'Bệnh của
thanh tra, kiểm toán là chưa làm đã thấy có tội'
Cập nhật lúc 15:30
Nhắc căn bệnh "chưa làm đã thấy có tội",
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao việc năm 2017 chưa địa phương, bộ ngành nào
phản ánh có cán bộ kiểm toán sách nhiễu, hoạnh họe.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Kiểm toán
Nhà nước (KTNN), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết thời gian qua
KTNN đã có nhiều nỗ lực, thực hiện nhiệm vụ được giao.
"Chưa nghe ai phản
ánh cán bộ kiểm toán sách nhiễu"
Chủ tịch Quốc
hội cũng cho rằng "bệnh của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát là
chưa làm đã nhìn thấy người ta có tội". Theo bà, đó là điều cần tránh.
“Kể cả người ta
có tội cũng phải ứng xử có văn hóa, sai phạm là sai phạm pháp luật, chúng ta
phải có đạo đức công vụ, không gây tổn thương cho người ta khi chưa có kết
luận. Kể cả khi có kết luận rồi cũng phải nghe trình bày. Phải có trao đổi để
kết luận kiểm toán của mình, người ta nghe thấm, tâm phục khẩu phục”, Chủ
tịch Quốc hội cho hay.
Vì thế, bà đánh
giá cao việc năm qua chưa có địa phương, bộ ngành nào phản ánh KTNN đi hoạnh
họe, sách nhiễu gây khó khăn, hay không lắng nghe ý kiến của đơn vị được kiểm
toán.
Điều này giúp
xây dựng hình ảnh lực lượng KTNN liêm chính, là thiết chế độc lập chỉ tuân
theo pháp luật.
Bên cạnh đó,
cần kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm cá nhân có liên quan đến các hành vi,
vi phạm pháp luật những biểu hiện sai trái, tiêu cực.
Chủ tịch Quốc
hội đánh giá năm 2017 ngành kiểm toán đã "hoàn thành xuất sắc"
nhiệm vụ. Con số kiến nghị về xử lý tài chính năm 2017 là mức cao nhất từ
trước đến nay.
“Với kết quả
này, KTNN đã góp phần rất tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng, chống
lãng phí tại các cơ quan, đơn vị, địa phương đã đến kiểm toán”, Chủ tịch Quốc
hội khẳng định.
Bà cũng
ghi nhận hoạt động kiểm toán đã đi sâu vào đánh giá những vấn đề vĩ mô, bám
sát chủ trương của Đảng, Nhà nước. KTNN đã đánh giá cơ chế chính sách kịp thời
kiến nghị khắc phục hoàn thiện những chỗ trống, thất thoát từ cơ chế chính
sách. Riêng năm 2017, có 96 văn bản pháp luật đã được kiến nghị sửa đổi, hủy
bỏ, giúp bịt các lỗ hổng gây thất thoát, lãng phí tài sản.
Đánh giá cao
việc Kiểm toán Nhà nước bên cạnh hoạt động kế hoạch đã thực hiện khoảng 10
cuộc kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, bà cũng
lưu ý việc này phải đúng quy định của Luật kiểm toán, nếu có vướng mắc cần
báo cáo.
Bà cũng nhắc
KTNN sớm tổng kết việc thực hiện Luật kiểm toán, để đề xuất sửa đổi, trong đó
có mở rộng phạm vi đối tượng kiểm toán, và tăng cường phát huy tính độc lập
của KTNN, kiểm toán viên, đảm bảo công khai minh bạch.
Nhiều địa phương giao đất theo chỉ định thầu
Cũng tại Hội
nghị triển khai công tác kiểm toán năm 2018, đại diện KTNN khu vực 4 cho biết
năm 2017, đơn vị đã thực hiện một chuyên đề kiểm toán về hoạt động sử dụng
đất 2013-2016 tại một số thành phố lớn, đồng thời kiểm toán một số dự án tại
một số tỉnh.
Theo đó, quá
trình kiểm toán cho thấy một số tồn tại thiếu sót trong hoạt động quản lý đất
đai như phê duyệt quy hoạch sử dụng đất còn chậm, chưa phù hợp với nhu cầu sử
dụng đất trong thực tế, quá trình triển khai còn trùng lặp tại một số dự án..
“Công tác giao
đất đúng ra phải thực hiện đấu giá đất thì địa phương lại giao đất theo chỉ
định thầu, chỉ định và vi phạm một số quy định luật đất đai, luật đấu thầu”,
đại diện KTNN khu vực 4 cho hay.
Bên cạnh đó,
một số địa phương đã cho phép triển khai chuyển đổi sử dụng đất tại một số dự
án không đúng đối tượng theo quy định, giao đất không có trong kế hoạch sử
dụng đất, giao đất khi văn bản chấp thuận đầu tư hết hiệu lực, chưa hoàn tất
công tác giải phóng mặt bằng…
Qua kiểm toán
cũng cho thấy, nghĩa vụ tài chính của một số dự án được giao đất theo hình
thức chỉ định nhà đầu tư không cao, việc xác định giá đất ở một số địa phương
còn nhiều sai sót, gây thất thoát ngân sách.
“Xác định giá
đất không thông qua cơ chế thị trường, gây thất thoát ngân sách, áp dụng sai
thời điểm, khảo sát giá bất động sản không phù hợp...”, vị đại diện chỉ ra.
Ngoài ra, KTNN
khu vực 4 cũng cho biết qua kiểm toán đã phát hiện một số chủ đầu tư, chủ
thầu thi công, công trình chưa được cấp giấy phép đã thi công, thi công sai
giấy phép.
Còn nhiều vi phạm trong định giá tài sản,
doanh nghiệp cổ phần hóa
Trong khi đó,
đại diện KTNN khu vực 6 cho biết trong năm 2017, đơn vị đã kiến nghị tăng
thêm 12.784 tỷ đồng vốn nhà nước, tăng thu ngân sách 6.932 tỷ đồng, KTNN cũng
chỉ ra một số hạn chế trong việc xác định giá trị doanh nghiệp của các DNNN.
Theo đó, qua
quá trình kiểm toán còn tình trạng kê khai tài sản, phân loại xử lý tài sản
không đầy đủ, các khoản doanh thu, thu nhập khác, khoản phải thu, phải trả…
theo kết quả kiểm toán, định giá tài sản không tuân thủ áp dụng đơn giá xây
dựng cơ bản.
Trong hoạt động
đầu tư tài chính, một số đơn vị không xác định đúng giá trị thời điểm đầu tư,
nợ phải thu, một số tài sản định giá chưa có đủ cơ sở. Một số đơn vị tư vấn
xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản mà chưa so với với các
giải pháp định giá tối ưu khác.
Ngoài ra, các
đơn vị vẫn xác định trả tiền thuê đất hàng năm mà không theo giá trị thị
trường, nhiều trường hợp đất giao chưa thu tiền.
“Việc xác định
giá trị doanh nghiệp trong áp dụng tỷ giá ngoại tệ đối với giá trị tài sản
hạch toán bằng ngoại tệ các khoản phải trả có gốc ngoại tệ chưa thống nhất.
Chưa hướng dẫn xác định giá trị tiềm năng phát triển đối với các trường hợp
công ty mẹ không có lợi nhuận, nhưng các công ty phụ thuộc hạch toán đầy đủ
và có lợi nhuận, có nộp thuế”, vị đại diện cho biết.
Ngoài ra, vị
đại diện KTNN khu vực 6 cũng chỉ ra hàng loạt tồn tại trong hoạt động xác
định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa như nội dung hướng dẫn không rõ
ràng, xác định giá chưa thống nhất, chưa có hướng dẫn xác định giá trị thực
tế hàng tồn kho mua nhập bằng ngoại tệ...
(Theo Zing.vn) Quang
Thắng
|
Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét