Taxi truyền thống “tố” Grab, Uber tung chiêu “cá lớn nuốt cá
bé”
Cập nhật lúc 15:56
Đại diện Hiệp hội taxi
cho rằng, với tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm và thủ đoạn thương trường
dồi dào, Uber và Grab tung chiêu cá lớn nuốt cá bé làm đảo lộn mọi kế hoạch –
quy hoạch vận tải của các địa phương. Từ đó, tạo xung đột về thị trường và quyền
lợi trực tiếp với taxi truyền thống.
Tại Hội thảo Điều kiện kinh doanh vận
tải bằng ô tô do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Hiệp
hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) phối hợp tổ chức sáng 23.1, một loại ý kiến
xung quanh “cuộc chiến taxi” giữa Grab, Uber và taxi truyền thống đã được các
chuyên gia, đại diện Hiệp hội vận tải đưa ra.
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp
hội taxi TP. HCM cho rằng Uber, Grab tung chiêu kiểu “cá lớn nuốt
cá bé” (Ảnh: I.T)
Theo
ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi TP. HCM, từ khi xuất hiện tại thị
trường Việt Nam, Uber và Grab đã núp bóng phần mềm công nghệ, xâm lấn và thao
túng thị trường. Đồng thời, tung nhiều chiêu trò theo kiểu “cá lớn nuốt cá
bé”.
Ông
Hỷ bức xúc: “Với tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm và thủ đoạn thương
trường dồi dào, hai ông chủ nước ngoài này đã làm rung chuyển thị trường taxi
ở Việt Nam, làm đảo lộn mọi kế hoạch – quy hoạch vận tải của các địa phương,
thường xuyên lấn át thị trường, tung chiêu cá lớn nuốt cá bé, coi thường pháp
luật khi tổ chức triển khai hoạt động từ khi chưa có phép. Lúc có phép thì
liên tục thực hiện sai phép, từ đó tạo xung đột về thị trường và quyền lợi
trực tiếp với taxi chính thống”.
Ông
Tạ Long Hỷ cho rằng, quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7.1.2016 về việc thí điểm
loại hình vận tải xe hợp đồng điện tử, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn
còn nhiều hạn chế như đề án được triển khai ồ ạt, không phân cấp, phân quyền,
không ấn được hoặc khống chế số lượng xe thí điểm dẫn tới việc bùng nổ về số
lượng xe tới mức mất kiểm soát.
Ông
Hỷ đưa ra thông tin: “Hiện cả nước có trên 50.000 xe được phân cấp phù hiệu
xe hợp đồng từ 09 chỗ ngồi trở xuống. Sự phát triển quá nhanh này đã phá vỡ
mọi cơ cấu và quy hoạch GTVT của địa phương, là nguyên nhân gây ùn tắc giao
thông ở các đô thị. Thậm chí, tới nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng cấp phù hiệu.
Các địa phương nói quyền này là của Bộ GTVT, Bộ nói quyền này là của địa
phương.
Song
việc quản lý, kiểm tra, xử lý đối với loại hình vận tải này theo các địa
phương thì gần như bất lực vì các xe này đa phần không dán phù hiệu, logo để
tránh sự kiểm tra, phát hiện của cơ quan chức năng, có thể đón khách ở nơi
cấm taxi. Trong khi đó, các hãng taxi phải đấu thầu mới có quyền đỗ xe chờ
đón khách”.
Cuộc cạnh tranh giữa Uber, Grab và taxi truyền thống vẫn đang diễn ra
(Ảnh minh họa)
Bổ
sung thêm thông tin cho luận điểm ông Hỷ đưa ra, ông Nguyễn Đông Hùng, Chủ
tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng, loại hình Uber, Grab vẫn chưa được định
danh.
“Hiện
nay, Bộ GTVT coi đây là loại hình xe hợp đồng. Quy định này không hợp lý vì
Uber, Grab vẫn tính tiền như taxi thông thường. Quan điểm này tạo ra cạnh
tranh bất bình đẳng và phân biệt đối xử giữa Uber, Grab với taxi truyền thống.
Ví
dụ, trong khi các hãng taxi bị hạn chế về số lượng theo quy hoạch thì Uber,
Grab tự do phát triển mạng lưới hệ thống tài xế.
Trong
khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới đều coi loại hình kinh doanh như Uber,
Grab là kinh doanh taxi. Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) đã đưa ra phán quyết
Uber là công ty vận tải và phải tuân thủ quy định trong ngành vận tải”, ông
Hùng nói.
Ông
Hùng còn cho biết, dịch vụ GrabShare mặc dù Bộ GTVT không cho phép nhưng Grab
vẫn triển khai. Kế hoạch thí điểm chỉ cho phép được thí điểm tại 5 thành phố
nhưng Grab đang hoạt động ở rất nhiều địa phương. Ngoài ra, Grab, Uber được
tăng giá gấp 2 - 4 lần so với giá cơ bản vào giờ cao điểm mà không chịu sự
điều chỉnh của cơ quan quản lý Nhà nước còn các đơn vị taxi tăng giá trên 5%
phải được sự đồng ý của Sở GTVT.
Trước
những thông tin trên, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho
rằng, nhiều công ty taxi đổ cho Grab, Uber khiến làm ăn thua lỗ là chưa thỏa
đáng, bản thân taxi truyền thống còn nhiều vấn đề nội tại cần thay đổi.
ThS. Phan Đức Hiếu cho rằng cần
thay đổi tư duy quản lý vận tải mới có thể quản lý được Grab, Uber (Ảnh: I.T)
Còn
ThS. Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng CIEM cho rằng, phương thức kinh doanh vận
tải của Grab, Uber hoàn toàn khác cách mọi người đang nghĩ.
Ông
Hiếu nói: “Trong dự thảo Nghị định 86/2014/NĐ-CP có quy định khi kinh doanh
vận tải phải có tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, người điều hành phải mua xe
thuộc sở hữu của mình, lái xe phải là người lao động, chủ doanh nghiệp phải
có trách nhiệm với người lao động.
Song
với phương thức kinh doanh mới, người dân có quyền chỉ lựa chọn kinh doanh 1
hoặc một số khâu trong toàn bộ quá trình kinh doanh vận tải. Ví dụ, Uber,
Grab chỉ tạo phần mềm điều hành sự kết nối, họ không mua hay sở hữu xe, không
phải thuê lao động…
Trong
khi đó, quy định kinh doanh của chúng ta yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức phải
làm từ a tới z, tạo sự bí bách, khó khăn, lạc hậu. Với phương thức kinh doanh
mới, giờ chúng ta cần đặt ra câu hỏi là: Phải quản lý ai? Quản lý ở khâu nào?
Chỉ
khi chúng ta tư duy được như vậy mới có thể quản lý được”.
(Theo Dân Việt) Nguyên Phương
|
Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét