Quan chức, đại gia xa hoa ‘dính phốt’ và lời nhắc 'mùa
tiệc tùng'
Cập nhật lúc 09:24
Chắc sẽ không thừa khi năm mới nói chuyện "đổi mới" và
bàn về lối sống tiết kiệm, đặc biệt trong điều kiện ngân sách quốc gia
còn eo hẹp.
Chúng ta đang
sống những ngày trước thềm năm mới 2018, theo truyền thống của phương Tây
thì đây là mùa của tiệc tùng và quà tặng, "Season's
Greetings". Không lâu sau sẽ là kỳ nghỉ dài của Tết cổ
truyền, đồng nghĩa là mùa của lễ hội...
Chắc sẽ không
thừa khi năm mới nói chuyện "đổi mới" và bàn về lối sống tiết
kiệm, đặc biệt trong điều kiện ngân sách quốc gia còn eo hẹp, bội chi và
đã không ít mùa lễ hội xảy ra scandal về phản cảm, lãng phí...
Không đổi mới sẽ phung phí thời cơ
Trên con
đường phát triển và hội nhập, có thể nói vấn đề đổi mới và cải cách
thủ tục hành chính là "mệnh lệnh từ cuộc sống", nếu không
làm sẽ phung phí thời cơ, khiến đất nước tụt hậu. Có lẽ hiểu rõ tầm quan
trọng đó, nên ngay đầu nhiệm kỳ Thủ Tướng chính phủ đã nêu
gương "Chính phủ kiến tạo", nhiều việc làm thiết thực đã và
đang được triển khai.
Việc tháng
9/2017, Bộ Công thương ra quyết định cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh
doanh được đánh giá là một trong những điểm nhấn của Chính phủ kiến
tạo, tạo dư luận phấn chấn trong giới doanh nghiệp các nhà đầu tư
và toàn xã hội. Tuy nhiên dư luận mong chờ các bộ ngành khác phải có hành
động tương tự, để chứng tỏ "kiến tạo" là một chủ trương có tính
toàn thể và liên tục, chứ không phải của riêng một bộ ngành nào! Lơ là cải
cách đổi mới thì tình trạng "trên rải thảm dưới rải đinh" hay
"một cửa nhiều khóa" chỉ là chuyện sớm muộn.
Hơn 20 năm
trước, nhờ thực thi "mệnh lệnh từ cuộc sống", tỉnh Bình Dương thông
qua hoạt động liên doanh với Singapore triển khai Khu Công nghiệp Việt
Nam Singapore (The VSIP) đã tích cực trong vấn đề cải cách thủ tục hành
chính. "Một cửa một dấu" (one stop service) trở thành cụm từ
"cửa miệng" của giới doanh nhân tỉnh thời đó. Quan chức,
viên chức nhà nước từ phong cách làm việc lề mề còn sót lại của thời bao cấp
dưới áp lực của đổi mới cũng buộc phải "vươn mình" thành người năng
động cấp tiến, như nâng cao trình độ vi tính, ngoại ngữ... Nhiều năm liền
Bình Dương đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư ngoại (FDI)
và đứng trong top đầu các tỉnh thành về chỉ số cạnh tranh.
Mô hình của
Bình Dương đã được các tỉnh khác học tập nhân rộng tạo
thành phong trào cải cách hành chính, những khu công nghiệp thành
công trên phạm vi toàn quốc.
Mùa tiệc tùng nói chuyện chống lãng phí
Song song với
cải cách đổi mới chúng ta còn cần nêu cao tinh thần tiết kiệm, chống lối
sống khoe mẽ xa hoa lãng phí. Đặc biệt đang cao điểm "mùa của tiệc tùng
và quà tặng" thì phải cảnh giác việc lạm dụng ngân sách công
vào việc tư, lợi dụng thăm viếng chúc mừng mà gợi ý đưa và nhận hối lộ...
Kiểm soát việc này có hiệu quả chắc chắn sẽ giúp tiết kiệm nhiều tỉ cho ngân
sách.
Còn nhớ trong
tiếng Anh từ "economics" có nghĩa là kinh tế nhưng cũng có nghĩa
tiết kiệm. Làm kinh tế mà xa hoa lãng phí thì sớm muộn gì cũng đổ, nếu lãng
phí mà cứ phất lên thì thật đáng ngờ. Sử sách đã ghi chép nhiều tấm
gương doanh nhân và danh nhân, những người làm ra nhiều của cải, tiện
ích cho xã hội đều là những tấm gương có cuộc sống giản dị và tiết
kiệm.
Nhưng nước ta
lại cũng không thiếu những quan chức và đại gia nổi lên nhờ “danh tiếng” về
lối sống xa hoa hưởng thụ... Đến khi dính "phốt" pháp luật,
báo chí lần ra đầu dây mối nhợ thì dư luận "ngã ngửa": ngoài
"quan hệ", "ép phe" mờ mờ ảo ảo thì họ chẳng làm ra một
sản phẩm đáng giá nào cho dân cho nước... Cho nên cái "quy trình"
nào cho phép họ trở thành "lãnh đạo", "đại gia", ở
cấp độ nhà nước cũng cần phải soát xét lại cho nghiêm minh.
Cũng chuyện
lãng phí, mới đây, một bài viết trên VietNamNet cảnh báo thực
trạng về lối sống coi trọng hình thức thiếu tinh thần tiết kiệm của cán bộ:
"Năm hết, tết đến, các cơ quan trong hệ thống chính trị từ trung ương
đến cấp huyện đều nô nức in thiếp chúc mừng năm mới. Thiếp của sếp trưởng,
của sếp phó. Rồi in lịch, lịch dọc, lịch ngang, lịch bàn, lịch
bướm... Sếp mới nhậm chức là thay đổi nhiều thứ, điển hình là trang bị
trong phòng làm việc. Mua mới bàn ghế, đồ phục vụ. Chắc hiếm có Giám đốc sở,
Thứ trưởng mới đề bạt sử dụng lại bàn ghế người tiền nhiệm, cứ là phải mới,
mới tương xứng, mới hên...
Trong khi đó,
"một tổ chức nước ngoài tại Hà Nội hơn chục năm qua, loanh quanh 4 đời
viện trưởng rồi nhưng vẫn dùng bộ bàn ghế có từ thời vị viện trưởng đầu
tiên". Bài báo đã nói trúng trọng tâm tệ nạn lạm
dụng của công của nhiều cán bộ trong xã hội ta"...
Đó là chuyện đời. Chuyện đạo cũng có không ít việc khiến
ta trăn trở. Tôi từng choáng váng khi xem thấy hình ảnh phòng họp "5
sao" sang trọng của một cơ sở tôn giáo, mà ấn tượng nhất phải kể đến
chiếc bàn họp là nguyên một cây gỗ dài phải trên chục mét, độ dày cũng
tới 20 - 30 phân, vân gỗ nổi lên bóng lộn... Hoạt động tôn giáo hầu như 100%
là từ nguồn kinh phí của bá tánh và của xã hội đóng góp mà cũng chạy theo mốt
xài sang chơi hàng độc?!
Khi người đứng đầu nêu gương tiết kiệm
Năm
1751 hạt phủ Yonezawa (tỉnh
Lãnh chúa trẻ
tuổi Harunori đã áp dụng kỷ luật sống tiết kiệm, cải cách kinh tế
và trọng dụng nhân tài. Ông khuyến khích phát triển ngành nghề truyền thống
như nghề làm gốm và sản xuất nông nghiệp theo đặc sản vùng miền, mở trường
đào tạo nhân tài, mời các học giả nổi tiếng ở Edo (bây giờ là Tokyo) về dạy,
áp dụng chương trình Y khoa mới nhất của người Hà Lan để dạy trong trường
Y...
Bản thân ông và
gia đình cũng áp dụng lối sống khắc kỷ như giảm trợ cấp sinh hoạt,
số người hầu xuống nhiều lần, bỏ sở thích ăn mặc lụa là chuyển qua mặc
quần áo vải bông để khuyến khích ngành dệt của địa phương... Ông công khai
ngân sách của hạt phủ và lấy ý kiến của mọi người dân về chính sách cải cách
v.v...
Kiên trì thực
hành cải cách áp dụng lối sống tiết kiệm mà tình hình ngân sách của hạt
phủ Yonezawa vẫn chưa cải thiện thì ở độ tuổi 30 ông rút về ở ẩn để
nhường vị trí lãnh chúa cho người khác. Ở sau hậu trường ông truyền
đạt kinh nghiệm và giúp đỡ người chấp chính. Tấm lòng vì dân, vì hạt phủ
của ông cuối cùng đã có kết quả. Năm 1812, 10 năm trước ngày ông mất, ngân
sách của hạt Yonezawa đã có thặng dư, đời sống người dân trở nên khấm khá.
Từ xưa đến nay,
kiên trì đổi mới và làm gương lối sống tiết kiệm, cải cách
và biết lắng nghe dân... hẳn vẫn luôn là bài học căn bản trong quản trị
quốc gia. "Ôn cố tri tân", cốt mong sao đất nước Việt
(Theo Tuanvietnam) Trúc Nguyễn
|
Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét