vài triệu USD xuống còn vài trăm nghìn USD mỗi tháng. Thay vì thu hẹp sản xuất, không đành lòng sa thải công nhân đã gắn bó với mình, Tăng Minh Phụng quyết tìm hướng đi mới để duy trì hoạt động của các phân xưởng dù doanh nghiệp chưa có chức năng và bản thân ông chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà đất.
Ngay từ đầu, Minh Phụng đã quyết không
làm ăn kiểu “cò con”. Toàn bộ nhà đất của công ty Minh Phụng, giấy tờ vừa làm
xong thì lập tức thế chấp vào các ngân hàng để vay tiền mua thêm. Tài sản
càng phình ra thì các khoản nợ càng đè lên vai, trở thành gánh nặng quá sức
đối với Minh Phụng vì nhà đất thì không thể bán ngay để kiếm lời.
Ông Thìn kể, chưa bao giờ ông thấy Tăng
Minh Phụng uống rượu, bia. Vì phép lịch sự, Minh Phụng chỉ nâng ly rồi đặt
xuống. Cà phê, thuốc lá Phụng cũng không “dính”.
Trót “phóng lao”, Tăng Minh Phụng và
Liên Khui Thìn bèn lập hàng loạt "công ty con". Ông Thìn nói, thực
tế đã chỉ ra mô hình tập đoàn kinh tế là đúng đắn để phân tán rủi ro. Công ty
con này thua lỗ nhưng công ty con kia có lời thì khoản lỗ sẽ được bên này bù
đắp cho bên kia. Thời điểm ấy, ngành ngân hàng quy định hạn mức cho vay tối
đa không quá 10% tổng vốn. Một lô hàng trước kia được ngân hàng cho vay 1
triệu USD thì hạn mức vay chỉ còn 200 nghìn USD. Lập 5 công ty con và mỗi
công ty chỉ cần 1 hợp đồng nhập khẩu thì Minh Phụng, Epco có thể huy động
được 1 triệu USD.
Để huy động thật nhiều tiền, Minh Phụng
lẫn Epco sử dụng thủ thuật mua bán lòng vòng giữa các "công ty con",
lập hợp đồng mua bán khống… với sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng. Khi
vụ án nổ ra, cả Minh Phụng lẫn Epco đều mất khả năng thanh toán số nợ gần
6.000 tỷ đồng và 32,6 triệu USD vì đất đai, nhà xưởng không bán được do thị
trường nhà đất đóng băng.
Sau hai phiên tòa chấn động dư luận bấy giờ, ngày về đã không bao giờ trở thành sự thật khi đơn xin tha tội chết của Tăng Minh Phụng không được chấp nhận. Bữa ăn cuối cùng trước giờ ra pháp trường, Minh Phụng không hề đụng đũa. Ông lặng lẽ xin giấy bút để lại bức thư cho con. Liên Khui Thìn may mắn hơn. Sau hơn 1.000 ngày sống thấp thỏm trong khu biệt giam của tử tù, ông được tha tội chết và ra tù sau gần 13 năm chấp hành án.
Doanh nhân Tăng
Minh Phụng trong một buổi họp công ty
Tính đến đầu năm 1997, ngoài các nhà
xưởng sản xuất, Tăng Minh Phụng có 169 biệt thự, nhà ở, văn phòng các loại.
Hệ thống nhà xưởng, kho hàng tại các khu công nghiệp có 78 cái với tổng diện
tích hơn 1,2 triệu m2. Đất chuyên dùng hơn 2,6 triệu m2. Nhà đất của Minh
Phụng và Liên Khui Thìn có mặt khắp nơi, từ TPHCM đến các tỉnh Lâm Đồng, Bình
Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... Sau này phát mại tài sản, chủ yếu là bất động
sản, các ngân hàng thu về một khoản tiền cực lớn khắc phục được hầu như toàn
bộ hậu quả.
Ngày thi hành lệnh bắt và khám xét đối với Tăng Minh Phụng,
nhiều cán bộ điều tra vô cùng bất ngờ vì không tìm thấy trong nhà đại gia
Minh Phụng tài sản riêng nào có giá trị. Toàn bộ tiền tự có, tiền vay đều là tài
sản công ty.
(Theo Tiền
Phong) Huy Thịnh
|
Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét