Vụ ông
Đinh La Thăng: Không nên để tình cảm lấn át lý trí và công lý
lúc 09:04
Nhiều người cho
rằng ông Đinh La Thăng là người có nhiều công trạng nên lấy đó làm cơ sở để
giảm tội, thậm chí xin trắng án cho ông Thăng.
Sáng nay (17/1), ông Đinh La Thăng, Trịnh
Xuân Thanh và các bị cáo khác sẽ được nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án.
Trong những ngày diễn ra phiên tòa xét
xử bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm, nhiều luồng ý kiến tranh luận về
phiên tòa lịch sử này xuất hiện cả trên báo chí và mạng xã hội. Một luồng ý
kiến cho rằng, ông Đinh La Thăng là người có công với đất nước, là vị lãnh
đạo có khí chất, dám nói dám làm, được lòng dân, sai của ông ấy phần nhiều do
cơ chế,vv... Luồng ý kiến khác thì cho rằng phải xử lý nghiêm minh để làm
gương cho những kẻ khác, có như vậy mới mong công cuộc chống tham nhũng của
Đảng, Nhà nước đạt kết quả, lấy lại niềm tin của nhân dân, tránh được thảm
hoạ cho đất nước và chế độ.
Trước hết, một số việc ông Thăng làm
được khi đương chức là đáng ghi nhận. Nhưng phải xét việc làm của ông Thăng
trong điều kiện là chức trách, nhiệm vụ của một cán bộ công chức khi được tổ
chức, nhân dân tín nhiệm giao phó. Ông ta được Nhà nước trả lương để thực thi
công vụ, làm tốt thì có cơ hội thăng tiến và nếu không hoàn thành thì thậm
chí bị sa thải.
Ông Thăng bị kết tội vì những sai phạm
khi làm lãnh đạo tập đoàn kinh tế Nhà nước. Hàng nghìn tỷ tiền thuế của dân
đã bị ông cùng các đồng phạm khác thả trôi sông, trôi bể, thậm chí còn khiến
tập đoàn rơi vào cảnh nợ nần chồng chất...
Người bênh vực ông Thăng thì bảo, phải
đặt vụ việc trong bối cảnh lịch sử, bất kỳ ai cũng không thể làm khác được!
Không thể đổ lỗi tại cơ chế, thể chế. Bởi, ông Đinh La Thăng và những lãnh
đạo doanh nghiệp Nhà nước được giao trọng trách nắm giữ, sử dụng những đồng
tiền thuế của dân sao cho hiệu quả nhất, biết sai, biết không đúng mà vẫn cố
làm cho bằng được là thiếu trách nhiệm với nước, với dân.
Nếu phát hiện ra những bất cập của cơ
chế, thể chế, họ phải là những người tư vấn cho Nhà nước, Chính phủ điều
chỉnh, thay đổi chính sách, luật pháp để quản lý tốt hơn chứ không phải để
lợi dụng kẽ hở, tự tung tự tác, vơ vét, làm lợi bất chính cho bản thân và gia
đình. Cho nên, không thể vì một vài hành động chiếm được cảm tình của người
dân mà che lấp hết tội lỗi, sai phạm.
Từ Nguyễn Thanh Bình, Dương Chí Dũng,
Phạm Công Danh, Đinh La Thăng và rất nhiều bị cáo khác liên quan đến các vụ
án kinh tế… đều rất suy sụp khi dính vòng lao lý, đặc biệt khi đứng trước
tòa. Những lời nói và cả nước mắt của họ tại tòa khi nhắc đến hoàn cảnh gia
đình, những hối hận, mong muốn... khiến nhiều người mủi lòng, thương cảm.
Khi truy tố ông Đinh La Thăng, một cán
bộ cao cấp, các cơ quan chức năng đã cân nhắc thận trọng, có tính đến cả lý
và tình, cả công và tội.
Hãy để Tòa án làm tốt nhất công việc
bảo vệ công lý một cách công bằng và khách quan nhất. Không nên vì tình cảm
riêng tư hay từng có ân huệ với ông Đinh La Thăng mà có những hành động làm
nhiễu dư luận, che mờ công lý. Nếu chỉ hành động theo tình cảm mà thiếu
đi lý trí thì không thể trông mong công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng
ta thành công được./.
(Theo VOV.VN) An
Nhi
|
Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét