Tài xế taxi bị tài xế Mazda bắn, chèn
qua người
Cập
nhật
lúc 15:24
Sau khi xảy ra xô xát, tài xế
taxi bị tài xế Mazda CX5 bắn vào bụng rồi chèn qua người.
Theo đó sự việc xảy ra vào khoảng 19h30
ngày 30/10, trước số nhà 23, ngõ 165 đường Dương Quảng Hàm (Hà Nội).
Tài xế bị bắn và chèn qua người là
người là anh T trú ở phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Sáng 31/10,trao đổi với PV, anh ruột
tài xế T cho biết: "Sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, T đã được
bác sĩ mổ nối lại đại tràng và hiện đã qua cơn nguy kịch. Tuy
nhiên viên đạn trong bụng T vẫn chưa được lấy ra. Theo lời bác sĩ, đợi sức
khỏe em tôi ổn định hơn sẽ tiến hành mổ lấy đạn.
Sau khi T tỉnh dậy, tôi cũng nghe em
tôi kể lại lúc tài xế lao đến em tôi biết nhưng không làm thế nào được.
Để có thể sống sót được, em tôi đã phải gồng mình ép người xuống để xe chèn
qua và may mắn giữ lại được tính mạng".
Theo anh ruột của nạn nhân chia
sẻ: "Nguyên nhân ban đầu có thể khi lái xe hai bên có va
chạm với nhau, khi T xuống mở cửa xe bất ngờ bị tài xế điều khiến xe Mazda
CX5 hạ kính bắn vào bụng. Chưa dừng lại, tài xế tiếp tục cho xe chèn lên
người T.
Giữa T và tài xế không có va chạm lớn,
thời gian xảy ra cự cãi chỉ khoảng vài phút. Không ai nghĩ tài xế lại nổ súng
bắn T, đến khi nghe tiếng súng nổ người dân và người nhà mới chạy ra đưa T đi
cấp cứu".
Theo anh của tài xế T, người đàn ông
bắn và chèn xe lên người T là người nơi khác không phải người địa phương.
Hiện đã xác định được biển số chiếc xe
chèn qua người T.
Sau khi xảy ra vụ việc, một
người lạ có thể là người quen của tài xế đã đến nói với gia đình
anh để hai bên giải quyết nhưng gia đình không đồng ý và muốn công an
vào cuộc xử lý.
Cùng ngày Tổ trưởng tổ dân phố 21 (nơi
gia đình nạn nhân sinh sống) thông tin: "Tài xế bị bắn là người ở địa
phương và mới cưới vợ, tối 31/10, T chở vợ đi đâu đó về rồi xảy ra chuyện.
Sau khi bị bắn, T được người nhà đưa vào bệnh viện E cấp cứu, có thể T bị
thủng bụng.
Qua lời kể của người bán nước cạnh hiện
trường nơi xảy ra sự việc, tài xế T và lái xe CX5 đi cùng chiều để gửi xe thì
xảy ra xô xát, có thể không chịu nhường nhau và có câu thách đố nhau nên tài
xế kia dùng súng bắn T.
Sau khi bắn T, tài xế quay xe chèn qua
người T rồi bỏ chạy và tiếp tục đâm vào nhiều xe máy đang dựng ở gần đó".
Chứng kiến vụ việc kinh hoàng xảy ra,
anh H.D (nhân chứng có mặt) kể lại: "Vào thời điểm trên, khi người lái
taxi xuống xe đề nghị lái xe CX5 xuống giải quyết thì ngay lập tức bị người
trong xe kia bắn đạn cao su vào bụng lái taxi ngã xuống.
Chưa dừng lại, tài xế CX5 tiếp tục rồ
ga phóng xe chèn qua người lái xe taxi".
Được biết nhận được tin báo, lực lượng
chức năng kịp thời có mặt, xử lý vụ việc, đưa nạn nhân đi cấp cứu, đồng thời
truy tìm người tài xế lái xe CX5 màu trắng.
Tại hiện trường, chiếc taxi của nạn
nhân được công an phường Quan Hoa bảo vệ.
(Theo Đất Việt) Thanh Tâm
|
Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018
Nếu thân thế, sự nghiệp mà bí mật thì
lãnh đạo nêu gương bằng cách nào?
Cập nhật lúc 15:12
Ông Lê Văn
Cuông cho rằng: “Nêu gương thì phải giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp, các
thành tích của lãnh đạo để mọi người noi theo”.
Dự
thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước đang
được lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14. Xung quanh quy
định thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, Nhà nước thuộc phạm vi bí mật
nhà nước tại Điểm C, Khoản 1, Điều 10 đang có nhiều ý kiến cho rằng không phù
hợp.
Để có góc nhìn sâu sắc hơn về vấn đề
này, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với ông Lê Văn Cuông nguyên đại biểu
Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.
Theo ông Cuông:
“Lâu nay phấn đấu thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch. Người dân có
điều kiện tiếp cận thông tin để giám sát và học tập.
Càng dân chủ,
công khai, minh bạch càng ngăn chặn được tiêu cực, làm cho những ẩn khuất, ý
đồ không được trong sáng được rõ ràng.
Do đó, dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cần
cân nhắc, tính toán chỉ những vấn đề thực sự ảnh hưởng đến an ninh quốc
gia hoặc lợi ích của đất nước thì mới bảo mật.
Còn không ảnh
hưởng thì nên công khai để cho người dân được biết. Đây là vấn đề
quyền được tiếp cận thông tin”.
Về thân thế sự
nghiệp của lãnh đạo, ông Cuông cho rằng đó là những người mẫu mực về thành
tích, đáng được người khác ngưỡng mộ học tập.
Tôi nghĩ, vấn
đề này không nên bí mật mà cần công khai, tuyên truyền, giới thiệu để cho
người dân người ta học tập, noi theo.
Để minh chứng ý
kiến của mình, ông Cuông lấy minh chứng như lâu nay Bác Hồ hay nhiều lãnh tụ
tiền bối của Đảng, nhà nước có những công lao đóng góp.
Cuộc đời, sự
nghiệp được các nhà sử học, văn học giới thiệu thông qua các tác phẩm. Các
văn nghệ sĩ còn xây dựng hình tượng bằng các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Đó là cách để
để cho nhiều người biết đến và noi theo.
Ông Cuông còn
cho rằng: “Vừa qua Bộ Chính trị có ban hành Nghị quyết Nêu gương trước hết là
các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương.
Nêu gương,thì
phải giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp, các thành tích của lãnh đạo để mọi
người noi theo.
Chứ xem thân
thế, sự nghiệp thuộc diện bí mật thì không còn tác dụng tuyên truyền nữa và
quy định như dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước sẽ ảnh hưởng đến các nghị
quyết của Đảng trong cuộc sống”.
Theo ông Lê Văn
Cuông, nội dung về cuộc đời, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà nước có tác
dụng đối với xã hội, có tính giáo dục nêu gương cần phải được công khai, phổ
biến để mọi người học tập.
Tuy nhiên, theo
ông Cuông thì vấn đề đưa tin là phải khách quan, chuẩn xác. Không được có ý
đồ cá nhân hoặc lạm dụng vấn đề này để tâng bốc, sai sự thật.
Những thông tin
mang tính chất bôi bác, nêu không đúng sự thật, tả không đúng cá nhân của
lãnh đạo nhằm mục đích không trong sáng cũng phải ngăn chặn.
Trước đó Báo
Điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam
đã trao đổi với ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo
dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.
Ông Lê Như Tiến
cho rằng: “Tại sao phải bí mật thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà
nước. Trong khi chúng ta lại công khai phiếu tín nhiệm cả Chủ tịch Quốc hội,
Thủ tướng.
Theo tôi việc
lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội đều công khai, tỉ lệ bao
nhiêu phần trăm công khai hết thì việc gì phải bí mật. Việc công khai là để
cho cán bộ đó thấy họ tín nhiệm ở mức nào còn cố gắng, phấn đấu.
Chúng ta đã
công khai vấn đề này rồi và có dư luận rất ủng hộ. Ví dụ như Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong lần bỏ phiếu trước thì tín nhiệm rất cao và lần
này cũng rất cao thì tại sao chúng ta phải bí mật”.
Ông Lê Như Tiến
nhấn mạnh, việc công khai thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước chỉ có
tốt thêm. Phần lớn các đồng chí Đảng, nhà nước, đặc biệt là các đồng chí lãnh
đạo Quốc hội, Chính phủ vừa rồi có vị trí phiếu rất cao tại sao chúng ta lại
không công khai những chuyện đó.
Ông cũng cho
rằng, càng không công khai, người dân lại càng thấy khó hiểu. Giả sử có đồng
chí nào đó phiếu không cao lắm thì cũng để cho người dân cử tri biết để giám
sát và các đồng chí phải cố gắng hơn.
“Tôi tin rằng,
nhiều người tán thành chủ trương đã lấy phiếu tín nhiệm thì phải công khai,
không phải bí mật. Kể cả tài sản cũng công khai chứ không phải kê khai tài
sản lại đưa vào danh mục bí mật là không được” – ông Lê Như Tiến nhấn mạnh.
(Theo GDVN) Trinh
Phúc
Cuộc đời và sự nghiệp, các
thành tích của lãnh đạo (tất nhiên là cả tài sản) mà lại là tài liệu mật thì
khác gì nó được dấu trong bóng tối! Mà một tấm gương toàn bóng tối thì dân "soi" và học tập lãnh đạo thế nào?
Thương Giang
|
Bộ trưởng Nhạ: 'Đuổi học sinh viên bán dâm' là do cán bộ kém đưa
lên
Cập nhật lúc 14:11
Bộ
trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc đưa quy định sinh
viên bán dâm lần thứ 4 bị đuổi học là do cán bộ rà soát năng lực hạn chế, yếu
kém, gây phản ứng bức xúc trong dư luận.
Sáng 31/10,
Quốc hội tiếp tục hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính
phủ bất kỳ, dựa trên lời hứa từ kỳ họp thứ 2 đến nay.
Theo đại biểu
Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên), vừa qua dư luận rất băn khoăn, bức xúc
khi dự thảo thông tư ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên mà
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cho lấy ý kiến rộng rãi, có quy định xử lý học
sinh, sinh viên bán dâm.
“Dù là dự thảo nhưng có nội dung gây phản cảm, thiếu cơ sở và đi
ngược lại mục tiêu giáo dục. Nhiều cử tri đã bày tỏ lo lắng, nghi ngờ về năng
lực, tâm lực, uy lực của bộ máy quản lý giáo dục hiện nay”, bà Hiền nhận xét.
Đại biểu Phạm Minh
Hiền. (ảnh Như Ý)
Từ đó, bà Hiền đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân
Nhạ cho biết trách nhiệm quản lý của mình về vấn đề này, vai trò nêu gương
của người đứng đầu ngành khi Bộ trưởng thường xuyên đưa ra quan điểm sửa sai,
xử lý nghiêm, kiên quyết xử lý nghiêm, rút kinh nghiệm rồi lại tiếp tục sai.
"Giải pháp nào để giữ vững sự tôn nghiêm của quản lý giáo dục hiện
nay", bà Hiền đặt vấn đề.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân
Nhạ cho biết, các quy định về văn bản, thông tư của bộ là rất nhiều:
"Quy định về xử lý học sinh, sinh viên bán dâm có từ năm 2007 và đến năm
2016 vẫn còn. Chúng tôi yêu cầu rà soát mọi quy định và cái gì không còn phù
hợp nữa thì phải bỏ".
Tuy nhiên, theo ông Nhạ do cán bộ rà soát năng lực hạn
chế, ý thức trách nhiệm kém nên đưa lên (đưa lên Cổng TTĐT của Bộ để lấy ý
kiến - PV), gây phản ứng bức xúc trong dư luận. “Khi biết, tôi yêu cầu bỏ
ngay, rà soát ngay, những nội dung này không đưa vào trong thông tư nữa”- Bộ
trưởng Nhạ nói.
Bộ trưởng Phùng
Xuân Nhạ (ảnh Như Ý)
Ngay sau khi Bộ trưởng Nhạ trả lời, bà Hiền đã sử dụng
quyền tranh luận và nói rằng: “Nội dung tôi chất vấn là muốn làm rõ vai trò
trách nhiệm của người đứng đầu khi ban hành dự thảo thông tư nhưng không thấy
trả lời mà Bộ trưởng lại giao trách nhiệm vào cá nhân khác”.
Bà Hiển mong Bộ trưởng nhìn thẳng vào sự thật vấn đề,
không tránh né để có giải pháp tích cực hơn cho ngành trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sau đó đề nghị Bộ
trưởng Nhạ rút kinh nghiệm: "Đại biểu Hiền chưa thấy Bộ trưởng nhận
trách nhiệm người đứng đầu nên cần rút kinh nghiệm", Chủ tịch Quốc hội
nêu.
Trước đó, dự thảo Thông tư về quy chế công tác học sinh, sinh
viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp được Bộ
GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến có phần phụ lục nêu một số nội dung vi phạm và khung
xử lý kỷ luật học sinh - sinh viên, trong đó sinh viên hoạt động mại dâm lần
thứ 1 bị khiển trách, lần thứ 2 cảnh cáo, lần thứ 3 đình chỉ có thời hạn và
lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học.
Ngay lập tức, thông tin này đã gây “bão” trong dư luận.
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho hay, thực hiện
kế hoạch rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ đã xây dựng kế hoạch soạn
thảo Thông tư ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành
đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy thay thế
Quy chế công tác học sinh, sinh viên theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT. Bên
cạnh đó, theo kế hoạch Bộ cũng sẽ rà soát, nghiên cứu sửa đổi một số nội dung
quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT cho phù hợp với thực tiễn.
(Theo Tiền Phong) VĂN KIÊN
Ơ hay! Cán
bộ kém nhưng còn có lãnh đạo giỏi cơ mà. Dự thảo đưa lấy ý kiến công luận
cũng phải được lãnh đạo duyệt chứ đâu phải viết gì ra cũng tùy tiện post lên
mạng được? Đổ lỗi cho cấp dưới khi có khuyết điểm thì biết ngay đó là loại
lãnh đạo gì!
Thương Giang
|
Làm sao tìm được người tài?
Cập nhật lúc 10:45
Trạng nguyên Nguyễn Trực trong bài thi
đình dưới triều Lê năm 1442 có câu “Trị nước lấy nhân tài làm gốc, dùng người
lấy chữ tín làm đầu” và “Không có trí thì không thể hiểu người; không có nhân
thì không thể chọn người; không có dũng thì không thể dùng người”.
Lịch sử cận đại nước Việt có lẽ ít ai có tài lựa chọn và trọng
dụng người tài bằng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những người được Bác chọn và tin
dùng hầu hết trở thành người thực sự tài đức, đóng góp đắc lực cho sự nghiệp
cách mạng.
Hồ Chủ tịch chính là một điển hình “nhân tâm thu phục nhân tài”
Phạm Quang Lễ là một kĩ sư chế tạo máy
bay người Việt tại Pháp, dù đang hưởng mức lương tương đương với 20 lạng vàng
1 tháng, năm 1946 đã theo Bác về nước phục vụ cách mạng (ông sau này được Bác
đặt tên Trần Đại Nghĩa). Các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Minh Giám, Ðặng Thai
Mai, Vũ Ðình Hòe cùng nhiều quan chức chế độ cũ được Bác trọng dụng vì nhìn
thấy tài năng, đức độ của họ và họ đã hết lòng phụng sự đất nước trong giai
đoạn khó khăn.
Những lãnh tụ của Đảng ta như Lê Duẩn,
Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh… đều là những học trò ưu tú của
Bác. Hồ Chủ tịch chính là một điển hình “nhân tâm thu phục nhân tài” trong
lịch sử nước ta.
Ông cha ta còn có câu “dụng nhân như
dụng mộc” bởi mỗi con người có những khả năng, năng lực riêng, biết lựa những
điểm mạnh và khích lệ họ phát triển sẽ hữu ích. Trong điều kiện nền giáo dục
phát triển như ngày nay, nhân tài không còn “như lá mùa Thu” thời xa xưa.
Những người tài năng, người có năng lực phù hợp, sẵn sàng vì nước không thiếu
trong Nhân dân, vấn đề là họ có muốn hoặc có cơ hội cống hiến hay không mà
thôi.
Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng đã
có chính quyền trong tay thì việc chọn và sử dụng người tài có những khác
biệt. Tuy nhiên, việc chọn và dùng người vẫn đòi hỏi “trí, nhân và dũng” của
người lãnh đạo. Thời gian qua, một số địa phương đã đưa ra những chính sách
ưu đãi nhằm thu hút người tài nhưng hiệu quả chưa được như kì vọng. Với người
thực tài, có nhân cách, việc ưu đãi vật chất đôi khi không phải là điều quan trọng
nhất. Cái họ cần là môi trường làm việc công bằng, minh bạch để phát huy năng
lực và được đánh giá đúng hiệu quả việc làm của mình.
Ảnh minh họa
Thực trạng lựa chọn và sử dụng cán bộ
tại nhiều cơ quan, địa phương hiện nay đang có nhiều điều tiếng gây bức xúc
dư luận. Tình trạng “cả họ làm quan”, “cấp ủy gia đình” không còn là cá biệt
ở một vài địa phương. Khi các cơ quan Ủy ban Kiểm tra, Nội vụ về kiểm tra
việc bổ nhiệm, tuyển dụng tại một số tỉnh thì hầu như các địa phương đều xảy
ra sai phạm về tiêu chuẩn, điều kiện khi bổ nhiệm. Thậm chí khi cán bộ bị xử
lí kỉ luật lại được “đá lên” cao hơn hoặc “điều ngang” sang vị trí khác như
thách thức dư luận.
Những nơi mà lãnh đạo luôn tìm cách
“cài người” vào vị trí lợi lộc, liệu họ có thực sự cần và muốn tìm người
tài?./.
(Theo blog Dongquanho.blogspot.com) Đinh Hoàng
|
2
Bộ cùng thanh tra dự án hơn 6.300 tỷ: Tổng cục Đường bộ giải thích
Cập
nhật lúc 10:34
Giám đốc BQL Dự án 3 (Tổng cục Đường bộ) cho biết, việc 2 Bộ
cùng thanh tra dự án hơn 6.300 tỷ là thanh tra theo lĩnh vực và theo kế hoạch.
“Sai phạm nhưng chưa nghiêm
trọng”
Như VietNamNet đưa tin, dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam
(VRAMP) được Bộ GTVT phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 6.300 tỷ đồng đã được
Bộ GTVT và Bộ Tài chính cùng thanh tra trong năm 2017.
Tại phụ lục 1, Thanh tra Bộ Tài chính kết luận, Ban 3 làm đại
diện chủ đầu tư, bảng tổng hợp dự toán gói thầu tính tăng không đúng tổng số
tiền gần 150 tỷ đồng.
Thanh tra Bộ Tài chính khẳng định Ban 3 phải chịu trách nhiệm
trong việc ký hợp đồng và nghiệm thu, thanh toán không đúng số tiền 27 tỉ
đồng tại gói thầu RAP/CP6 - 7 -10; phê duyệt đơn giá không đúng hạng mục tưới
nhựa thấm bám tiêu chuẩn các gói thầu RAP/CP8, 5, 9; nghiệm thu, thanh toán
tăng không đúng khối lượng xây mới rãnh bê tông hình thang tại gói thầu
RAP/CP6…
Thanh tra Bộ GTVT cũng xác định, việc lập duyệt dự toán 10 gói
thầu tại hợp phần B đều không đúng, có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự
toán tính lại. Với hợp phần C, các hạng mục trong 6 gói thầu cũng bị giảm trừ
do tính trùng, tính sai khối lượng đến hàng tỉ đồng.
Thông tin với VietNamNet, Giám đốc Ban 3 Nguyễn Xuân Trường cho
hay: “Việc hai Bộ thanh tra là thực hiện theo kế hoạch, thực thi theo quản lý
nhà nước hàng năm. Con số tăng lên gần 150 tỷ đồng dự toán gói thầu, đó là
quan điểm của thanh tra Bộ Tài chính”.
Ông thừa nhận, Ban 3 cũng bị đơn thư tố cáo liên quan đến việc
đấu thầu một số gói thuộc dự án, tuy nhiên, Bộ GTVT đã thành lập đoàn thanh
tra và đã có kết luận. Căn cứ từ kết luận này, Bộ đã đưa ra quyết định xử lý
cuối cùng đối với các nhà thầu sai phạm bằng hình thức dừng thi công những
gói thầu đã trúng; cấm tham gia đấu thầu đối với các dự án do Bộ GTVT quyết
định đầu tư và phân cấp đầu tư trong thời hạn 3 năm.
Báo cáo số 2145 ngày 10/9/2018 gửi Thanh tra Bộ Tài chính, Ban
QLDA3 cho biết: Thực hiện ý kiến kết luận của Kiểm toán, Ban 3 đã thực hiện
điều chỉnh giảm giá trị thanh toán cho các hợp đồng RAP/CP6 – CP7 – CP10 –
CP11 tổng cộng hơn 25 tỷ đồng; giảm trừ khối lượng nghiệm thu, thanh toán
tăng không đúng quy định số tiền hơn 640 triệu đồng…
Với những sai phạm nghiêm trọng mà thanh tra 2 Bộ chỉ ra,
ông Nguyễn Xuân Trường vẫn được bổ nhiệm chức danh Giám đốc Ban 3.
“Kết luận yêu cầu “kiểm điểm, rút kinh nghiệm” nên không đưa vào
hồ sơ lý lịch. Hàng năm, tôi vẫn hoàn thành tốt công việc được giao, có bằng
khen của cơ quan, đơn vị”, ông Trường nói.
Vi phạm trong công tác cán bộ
Tại kết luận kiểm tra số 1714/KL-BGTVT về việc thực hiện các quy
định của pháp luật về công tác tổ chức cán bộ tại một số đơn vị trực thuộc
Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan chuyên môn của Bộ GTVT đã chỉ ra hàng
loạt vi phạm về công tác cán bộ.
Đợt tuyển dụng công chức bằng hình thức xét tuyển sau khi tổ
chức, sắp xếp lại các khu quản lý đường bộ thành Cục Quản lý đường bộ I, II,
III, IV tại tại Cục Quản lý xây dựng đường bộ, các Cục Quản lý đường bộ, đến
thời điểm kiểm tra đã có 263/276 trường hợp được Bộ GTVT quyết định bổ nhiệm
vào ngạch công chức.
Kiểm tra xác suất 5 hồ sơ cá nhân trong diện 276 người được Tổng
cục Đường bộ đề nghị chuyển sang công chức, phát hiện 2 trường hợp chưa đủ
điều kiện “có thời hạn từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ
đào tạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển”.
Tương tự, công tác tuyển dụng viên chức theo yêu cầu
của Tổng cục Đường bộ cũng được xác định còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Trong giai đoạn 2015-2017, Cục Quản lý đường bộ IV không xây dựng
kế hoạch tuyển dụng viên chức, hợp đồng lao động trình Tổng cục Đường bộ,
không thực hiện các quy trình tuyển dụng viên chức theo quy định…
Bên cạnh đó, Cục Quản lý đường bộ IV đã tuyển 18 lao động vào ký
hợp đồng lao động để làm công tác chuyên môn của công chức tại cục này, mặc
dù Bộ Nội vụ đã có kết luận thanh tra, Bộ trưởng Bộ GTVT, Tổng cục
trưởng Tổng cục Đường bộ đã có văn bản nghiêm cấm tuyển dụng, ký hợp
đồng lao động làm công tác chuyên môn song Cục này vẫn không chấp hành.
(Theo VietNamNet) Thái Bình - Gia Văn
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)