Ngân hàng
xiết nợ DNNN: Những kẻ hở đáng lo ngại...
Cập nhật lúc 09:38
Liên
quan tới những khoản nợ xấu, đây còn là trách nhiệm của người đứng
đầu. Cẩn trọng đừng để xảy ra móc ngoặc xuê xoa... thoát tội.
Mối lo
hiện hữu
PGS.TS. Ngô Hướng nguyên Hiệu
trưởng trường Đại học Ngân hàng TP HCM đưa ra lời cảnh báo liên quan tới quy
định mới trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai
đoạn 2016-2020”.
Ông đặc biệt
nhấn mạnh tới hai điểm thể hiện trong đề án, một là, DNNN kinh doanh lỗ
vốn, không thể trả được nợ ngân hàng thì ngân hàng được thực hiện các
giải pháp xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ, chuyển nợ thành vốn
góp, bổ sung nguồn vốn để có nguồn trả nợ TCTD, phá sản doanh nghiệp… như
Đề án 1058 đã nêu. Hai là, hoạt động thu nợ/xiết nợ sẽ do DNNN, tổ
chức tín dụng (trong đó có ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt
Nam) tự chủ thực hiện và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Vị PGS cho hay,
quy định cho doanh nghiệp được chuyển nợ xấu thành vốn góp để trả nợ cho ngân
hàng thực tế là cách làm không mới. Tuy nhiên, các nước trên thế giới họ thực
hiện thành công bởi họ có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, mọi quy định,
giao dịch đều công khai, minh bạch.
"Ở Việt
Thứ hai, việc
phát mãi tài sản bảo đảm hiện đang được thực hiện theo nhiều cách, như: bản
thân Nhà nước cũng có thể bán tài sản bảo đảm bảo để trả nợ cho ngân hàng,
hoặc ngân hàng có thể đứng ra tổ chức đấu giá, bán tài sản bảo đảm để thu hồi
nợ...
Vấn đề là cách
thức thực hiện như thế nào? Quy trình định giá tài sản trước khi phát mãi
hoặc tổ chức đấu thầu thực hiện ra sao?. Việc định giá phải thực hiện công
khai, minh bạch, theo giá thị trường để tránh những thỏa thuận, cấu kết, hạ
giá trị tài sản, gây thất thoát tài sản của Nhà nước", ông Hướng nói.
Vị chuyên gia
này cũng nhắc tới những khoản vay của DNNN, trong đó, có những khoản vay của
DNNN được chỉ định vay. Ông cho rằng, với những khoản vay được chỉ định
nhưng không có tài sản bảo đảm thì nhà nước bị đặt vào tình thế rủi ro.
"Đối với
trường hợp này, ở hoàn cảnh nào Nhà nước cũng chịu thiệt. Ví dụ, nếu ngân
hàng chỉ định cho DNNN vay là Ngân hàng quốc doanh, tức là ngân hàng có 100%
vốn của Nhà nước, như vậy, vốn nhà nước mang đầu tư vào doanh nghiệp do Nhà
nước quản lý, khi xảy ra thua lỗ, không thu hồi được nợ, Nhà nước mất vốn,
không thể đòi được ai.
Ở trường hợp
thứ hai, ngân hàng chỉ định cho DNNN vay là ngân hàng cổ phần, trong khi đó,
DNNN lại là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trong trường
hợp DNNN không trả được nợ, không có tài sản thế chấp, Nhà nước phải đứng ra
trả nợ thay cho DNNN.
Thông thường
theo tôi biết, đa số các ngân hàng cho doanh nghiệp nhà nước vay nhiều lại
chính là các ngân hàng mà nhà nước nắm cổ phần chi phối, do đó, việc thu hồi,
xiết nợ phải được quy định rất rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng món nợ cụ
thể. Vì liên quan tới những khoản nợ xấu còn là trách nhiệm của người đứng
đầu, trách nhiệm thu hồi vốn, do đó, rất dễ xảy ra tình trạng móc ngoặc xuê
xoa, che giấu sự hoạt động yếu kém hoặc không đúng nguyên tắc của ngân hàng
để thoát tội", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Phải tự chịu
trách nhiệm bằng vốn bỏ ra
Đề cập tới giải
pháp, PGS.TS. Ngô Hướng nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng TP HCM
cho biết, cần coi ngân hàng như một doanh nghiệp thực sự. Họ được quyền tự
quyết định khách hàng và chịu trách nhiệm cho những rủi ro trong hoạt động
của mình.
Theo ông, về
mặt nguyên tắc lâu nay, quy định vẫn khẳng định một ngân hàng hoặc một doanh
nghiệp phải tự hoạt động và tự chịu trách nhiệm cho những hoạt động của mình.
Tuy nhiên, đó là nguyên tắc, còn trong quá trình thực hiện thì vẫn có những
"vấn đề này, vấn đề kia" chưa đúng với chuẩn mực đã quy định.
"Nếu coi
ngân hàng như một doanh nghiệp thực sự, họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm của
mình bằng chính nguồn vốn họ tự bỏ ra.
Tuy nhiên, một
Ngân hàng quốc doanh hay DNNN thì tôi không biết họ lấy gì để chịu trách
nhiệm cho các hoạt động kinh doanh của mình?
Về nguyên tắc,
DNNN hay Ngân hàng Nhà nước khi sử dụng vốn ngân sách thì cũng phải có người
đứng ra chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, việc quy định về trách nhiệm phải được
đặt ra ngay từ đầu và dựa trên những luật lệ cụ thể.
Tôi lấy ví dụ,
quy định về việc cho vay vốn cũng phải tuân theo một nguyên tắc nhất định.
Trong đó phải có quy định rất rõ ràng về nguồn vốn được vay không được vượt
quá tỉ lệ bao nhiêu phần trăm của vốn tự có. Vốn cho vay phải thấp hơn dòng
vốn cố định đủ mức đảm bảo duy trì cho doanh nghiệp hoạt động ổn định mà đảm
bảo phòng ngừa được rủi ro.
Nhưng hiện
nhiều DNNN đang có số nợ lớn hơn gấp 3 lần số vốn ban đầu, vậy thì bắt họ
chịu trách nhiệm thế nào? Chịu trách nhiệm bằng cái gì?"- vị chuyên gia
thẳng thắn.
(Theo Đất Việt) Hoài An
|
Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét