"Giải oan" cho... tăng lương tối thiểu
Cập
nhật lúc 15:00
Các nghiên
cứu cho thấy mức tăng lương tối thiểu chỉ gây tác động rất nhỏ lên doanh
nghiệp, tình hình lạm phát và việc làm
Việc
áp dụng mức lương tối thiểu (LTT) và tốc độ tăng của LTT trong những năm gần
đây có nhiều ý kiến trái chiều và gặp nhiều phản ứng. Tuy nhiên, theo các
chuyên gia tại hội thảo về LTT do Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP HCM) tổ chức
ngày 9-1, thực tế LTT ít gây tác động hơn các cảnh báo trong bối cảnh cụ thể
ở Việt
Chỉ gây tác động nhỏ
Theo TS Nguyễn Việt Cường,
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và Viện Nghiên cứu phát triển Mekong, vừa qua,
việc tăng LTT đều dẫn đến các tranh cãi về tác động tiêu cực của nó. Trong
đó, thách thức lớn nhất là việc đo lường tác động của tăng LTT bị thiên lệch
do tìm hiểu thiếu các yếu tố quan trọng. Nghiên cứu cho thấy việc tăng LTT
chỉ gây ra những tác động nhỏ đến các thành phần liên quan. Với tình hình lạm
phát, LTT thường được tăng vào đầu năm, lạm phát tăng theo sau việc tăng LTT
lại là do tác động tăng cầu tiêu dùng vào thời điểm Tết nguyên đán sau đó,
chứ không phải thực sự do việc tăng LTT.
Các
nghiên cứu cho thấy việc tăng lương tối thiểu chỉ gây ra những tác động nhỏ
đến các thành phần liên quan Ảnh: HỒNG ĐÀO
Tương tự, việc tăng LTT có gây
tác động đến tình hình việc làm nhưng là rất nhỏ và không có ý nghĩa về mặt
thống kê. Việc tăng LTT có thể làm giảm cơ hội có việc làm ở khu vực chính
thức. Việc này, theo TS Cường, có thể lý giải bằng giả thuyết người lao động
(NLĐ) có xu hướng dịch chuyển từ khu vực chính thức sang phi chính thức vì có
thu nhập cao hơn (chứ không phải do LTT). Các số liệu thống kê ủng hộ giả
thuyết này. "Việc tăng LTT tác động lên lợi nhuận rất nhỏ, chỉ làm giảm
lợi nhuận biên của doanh nghiệp (DN) khoảng 1%. LTT làm giảm một số lượng lao
động và tăng mức lương trung bình nên không tác động nhiều đến tổng chi phí
lao động của DN" - ông Cường đánh giá.
Vậy sao doanh nghiệp vẫn kêu?
Theo bà Văn Thu Hà, Tổ chức
Oxfarm Việt
Việc DN cứ đổ tất cả cho LTT là
không hoàn toàn chính xác. Theo bà Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện
Công nhân - Công đoàn, tác động đến DN không chỉ là LTT mà còn rất nhiều
khoản khác mà DN không kêu vào đâu được. Đó là các khoản thuế, phí, thủ tục,
khoản đóng BHXH tăng, đặc biệt là nhiều khoản "bôi trơn" mà DN
không hạch toán được.
Tiếp cận dưới góc độ của chuỗi
cung ứng toàn cầu, bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao
động, nêu một thực tế LTT không tác động tới toàn bộ DN mà chỉ ảnh hưởng đến
những DN đặc thù gia công. Điển hình như chuỗi cung ứng ngành may mặc tại
Việt
"Như vậy, việc tăng lương
rõ ràng tác động vào các DN cung ứng cấp 2, trong khi các nhãn hiệu và DN
cung ứng cấp 1 không hề hấn gì. Đáng nói là các nhãn hiệu lại đặt ra quy
chuẩn CSR (trách nhiệm xã hội với NLĐ) đối với các DN cung ứng. Việc này làm
tăng chi phí, cộng áp lực tăng lương càng làm các DN cấp 2 lao đao, phải giảm
lao động, cắt bớt phúc lợi, trợ cấp của NLĐ trong khi lợi nhuận của các nhãn
hiệu lớn, các nhà cung ứng cấp 1 không sứt mẻ gì từ tăng LTT" - bà Chi
phân tích.
Mở rộng phạm vi thương lượng
Theo bà Phạm
Thị Thu Lan, việc thực hiện LTT cũng có nhiều hạn chế khi kéo giảm mức lương
của NLĐ xuống dưới mức thấp hơn mức lẽ ra họ phải được hưởng. Do đó, căn cơ
hơn cả là phải nâng cao năng lực thương lượng tập thể với cả NLĐ và Công
đoàn. Còn theo GS Trần Bích Ngọc, ĐH bang California (Mỹ), cùng với thách
thức của các chuỗi cung ứng toàn cầu trong việc bảo đảm quyền lợi NLĐ, việc
thương lượng cần phải được mở rộng phạm vi đàm phán theo ngành; ở các tổ chức
cao hơn DN, vươn ra tầm quốc tế với các nhãn hiệu, thậm chí liên hệ với cả
trách nhiệm người tiêu dùng sản phẩm sau cùng… "Nếu chỉ loanh quanh giữa
các công ty, các nhóm trong nước sẽ không thể giải quyết tận gốc vấn đề"
- GS Ngọc nhấn mạnh.
(Theo
Người Lao Động) Bạch Đằng
|
Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét